Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 7: chuyển động quanh mặt trời và hệ quả

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 7: chuyển động quanh mặt trời và hệ quả. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Ôn đới.
  • D. Vòng cực.

Câu 2: Vùng nội chí tuyến là vùng nằm:

   A. Từ vòng cực đến cực

   B. Giữa hai chí tuyến

   C. Giữa hai vòng cực

   D. Giữa chí tuyến và vòng cực

Câu 3: Nước ta có tọa độ địa lí: từ 23o33'B đến 8o34B. Vậy trong một năm, các địa điểm ở nước ta có bao nhiêu lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

  • A. 3 lần
  • B. 1 lần
  • C. 2 lần
  • D. 4 lần

Câu 4: Câu tục ngữ sau đây đề cập đến hiện tượng nào?

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

  • A. Mùa trên Trái Đất.
  • B. Ngày - đêm dài ngắn theo mùa.
  • C. Thời vụ sản xuất nông nghiệp.
  • D. Sự chênh lệch ngày - đêm khác nhau ở các vĩ độ.

Câu 5: Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.
  • D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Câu 6: Chuyển động tịnh tiến là

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động quanh mặt trời và thay đổi hướng nghiêng
  • B. Trái đất chỉ quay quanh trục
  • C. Trái đất chỉ thực hiện chuyển động quanh mặt trời
  • D. Trái đất thực hiện cả hai chuyển động quanh trục và quanh mặt trời, giữ nguyên hướng nghiêng

Câu 7: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

  • A. Ngày 23/9 thu phân.
  • B. Ngày 22/12 đông chí.
  • C. Ngày 22/6 hạ chí.
  • D. Ngày 12/3 xuân phân.

Câu 8: Theo em trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

  • A.giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục.
  • B.giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.
  • C.thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.
  • D.thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục

Câu 9: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu?

  • A. Trái Đất sẽ vẫn có ngày và đêm, trong đó 6 tháng sẽ là ban ngày và 6 tháng còn lại là ban đêm.
  • B. Trái Đất sẽ chỉ có ban ngày
  • C. Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.
  • D. Ngày và đêm sẽ vẫn có sự luân phiên giữa các bán cầu.Trong đó, mỗi bán cầu sẽ có 6 tháng ban ngày, 6 tháng ban đêm.

Câu 10: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt trời từ gần đến xa?

  • A.Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương
  • B.Thiên Vương - Hải Vương -Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ
  • C.Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương
  • D.Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABCBB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDABCD



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Theo em trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

  • A.Sự luân phiên ngày đêm.
  • B.Giờ trên Trái Đất.
  • C.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
  • D.Đường chuyển ngày quốc tế.

Câu 2: Sắp xếp lại các câu dưới thành một đoạn văn hoàn chỉnh, để có lời giải thích đúng về nguyên nhân sinh ra các mùa:

a) Trái Đất vừa tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vừa vận động xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn

b) Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, nửa cầu nào hướng về phía Mặt Trời

c) thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít sáng và nhiệt, đó là mùa lạnh của nửa cầu đó

d) Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời

đ) thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, đó là mùa nóng của nửa cầu đó

e) do trục trái đát nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời

g) Vì vậy, trên Trái Đất sinh ra các mùa và các mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau

h) nên Trái Đất lần lượt hướng nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt Trời

  • A. b, d, đ, a, c, e, h, g.
  • B. a, d, b, đ, c, e, h, g.
  • C. a, b, d, e, đ, c, h, g.
  • D. a, b, d, đ, c, e, h, g.

Câu 3: Vào cuối tháng 12, bố của An có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của An đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Theo em, sự chuẩn bị như vậy có hợp lí hay không, vì sao?

  • A. Không hợp lí vì Niu Di-len nằm ở bán cầu Nam nên cuối tháng 12 sẽ là mùa hè.
  • B. Hợp lí vì vào thời điểm đó, Niu Di-len đang là mùa đông.
  • C. Hợp lí vì mùa đông ở Niu Di-len rất lạnh.
  • D. Không hợp lí vì mang nhiều đồ ấm đi sẽ rất cồng kềnh, không thuận tiện cho việc di chuyển.

Câu 4: Theo em tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

  • A.Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B.Trục Trái Đất nghiêng.
  • C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 5: Ở miền Bắc Việt Nam, một năm chia thành mấy mùa, mỗi mùa kéo dài bao lâu?

  • A. 3 mùa, mỗi mùa kéo dài 4 tháng
  • B. 4 mùa, mỗi mùa kéo dài 3 tháng
  • C. 2 mùa rõ rệt, mỗi mùa kéo dài 6 tháng
  • D. Không phân chia rõ rệt các mùa

Câu 6: Cho biết lịch học theo mùa của một trường cấp 3 ở Hà Nội như sau:

Có sự thay đổi về thời gian học như trên để phù hợp với hiện tượng nào sau đây:

  • A. Ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
  • B. Ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
  • C. Ngày, đêm luân phiên nhau
  • D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Câu 7: Theo em sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất là hệ quả có ý nghĩa nào dưới đây?

  • A. Giúp con người có thể sắp xếp thời gian làm việc.
  • B. Ý nghĩa đối với sự sống của con người trên Trái Đất.
  • C. Tạo ra các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo mùa.
  • D. Mang lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 8: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh xa nhau nhất là:

  • A. Tp. Hồ Chí Minh.
  • B. Nha Trang
  • C. Vinh.
  • D. Hà Nội

Câu 9: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.
  • B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Câu 10: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
  • B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
  • C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADADB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBACD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày hệ quả mùa trên Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có những đặc điểm nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Khi ấy lần lượt bán cầu Bắc và bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn, lúc này là mùa nóng. Ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn, lúc này là mùa lạnh. Như vậy, trong cùng một thời điểm, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất có các đặc điểm:

– Nghiêng một góc không đổi là 66°33' so với mặt phăng quỹ đạo.

– Hướng nghiêng của trục không đổi trong suốt quá trình chuyên động

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Chứng minh rằng càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài

Câu 2 (4 điểm). Tại sao ngày 22/12 ở nửa cầu Nam là mùa nóng, nửa cầu Bắc là mùa lạnh?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. Càng xa xích đạo thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì lúc đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt).

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông góc là

  • A. chí tuyến Bắc.
  • B. khu vực 200B.
  • C. vòng cực Bắc.
  • D. khu vực 330B.

Câu 2. Theo em nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm

  • A.Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.
  • B.Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
  • C.Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
  • D.Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Câu 3. Theo em vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau

  • A.Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12
  • B.Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9
  • C.Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12
  • D.Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9

Câu 4. Theo em tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

  • A.Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B.Trục Trái Đất nghiêng.
  • C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động của Trái Đất?

Câu 2 (2 điểm): Liệt kê các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADBD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Góc nghiêng và hướng nghiêng trong quá trình chuyển động: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi → chuyển động tịnh tiến4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

  • A. Ngày 23/9 thu phân.
  • B. Ngày 22/12 đông chí.
  • C. Ngày 22/6 hạ chí.
  • D. Ngày 12/3 xuân phân

Câu 2. Theo em trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

  • A.giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục.
  • B.giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.
  • C.thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.
  • D.thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục

Câu 3. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt trời từ gần đến xa?

  • A.Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương
  • B.Thiên Vương - Hải Vương -Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ
  • C.Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương
  • D.Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

Câu 4. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N?

  • A. Ngày 22/6.
  • B. Ngày 21/3.
  • C. Ngày 23/9.
  • D. Ngày 22/12.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Mùa là gì? Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABDD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì lúc đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được ít ánh sáng và nhiệt).

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay