Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 10: quá trình nội sinh và ngoại sinh. các dạng địa hình chính. khoáng sản
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 10: quá trình nội sinh và ngoại sinh. các dạng địa hình chính. khoáng sản. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?
- A. Dòng chảy.
- B. Mưa, gió.
- C. Nước ngầm.
- D. Nhiệt độ.
Câu 2: Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
- A. Tây Nguyên.
- B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Đông Nam Bộ.
Câu 3: Theo em do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á nên đã hình thành nên
- A.lục địa Á – Âu rộng lớn.
- B.dãy Himalaya cao đồ sộ.
- C.dãy núi ngầm Đại Tây Dương.
- D.vành đai lửa Thái Bình Dương.
Câu 4: Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?
- A. Cao nguyên.
- B. Đồng bằng.
- C. Đồi.
- D. Núi.
Câu 5: Em hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích:
- A.Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
- B.Phân bố thành một lớp liên tục
- C.Có nơi mỏng, nơi dày
- D.Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
Câu 6: Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên
- A. dãy núi trẻ An-đet.
- B. vành đai lửa Địa Trung Hải.
- C. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.
- D. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ.
Câu 7: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự phun trào của núi lửa?
- A. Khí hậu, áp suất không khí ở khu vực có núi lửa
- B. Áp suất từ bầu khí quyển và các yếu tố ngoại sinh
- C. Sự gia tăng áp suất magma
- D. Áp lực từ lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất
Câu 8: Tỉnh nào sau đây ở nước ta có nhiều hang động nhất?
- A. Quảng Ninh.
- B. Quảng Bình.
- C. Quảng Trị.
- D. Quảng Nam.
Câu 9: Phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì?
- A. khoáng sản là tài nguyên quí hiếm
- B. khoáng sản có rất ít nhưng nhiều chủng loại
- C. khoáng sản hình thành trong thời gian dài
- D. khoáng sản đang dần bị cạn kiệt
Câu 10: Theo em, đâu không phải nguyên nhân gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở miền Trung?
- A. Tác động của ngoại lực (do mưa lớn, bão, lũ) làm phân rã liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật.
- B. Do con người khai thác rừng quá mức khiến đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- C. Do sự bất ổn của các nguồn lực nội sinh bên trong lòng Trái Đất
- D. Do cấu trúc đất đá tạo nên lớp địa tầng trong khu vực
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | B | B | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | C | B | C | C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
- A. núi.
- B. cao nguyên.
- C. trung du.
- D. bình nguyên.
Câu 2: Theo em, các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi
- A.hai địa mảng xô vào nhau.
- B.hai địa mảng được nâng lên cao.
- C.hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
- D.hai địa mảng tách xa nhau.
Câu 3: Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành
- A. nhiên liệu.
- B. kim loại.
- C. phi kim loại.
- D. nguyên liệu.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
- A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
- B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
- C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
- D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 5: Khoáng sản được chia thành mấy loại?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 6: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây
- A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
- B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.
- C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 7: Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?
- A. Phi kim loại.
- B. Nhiên liệu.
- C. Kim loại màu.
- D. Kim loại đen.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?
- A. Dạng địa hình nhô cao.
- B. Đỉnh tròn và sườn dốc.
- C. Độ cao không quá 200m.
- D. Tập trung thành vùng.
Câu 9: Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?
- A. Titan.
- B. Đồng.
- C. Crôm.
- D. Sắt.
Câu 10: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
- A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
- B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
- C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
- D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | D | D | C | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | B | B | B | A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). So sánh điểm khác nhau giữa núi trẻ và núi già?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày quá trình tạo núi?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm | ||||
Câu 1 (6 điểm) |
| 6 điểm | ||||
Câu 2 (4 điểm) | Quá trình nội sinh và ngoại sinh diễn ra đồng thời và đối lập nhau trên bề mặt địa hình, đặc biệt là hiện tượng tạo núi. Quá trình nội sinh đóng vai trò làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất, trong khi đó quá trình ngoại sinh có xu hướng phá huỷ, san bằng các chỗ gỗ ghẻ, bối lấp làm đấy chỗ lõm | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Khoáng sản là gì?
Câu 2 (4 điểm). Nêu các biện pháp để ứng phó với hiện trạng trên và đảm bảo nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống. Dựa vào tính chất và công dụng, khoảng sản thường được chia thành ba nhóm: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ,...), khoảng sản kim loại (vàng, sắt,...) và khoảng sản phi kim loại (đá vôi, thạch anh,...). | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Con người cần nhanh chóng tìm nguồn năng lượng có những ưu việt hơn để thay thế. Đó là nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời, sức gió, sức nước, địa nhiệt. Các loại năng lượng này không bị hao kiệt trong quá trình sử dụng và hạn chế được những tác động tiêu cực đến môi trường. | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?
- A. Từ 200 - 300m.
- B. Trên 400m.
- C. Từ 300 - 400m.
- D. Dưới 200m.
Câu 2. Em hãy cho biết theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:
- A.Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
- B.Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit.
- C.Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan.
- D.Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
Câu 3. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?
- A. Crôm, titan, mangan.
- B. Apatit, đồng, vàng.
- C. Than đá, dầu mỏ, khí.
- D. Đồng, chì, kẽm.
Câu 4. Khoáng sản là gì?
- A. Các loại đá chứa nhiều khoáng vật.
- B. Nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.
- C. Khoáng vật và các loại đá có ích.
- D. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình diễn ra đồng thời nhưng có tác động đối nghịch nhau trong việc hình thành địa hình về mặt Trái Đất. Giải thích tại sao?
Câu 2 (2 điểm): Than đá ở nước ta thường có nhiều ở miền trùng, đá granít và đã badan có nhiều ở các khối núi lớn (như Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã...). Giải thích tại sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | A | D | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình diễn ra đồng thời nhưng có tác động đối nghịch nhau trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất vì quá trình nội sinh làm tăng độ cao của địa hình còn quá trình ngoại sinh làm cho địa hình có xu hướng thấp đi | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Than đá thuộc đã trầm tích nên được hình thành ở những miền trùng của địa hình. - Đá granit, đá badan thuộc đã mắc-ma được hình thành từ khối mắc-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất cùng với quá trình tạo núi. | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành
- A.các dãy núi ngầm.
- B.các dãy núi trẻ cao.
- C.đồng bằng.
- D.cao nguyên.
Câu 2. Theo em những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?
- A.trên các lục địa.
- B.giữa các đại dương.
- C.các vùng gần cực.
- D.vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 3. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
- A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
- B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
- C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
- D. năng lượng từ biển và đại dương.
Câu 4. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
- A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
- B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
- C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
- D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Tại sao chúng ta cần sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản?
Câu 2 (2 điểm): Mỏ khoáng sản là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | A | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Tài nguyên thiên nhiên ko phải là vô tận,để hình thành phải mất hàng triệu năm, nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó. - Khoáng sản có vai trò rất lớn trong các ngành ,khai thác, chế biến, công nghiệp năng lượng ,còn xây dựng đóng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác được gọi là mỏ khoáng sản. Các mỏ khoáng sản hình thành trong một thời gian rất dài, khi khai thác sẽ cạn kiệt, không thể phục hồi lại được | 2 điểm |