Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 13: thời tiết và khí hậu. các đới khí hậu trên trái đất
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 13: thời tiết và khí hậu. các đới khí hậu trên trái đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
- A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 2: Quan sát biểu đồ và cho biết, nhận định nào sau đây không đúng.
- A. Từ năm 1900 đến năm 2020 nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất tăng 1,3 độ C.
- B. Nhiệt độ Trái Đất tăng giảm xen kẽ qua từng năm
- C. Trái Đất nóng lên khiến mực nước biển ngày càng dâng cao.
- D. Nhiệt độ Trái Đất đang không ngừng tăng lên và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.
Câu 3: Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
- D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 4: Đặc điểm SAI khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ là:
- A.Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- B.Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
- C.Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Câu 5: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì
- A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
- B. tạo thành các đám mây.
- C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
- D. diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 6: Hiện tượng nồm ẩm thường xảy ra ở miền Bắc nước ta vào thời gian cuối đông, đầu xuân chủ yếu là do nguyên nhân nào?
- A. Nhiệt độ không khí cao
- B. Những biến động ở tầng đối lưu
- C. Độ ẩm trong không khí cao
- D. Nhiệt độ cao kết hợp với mưa phùn
Câu 7: Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở đới khí hậu nào?
- A. Ôn đới.
- B. Xích đạo.
- C. Hàn đới.
- D. Nhiệt đới.
Câu 8: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:
- A.Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
- B.Nơi mát, cách mặt đất 1m
- C.Ngoài trời, sát mặt đất
- D.Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
Câu 9: Cho bản tin dự báo thời tiết sau:
Đặc điểm chung của thời tiết tất cả các địa điểm trong 3 ngày là:
- A. Nhiệt độ đều cao trên 20 độ C
- B. Trời đều không có nắng
- C. Đều có mưa giông
- D. Nhiệt độ khá thấp và không có nắng
Câu 10: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
- A. Cận nhiệt.
- B. Nhiệt đới.
- C. Cận nhiệt đới.
- D. Hàn đới.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | D | B | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | C | D | C | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho biết câu nào sau đây không nói về khí hậu.
- A. Hôm qua, ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.
- B. Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
- C. Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông.
- D. Loại gió chính hoạt động ở phía Bắc nước ta vào mùa Đông là gió mùa Đông Bắc.
Câu 2: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng
- A. chí tuyến.
- B. ôn đới.
- C. Xích đạo.
- D. cận cực.
Câu 3: Dựa vào hiểu biết của mình và quan sát thực tế, theo em, đâu không phải là một phương pháp phòng chống bão hiệu quả?
- A. Theo dõi liên tục tình hình và hướng di chuyển của bão
- B. Bịt kín cửa và các khe cửa
- C. Không ra ngoài khi trời mưa to, gió mạnh và sấm sét
- D. Dự trữ thức ăn thật nhiều trong tủ lạnh
Câu 4: Ngày 13/12/2020, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 190C, lúc 7 giờ được 240C lúc 13 giờ được 320C và lúc 19 giờ được 290C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
- A. 280C.
- B. 250C.
- C. 260C.
- D. 270C.
Câu 5: Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
- A. Trên 2000mm.
- B. 1000 - 2000 mm.
- C. Dưới 500mm.
- D. 500 - l000mm.
Câu 6: Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?
- A. Cận nhiệt.
- B. Hàn đới.
- C. Nhiệt đới.
- D. Ôn đới.
Câu 7: Quan sát bảng sau, theo em, đâu là những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết?
- A. Nhiệt độ, độ ẩm, độ khúc xạ ánh sáng, thời gian mặt trời mọc.
- B. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió, mây
- C. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió
- D. Nhiệt độ, lượng mưa, các đai khí áp, gió
Câu 8: Hãy cho biết sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?
- A. Dòng biển
- B. Địa hình
- C. Vĩ độ
- D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 9: Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?
- A. Nhiệt đới.
- B. Cận nhiệt đới.
- C. Ôn đới.
- D. Hàn đới.
Câu 10: Dựa vào hiểu biết của mình, theo em, đâu là ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Động đất, sóng thần, sạt lở đất
- B. sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng
- C. hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn
- D. Cả 3 phương án trên
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | A | D | C | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | B | C | C | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo vĩ độ?
Câu 2 (4 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và xác định phạm vi của các đới khí hậu trên Trái Đất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái Đất. Ở vùng vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt. Ở vùng vĩ độ thấp, góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt hơn. Do đó, không khí ở vùng có vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất: - Đới nóng (nhiệt đới): nằm giữa hai chí tuyến - Ôn đới (đới ôn hòa): từ 23⁰27'B đến 63⁰33'B; từ 23⁰27'N đến 63⁰33'N - Hàn đới (Đới lạnh): từ 63⁰33'B đến 90⁰B; từ 63⁰33'N đến 90⁰N. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Phân biệt khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Câu 2 (4 điểm). Nhiệt độ không khí trung bình ngày được tính như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa. - Nước biển chậm nóng nhưng mau nguội. Vì vậy, khi hậu đại dương có mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp. Mức độ chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Nhiệt độ không khí trung bình ngày được tính bằng trung bình cộng của các lần đo trong ngày. Số lần đo nhiệt độ không khí trong ngày phổ biến là bốn lần đo vào lúc 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm
- A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
- B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
- C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
- D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Câu 2. Vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước:
- A.Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
- B.Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
- C.Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
- D.Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
Câu 3. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?
- A. Tín phong.
- B. Đông cực.
- C. Tây ôn đới.
- D. Gió mùa.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
- A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
- B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
- C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
- D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào?
Câu 2 (2 điểm): Mây và mưa được hình thành như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | C | B | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi. - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tinh hinh thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Không khí đã bão hoà nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc khi nhiệt độ không khí giảm, hơi nước ngưng tụ sinh ra các hiện tượng sương mù, mưa, mây..... | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
- A. Ẩm kế.
- B. Áp kế.
- C. Nhiệt kế.
- D. Vũ kế.
Câu 2. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là:
- A. Các hoạt động công nghiệp
- B. Sự đốt nóng của Sao Hỏa
- C. Con người đốt nóng
- D. Ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 3. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?
- A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
- B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
- C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
- D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
Câu 4. Chọn định nghĩa đúng về nhiệt độ không khí ?
- A.Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- B.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- C.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- D.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày quá trình hình thành mây và mưa?
Câu 2 (2 điểm): Nhiệt độ không khí do đâu mà có?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | D | A | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Mây được tạo thành khi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước li ti tạo ra những đám mây. Nếu hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Không khí chứa hơi nước. Ở mỗi nhiệt độ khác nhau, 1 m³ không khí chứa được một lượng hơi nước tối đa khác nhau. Khi không khí đã chứa một lượng hơi nước tối đa thì không khí đã đạt đến trạng thái bão hoà hơi nước | 2 điểm |