Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 17: sông và hồ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 17: sông và hồ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: SÔNG VÀ HỒ
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?
- A. Hoa Kì.
- B. Trung Quốc.
- C. Ấn Độ.
- D. Liên bang Nga.
Câu 2: So với sông Mê Kông thì sông Hồng lớn hơn về:
- A. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa lũ
- B. Tổng lượng nước
- C. Diện tích lưu vực
- D. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa cạn
Câu 3: Mùa lũ ở các con sông phía Bắc thường nằm trong khoảng thời gian nào?
- A. Mùa xuân
- B. Mùa hạ
- C. Mùa thu
- D. Mùa đông
Câu 4: Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?
- A. Hồ Gươm.
- B. Hồ Tơ Nưng.
- C. Hồ Tây.
- D. Hồ Trị An.
Câu 5: Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?
- A. Châu Âu.
- B. Châu Mĩ.
- C. Châu Á.
- D. Châu Phi
Câu 6: Đâu là nguyên nhân hình thành hồ nước mặn?
- A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
- B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
- C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
- D. Gần biển do có nước ngầm mặn.
Câu 7: Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do
- A. nước mưa.
- B. nước ngầm.
- C. băng tuyết.
- D. nước ao, hồ.
Câu 8: Hồ Tơ Nưng ở Plây-Ku được hình thành do
- A. Núi lửa.
- B. Khúc uốn của sông.
- C. Băng hà.
- D. Sụt đất.
Câu 9: Sông ngòi nước ta giàu phù sa, nguyên nhân là do:
- A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
- C. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.
- D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.
Câu 10: Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?
- A. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.
- B. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.
- C. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.
- D. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | D | B | D | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | A | B | C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hợp lưu là:
- A.Diện tích đất đai có sông chảy qua
- B.Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
- C.Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
- D.Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
Câu 2: Các hồ móng ngựa được hình thành do:
- A. Sụt đất
- B. Núi lửa
- C. Băng hà
- D. Khúc uốn của sông
Câu 3: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?
- A. Hồ Thác Bà.
- B. Hồ Ba Bể.
- C. Hồ Trị An.
- D. Hồ Tây.
Câu 4: Lưu vực của một con sông là gì?
- A.Vùng hạ lưu của sông.
- B.Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
- C.Vùng đất đai đầu nguồn.
- D.Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.
Câu 5: Em hãy cho biết chi lưu là gì?
- A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
- B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
- C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
- D. Các con sông đổ nước vào con sông chính
Câu 6: Miền nào dưới đây của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa?
- A.Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp.
- B.Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình cao.
- C.Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình thấp.
- D.Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình cao.
Câu 7: Dựa theo tính chất của nước thì chia ra được có hồ nào?
- A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
- B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
- C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
- D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
Câu 8: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả?
- A.mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
- B.mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
- C.mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.
- D.sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
Câu 9: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là?
- A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
- B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
- C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
- D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm
Câu 10: Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A.Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.
- B.Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.
- C.Xây dựng hệ thống thủy lợi.
- D.Xây dựng các nhà máy thủy điện.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | D | D | B | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | D | C | C | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Nước sông, hồ đối có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
Câu 2 (4 điểm). Lưu vực sông và hệ thống sông có điểm gì khác nhau?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững. – Sông, hồ trước hết là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. – Sông, hồ còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật thuỷ sinh. Vì thế, nhiều sông, hồ thu hút dân cư làm nghề đánh bắt cá và nuôi thuỷ sản. – Các sông, hồ còn là đường giao thông thuỷ quan trọng. – Các cảnh quan mặt nước, ven sông, hồ có không khí trong lành còn tạo nên giá trị du lịch nghỉ dưỡng. – Các sông vùng núi có giá trị lớn về thuỷ điện. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Lưu vực sông là vùng đất cung cấp nước cho một con sông. - Hệ thống sông gồm sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Tại sao chúng ta cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?
Câu 2 (4 điểm). Nêu một số mục đích sử dụng nước sông, hồ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người. Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật và là một trong những hệ thống đường giao thông, có giá trị về du lịch nghỉ dưỡng hay cả thủy điện... Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Một số mục đích sử dụng nước sông, hồ: - Sinh hoạt của người dân. - Nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,... - Thủy điện,... - Giao thông vận tải đường sông, hồ. - Du lịch, thể thao, giải trí,... | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A.Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.
- B.Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.
- C.Xây dựng hệ thống thủy lợi.
- D.Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Câu 2. Các hồ móng ngựa được hình thành do:
- A. Sụt đất
- B. Núi lửa
- C. Băng hà
- D. Khúc uốn của sông
Câu 3. Em hãy cho biết chi lưu là gì?
- A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
- B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
- C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
- D. Các con sông đổ nước vào con sông chính
Câu 4. Lưu vực của một con sông là gì?
- A.Vùng hạ lưu của sông.
- B.Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
- C.Vùng đất đai đầu nguồn.
- D.Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Sông là gì? Lưu lượng nước là gì?
Câu 2 (2 điểm): Chứng minh rằng cần phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | D | C | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Sông là dòng nước chảy tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Nước sông được cung cấp chủ yếu từ nước mưa, băng tuyết tan, nước ngầm,... - Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m³/s. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể chia thành?
- A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
- B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
- C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
- D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
Câu 2. Hợp lưu là:
- A.Diện tích đất đai có sông chảy qua
- B.Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
- C.Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
- D.Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
Câu 3. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?
- A. Mùa hạ.
- B. Mùa xuân.
- C. Mùa thu.
- D. Mùa đông.
Câu 4. Cửa sông là nơi dòng sông chính
- A. xuất phát chảy ra biển.
- B. tiếp nhận các sông nhánh.
- C. đổ ra biển hoặc các hồ.
- D. phân nước cho sông phụ.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Hồ là gì?
Câu 2 (2 điểm): Phân biệt các yếu tố của một lưu vực hệ thống sông?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | D | B | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển. Có những hồ rất lớn như hồ Bai-can ở Liên bang Nga. Phần lớn hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên, một số ít hồ chứa nước mặn. Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Lưu vực sông: Vùng đất đai cung cấp nước cho một con sông. - Nguồn sông: Nơi một dòng sông bắt đầu. - Cửa sông: Nơi con sông kết thúc (thường ở biển hoặc hồ). - Phụ lưu: Một dòng sông nhỏ hơn chảy vào một sông lớn hơn. - Đường chia nước: Ranh giới giữa hai lưu vực sông | 2 điểm |