Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 14: biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 14: biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thành phần khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên là:
- A. ni-tơ.
- B. oxy.
- C. carbonic.
- D. ô-dôn.
Câu 2: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
- A. tiết kiệm điện, nước.
- B. trồng nhiều cây xanh.
- C. giảm thiểu chất thải.
- D. khai thác tài nguyên.
Câu 3: Đâu là hoạt động không thực hiện sau khi xảy ra thiên tai?
- A.Khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở
- B.Vệ sinh môi trường, giúp đỡ mọi người
- C.Dự trữ thực phẩm, hạn chế di chuyển
- D.Cả A và C đúng
Câu 4: Trong quá trình tiến hành biện pháp phòng tránh thiên tai có mấy giai đoạn?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
Câu 5: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là
- A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
- B. số lượng sinh vật tăng.
- C. mực nước ở sông tăng.
- D. dân số ngày càng tăng.
Câu 6: Nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính hiện nay là
- A. do cháy rừng
- B. do núi lửa phun trào
- C. do con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng
- D. do phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên
Câu 7: Trái Đất đã nóng lên bao nhiêu độ trong vòng 137 năm qua?
- A. Gần 10C
- B. 20C
- C. 30C
- D. 40C
Câu 8: Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?
- A. Ô tô
- B. Xe đạp
- C. Tàu hỏa
- D. Xe buýt
Câu 9: Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở
- A. Béc-lin (Đức).
- B. Luân Đôn (Anh).
- C. Pa-ri (Pháp).
- D. Roma (Italia).
Câu 10: Vì sao nước biển dâng lên?
- A. Do mưa nhiều
- B. Do băng tan
- C. Do nước biển dãn nở
- D. Do băng tan và nước biển dãn nở khi nhiệt độ trung bình tăng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | D | C | C | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | A | B | C | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
- A. tiết kiệm điện, nước.
- B. trồng nhiều cây xanh.
- C. giảm thiểu chất thải.
- D. khai thác tài nguyên.
Câu 2: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là
- A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
- B. số lượng sinh vật tăng.
- C. mực nước ở sông tăng.
- D. dân số ngày càng tăng.
Câu 3: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
- A. băng hai cực tăng.
- B. mực nước biển dâng.
- C. sinh vật phong phú.
- D. thiên tai bất thường.
Câu 4: Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP 21” là gì?
- A. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C
- B. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 1 độ C
- C. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C
- D. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C
Câu 5: Trong khi xảy ra thiên tai ta nên làm gì?
- A.Dự trữ lương thực
- B.Vệ sinh, dọn dẹp nơi ở
- C.Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển
- D.Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Biến đổi khí hậu là vấn đề của
- A. mỗi quốc gia.
- B. mỗi khu vực.
- C. mỗi châu lục.
- D. toàn thế giới.
Câu 7: Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là
- A. quy mô kinh tế thế giới tăng.
- B. dân số thế giới tăng nhanh.
- C. thiên tai bất thường, đột ngột.
- D. thực vật đột biến gen tăng.
Câu 8: Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?
- A. Năng lượng từ than
- B. Năng lượng từ thủy điện
- C. Năng lượng từ Mặt Trời
- D. Năng lượng từ dầu mỏ
Câu 9: Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là
- A. H2O, CH4, CFC.
- B. N2O, O2, H2, CH4.
- C. CO2, N2O, O2.
- D. CO2, CH4, CFC.
Câu 10: Việc làm nào sau đây không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường?
- A. Sử dụng phương tiện công cộng
- B. Hạn chế sử dụng túi ni-lông
- C. Sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần
- D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | A | C | A | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | C | C | D | C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Trình bày một số biểu hiện tiêu cực của biến đổi khí hậu?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày một số biểu hiện tích cực của biến đổi khí hậu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay gồm: nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên; biến động trong chế độ mưa, lượng mưa; gia tăng tốc độ tan băng....; gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,...; mực nước biển dâng cao;... dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh thái và hoạt động của con người có nguy cơ bị ảnh hưởng,... | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Tuy vậy, biến đổi khí hậu hiện nay vẫn có những tác động tích cực như: mở ra các tuyến đường thương mại mới trên Bắc Băng Dương, nhiều vùng đất lạnh giá trước đây đã canh tác được, sản lượng nông nghiệp tăng ở một vài nơi trên thế giới,... | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Trình bày các giai đoạn và biện pháp phòng tránh thiên tai?
Câu 2 (4 điểm). Các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí các – bo – nic để ứng phó với biến đổi khí hậu. Giải thích tại sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm | ||||||||
Câu 1 (6 điểm) |
| 6 điểm | ||||||||
Câu 2 (4 điểm) | Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic vì: Chính khí cac-bo-níc đã góp phần làm cho toàn cầu nóng lên và tác động mạnh đến nhiều môi trường khác, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí có thể mang đến nhiều bệnh tật và mang đi sinh mạng của nhiều con người | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Biến đổi khí hậu là gì?
- A.Sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm
- B.Là khí hậu của một khu vực trong một năm
- C.Cả A và B đều đúng
- D.Đáp án khác
Câu 2. Trong khi xảy ra thiên tai ta nên làm gì?
- A.Dự trữ lương thực
- B.Vệ sinh, dọn dẹp nơi ở
- C.Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển
- D.Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính hiện nay là
- A. do cháy rừng
- B. do núi lửa phun trào
- C. do con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng
- D. do phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên
Câu 4. Biến đổi khí hậu là do tác động của
- A. các thiên thạch rơi xuống.
- B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
- C. các thiên tai trong tự nhiên.
- D. các hoạt động của con người.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu một số biện pháp phòng tránh thiên tai?
Câu 2 (2 điểm): Trong khi xảy ra thiên tai chúng ta nên làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | C | C | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Để phòng tránh thiên tai hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu: - Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...); - Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...; - Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…). | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển, giữ gìn sức khoẻ, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai. | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?
- A. Thái Lan.
- B. Việt Nam.
- C. Nhật Bản.
- D. Anh.
Câu 2. Việc làm nào sau đây không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường?
- A. Sử dụng phương tiện công cộng
- B. Hạn chế sử dụng túi ni-lông
- C. Sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần
- D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước
Câu 3. Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP 21” là gì?
- A. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C
- B. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 1 độ C
- C. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C
- D. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C
Câu 4. Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?
- A. Năng lượng từ than
- B. Năng lượng từ thủy điện
- C. Năng lượng từ Mặt Trời
- D. Năng lượng từ dầu mỏ
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?
Câu 2 (2 điểm): Trước khi xảy ra thiên tai chúng ta nên làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | C | A | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu: Con người cần biết ứng phó với biến đổi khí hậu, với nhiều giải pháp như: trồng rừng, dùng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện công cộng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ,... Đó là những giải pháp có thể góp phần giảm lượng thải khí nhà kính, hoặc điều chỉnh các hoạt động của con người cho phù hợp với những thay đổi của tự nhiên | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trồng và bảo vệ rừng, xây dựng hồ chứa, sơ tán người dân | 2 điểm |