Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ ĐỊA LÍ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trục Trái Đất là:

  1. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  2. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  3. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  4. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng về lực Cô-ri-ô-lít.

  1. Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
  2. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
  3. Lực Cô-ri-ô-lít ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
  4. Lực Cô-ri-ô-lít tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.

Câu 3: Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là?

  1. 11 giờ.
  2. 5 giờ.
  3. 12 giờ
  4. 9 giờ

Câu 4: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lít, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:

  1. Gió Đông Nam.
  2. Gió Tây Nam.
  3. Gió Đông Bắc.
  4. Gió Tây Bắc.

Câu 5: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc:

  1. 66o33’
  2. 33o66’
  3. 23o27’
  4. 27o23’

Câu 6: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

  1. Hai cực.
  2. Hai chí tuyến.
  3. Xích đạo.
  4. Vòng cực.

Câu 7: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do:

  1. Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
  2. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
  3. Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
  4. Trái Đất có dạng hình cầu.

Câu 8: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng:

  1. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  2. Làm lệch hướng chuyển động.
  3. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  4. Hiện tượng mùa trong năm.

Câu 9: Mọi nơi trên Trái đất có ngày và đêm luân phiên có ngày và đêm luân phiên nhau do:

  1. Trái đất quay quanh chụp.
  2. Tia sáng Mặt trời mang lại ánh sáng cho Trái đất.
  3. Trái đất có dạng hình cầu,
  4. Trái đất quay quanh trục từ Tây sang Đông.

Câu 10: Mặt trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời (giữa trưa):

  1. Sớm hơn ở các kinh độ phía tây và muộn hơn ở các kinh độ phía đông.
  2. Sớm hơn ở các kinh độ phía đông và muộn hơn ở các kinh độ phía tây.
  3. Sớm hơn ở các kinh độ phía bắc và muộn hơn ở các kinh độ phía nam.
  4. Sớm hơn ở các kinh độ phía nam và muộn hơn ở các kinh độ phía bắc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

D

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là?

  1. Trung Quốc.
  2. Hoa Kì.
  3. Nga.
  4. Ca-na-da.

Câu 2: Trận chung kết World cup 2018 được tổ chức ở Moscow (Nga) vào hồi 19h00 ngày 13/07 (Giờ địa phương). Tính thời gian xuất phát để các khán giả ở Việt Nam có thể tới sân vận động ở Nga kịp giờ bóng lăn. Biết thời gian bay từ Việt Nam tới Nga là khoảng 9 giờ. Giả sử thời gian làm thủ tục ở sân bay và di chuyển đến sân vận động diễn ra trận chung kết là 2h.
A. Từ Việt Nam nên bay từ 8h (giờ Việt Nam) ngày 13/7

  1. Từ Việt Nam nên bay từ 23h (giờ Việt Nam) ngày 12/7.
  2. Từ Việt Nam nên bay từ 10h (giờ Việt Nam) ngày 13/7.
  3. Từ Việt Nam nên bay từ 4h (giờ Việt Nam) ngày 13/7.

Câu 3: Nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?

  1. Khu vực giờ thứ 7.
  2. Khu vực giờ thứ 8.
  3. Khu vực giờ thứ 9.
  4. Khu vực giờ thứ 5.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về Trái đất:

  1. Bề mặt Trái đất được chia ra thành các khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực có một giờ riêng.
  2. Giờ kinh tuyến trung tâm được lấy làm giờ chung của cả khu vực đó.
  3. Khu vực giờ nằm trong phạm vi giữa các kinh tuyến 7030’T và 7030’Đ được quy định là khu vực giờ số 0.
  4. Trong thực tế, ranh giới của các khu vực giờ thẳng theo đường kinh tuyến và thường được quy định theo biên giới quốc gia và rất phức tạp.

Câu 5: Do ảnh hệ quả của hoạt động tự quay quanh trục của Trái Đất, các địa điểm nằm trên đường Xích Đạo có đặc điểm gì?

  1. 6 tháng chỉ có ngày mà không có đêm.
  2. 6 tháng chỉ có đêm mà không có ngày.
  3. Ngày dài bằng đêm.
  4. Ngày ngắn hơn đêm

Câu 6: Theo em nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

  1. 13 giờ ngày 15 - 2.
  2. 13 giờ ngày 14 - 2
  3. 23 giờ ngày 15 - 2.
  4. 23 giờ ngày 14 - 2.

Câu 7: Ở nước ta, Hà Nội có kinh độ 105052’Đ, Hải Phòng ở kinh độ 106043’Đ. Vậy giời địa phương của hai thành phố chênh nhau:

  1. 2 phút 34 giây.
  2. 3 phút 43 giây.
  3. 3 phút 24 giây.
  4. 3 phút 42 giây.

Câu 8: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao lâu?

  1. Một ngày đêm.
  2. Một năm.
  3. Một mùa.
  4. Một tháng.

Câu 9: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta dùng giờ:

  1. Giờ quốc tế.
  2. Giờ địa phương.
  3. Giờ GMT.
  4. Giờ khu vực.

Câu 10: Từ Việt Nam, nếu bay đến một quốc gia ở phía Tây, cơ thể chúng ta sẽ thấy buồn ngủ sớm, cảm giác như ngày dài hơn bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

  1. Do giảm múi giờ.
  2. Do tăng múi giờ.
  3. Do tác dụng của lực Coriolit.
  4. Do quãng thời gian bay dài.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

A

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

D

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Mô tả hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Nam so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm (hình 1). Do sự chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh luyến lệch về bến trái so với hướng di chuyển ban đầu.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Mô tả hệ quả giờ trên Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Bắc so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Để thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực. Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ. Ranh giới của các khu vực giờ rất phức tạp do bị điều chỉnh theo đường biên giới của các quốc gia, vùng lãnh thổ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả:

  1. Sự luân phiên ngày đêm
  2. Giờ trên Trái Đất.
  3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
  4. Hiện tượng mùa trong năm.

Câu 2. Các địa điểm nằm trên các kinh độ khác nhau sẽ có giờ:

  1. Khác nhau.
  2. Giống nhau.
  3. Chênh lệch,
  4. Chênh lệch tương đối nhiều.

Câu 3. Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía đông sẽ:

  1. Nhanh hơn một giờ.
  2. Chậm hơn một giờ.
  3. Giờ không thay đổi so với múi giờ gốc.
  4. Lùi lại một ngày.

Câu 4. Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do:

  1. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
  2. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  3. Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
  4. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 2 (2 điểm): Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi như thế nào về mặt sinh hoạt và đời sống?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Tia sáng mặt trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất. Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nữa không được chiếu sáng là đêm

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ thuận tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên toàn thể giới, vì các hoạt động của người dân ở các nơi khác nhau trên thế giới sẽ được thống nhất về mặt thời gian

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Mọi nơi trên Trái đất có ngày và đêm luân phiên có ngày và đêm luân phiên nhau do:

  1. Trái đất quay quanh chụp.
  2. Tia sáng Mặt trời mang lại ánh sáng cho Trái đất.
  3. Trái đất có dạng hình cầu,
  4. Trái đất quay quanh trục từ Tây sang Đông

Câu 2. Trục Trái Đất là:

  1. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  2. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  3. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  4. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng về lực Cô-ri-ô-lít.

  1. Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
  2. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
  3. Lực Cô-ri-ô-lít ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
  4. Lực Cô-ri-ô-lít tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất

Câu 4. Mặt trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời (giữa trưa):

  1. Sớm hơn ở các kinh độ phía tây và muộn hơn ở các kinh độ phía đông.
  2. Sớm hơn ở các kinh độ phía đông và muộn hơn ở các kinh độ phía tây.
  3. Sớm hơn ở các kinh độ phía bắc và muộn hơn ở các kinh độ phía nam.
  4. Sớm hơn ở các kinh độ phía nam và muộn hơn ở các kinh độ phía bắc.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày sự lệch hướng chuyển động của vật thể

Câu 2 (2 điểm): Chung kết chương trình Sao Mai Điểm Hẹn được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các địa điểm Mát-xcơ-va (Nga), Tokyo (Nhật Bản) và Niu – Óoc (Mỹ) là mấy giờ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng

Lục Cô-ri-ô-lít có tác động đến hướng di chuyền của dòng sông, dòng biển, gió,... trên Trái Đất.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Chung kết chương trình Sao Mai Điểm Hẹn được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các điểm điểm

- Mát-xcơ-va (Nga) là 22 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023.

- Tokyo (Nhật Bản) là 18 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023.

-  Niu – Óoc (Mỹ) là 6 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay