Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BẢN ĐỒ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng:

  1. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  2. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  3. Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
  4. Bản đồ dùng tỉ lệ số hay tỉ lệ thước đều không làm sai lệch tỉ lệ chung của bản đồ.

Câu 2: Bản đồ có tỉ lệ lớn hơn 1 : 200 000 là:

  1. Rất nhỏ.
  2. Trung bình.
  3. Lớn.
  4. Rất lớn.

Câu 3: Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

  1. Hệ thống radar.
  2. Ống nhòm.
  3. La bàn.
  4. Địa chấn kế.

Câu 4: Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là:

  1. Đọc bảng chú giải.
  2. Tìm phương hướng.
  3. Xem tỉ lệ bản đồ.
  4. Đọc đường đồng mức.

Câu 5: Trong các cách ghi sau, cách ghi đúng để ghi tỉ lệ bản đồ là:

  1. 1/1000.
  2. 1-1000.
  3. 1x1000.
  4. 1:1000.

Câu 6: Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm nào sau đây?

  1. Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.
  2. Bản đồ địa lí thế giới và bản đồ địa lí các khu vực.
  3. Bản đồ địa lí giáo khoa và tập bản đồ Atlat địa lí.
  4. Bản đồ địa lí chuyên đề và bản đồ địa lí Việt Nam.

Câu 7: Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

  1. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.
  2. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.
  3. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.
  4. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

Câu 8: Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm về 2 cực thì đường kinh tuyến ở 0o sẽ là đường:

  1. Cong
  2. Thẳng
  3. Xiên
  4. Zích zắc

Câu 9: Khoảng cách được mô tả trên bản đồ có mối quan hệ như thế nào với khoảng cách ngoài thực tế:

  1. Luôn nhỏ hơn.
  2. Có thể giống hoặc khác khoảng cách ngoài thực tế.
  3. Được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định.
  4. Không có mối liên hệ gì.

Câu 10: Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 20.000.000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B ?

  1. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  2. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  3. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
  4. D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

C

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

B

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

  1. Các đường kinh, vĩ tuyến.
  2. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
  3. Mép bên trái tờ bản đồ.
  4. Các mũi tên chỉ hướng.

Câu 2: Thường được dùng để xây dựng bản đồ địa phương như cấp tỉnh Việt Nam là:

  1. Bản đồ tỉ lệ lớn.
  2. Bản đồ tỉ lệ trung bình.
  3. Bản đồ tỉ lệ nhỏ.
  4. Bản đồ tỉ lệ rất nhỏ.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chú giải bản đồ:

  1. Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.
  2. Cần đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.
  3. Người ta sử dụng đường đồng mức hoặc thang màu để thể hiện địa hình trên bề mặt Trái đất.
  4. Đối với bản đồ địa lí thành phố Hà Nội, người ta tập trung làm nổi bật một số yếu tố về địa giới tỉnh, thành phố, khu dân cư, cầu cảng, bến xe,…thông qua chú giải bản đồ

Câu 4: Người ra dùng các kí hiệu để thể hiện:

  1. Đối tượng địa lý.
  2. Đối tượng.
  3. Sự vật.
  4. Hiện tượng.

Câu 5: Có mấy cách xác định phương hướng chính trên bản đồ:

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 6: Đối tượng địa lí nào dưới đây không dùng kí hiệu diện tích:

  1. Hoang mạc.
  2. Đầm lầy.
  3. Sông, suối.
  4. Vùng cây công nghiệp.

Câu 7: Tỉ lệ bản đồ là:

  1. Yếu tố để xác định mức độ phóng to khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
  2. Yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
  3. Yếu tố dùng để thể hiện chi tiết một khu vực như làng, xã huyện.
  4. Yếu tố dùng để xây dựng bản đồ quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu.

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ:

  1. Đối với bản đồ đen trắng, người ta dùng sắc độ đậm nhạt, các nét kẻ hoặc các cách thể hiện khác nhau để thay thế.
  2. Hệ thống kí hiệu trên bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ.
  3. Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.
  4. Cần xem hình thức của bản đồ trước khi đọc nội dung bản đồ.

Câu 9: Bảng chú giải thường được đặt ở vị trí nào trên bản đồ?

  1. Phía trên cùng bên trái.
  2. Phía trên cùng bên phải.
  3. Ở giữa bản đồ.
  4. Ở phía dưới hoặc những khu vực trống trên bản đồ.

Câu 10: Với cùng một vị trí địa lí trên Trái Đất nhưng lại có các bản đồ khác nhau là do:

  1. Cách vẽ của từng tác giả.
  2. Có kinh vĩ tuyến khác nhau.
  3. Mặt phẳng giấy khác nhau.
  4. Các phép chiếu khác nhau.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

D

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

D

D

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng. Giải thích tại sao?

Câu 2 (4 điểm). 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa biết bản đồ có tỉ lệ 1 : 100 000 và 1 : 700 000?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Bản đồ có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng được vẽ theo phép chiếu đồ hình trụ.

- Trong phép chiếu này, tỉ lệ theo lưới chiếu các kinh tuyến, vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Xích đạo có độ dài 2R, là vĩ tuyển duy nhất không có sai số độ dài. Từ xích đạo về cực, các vĩ tuyến lần lượt bị kéo dài ra.

- Ưu điểm của phép chiếu này là góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên quả Địa Cầu, vì thế các bản đồ vẽ theo lưới chiếu này được dùng nhiều trong ngành hàng hải, hàng không.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Với tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 1km trên thực địa

- Với tỉ lệ 1 : 7 000 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 70km trên thực địa

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống?

Câu 2 (4 điểm). Liệt kê một số đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống:

- Xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (toạ độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào,...

- Dùng để chỉ đường.

- Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...

- Dùng trong quân sự

- Dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên,...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Những đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương ( chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen),...

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được:

  1. Kết quả đúng tương đối.
  2. Kết quả tuyệt đối.
  3. Kết quả bị sai số.
  4. A, B đúng.

Câu 2. Để xác định phương hướng trên bản đồ, ta dựa vào:

  1. Mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.
  2. Mũi tên chỉ hướng đông trong bản đồ.
  3. Mũi tên chỉ hướng nam trong bản đồ.
  4. Mũi tên chỉ hướng tây trong bản đồ.

Câu 3. Có mấy cách thể hiện tỉ lệ bản đồ?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 4. Kí hiệu bản đồ không chưa đựng nội dung phản ánh về:

  1. Vị trí, phân bố trong không gian.
  2. Số lượng trong không gian.
  3. Mức độ thu nhỏ khoảng cách trong không gian.
  4. Sự phát triển trong không gian.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ?

Câu 2 (2 điểm): Làm thế nào để vẽ được bản đồ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ:

Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu. Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiều. Các phép chiếu sẽ cho ra các lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Theo phân loại kí hiệu bản đồ có bao nhiêu loại?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2. Bản đồ là:

  1. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất.
  2. Hình vẽ thực tế của một khu vực.
  3. Hình vẽ của một quốc gia được thu nhỏ lại.
  4. HÌnh vẽ sơ sài về một khu vực.

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới:

  1. Khi vẽ bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất sang mặt phẳng.
  2. Khi chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng, các lãnh thổ thể hiện trên bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt Trái đất.
  3. Các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ luôn đúng về diện tích nhưng có thể đúng hoặc sai về hình dạng.
  4. Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.

Câu 4. Đường đồng mức là đường nối những điểm:

  1. Xung quanh chúng.
  2. Có cùng một độ cao.
  3. Ở gần nhau với nhau.
  4. Cao nhất bề mặt đất.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Làm thế nào để xác định được phương hướng trên bản đồ?

Câu 2 (2 điểm): Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết phần đất liền nước ta tiếp giáp biển Đông ở những hướng nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Đầu tiên của các kinh tuyến chỉ hưởng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam. Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đồng. Trên một số bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến, người ta sẽ về mũi tên chỉ hướng bắc; dựa vào đồ để xác định phương hướng trên bản đồ

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Phần đất liền nước ta tiếp giáp biển Đông ở hướng Đông, Nam và Tây Nam

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay