Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 18: biển và đại dương

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời Bài 18: biển và đại dương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do đâu?

  • A.Động đất ngầm dưới đáy biển.
  • B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.
  • C.Chuyển động của dòng khí xoáy.
  • D.Bão, lốc xoáy.

Câu 2: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

  • A. Dòng biển Bra-xin.
  • B. Dòng biển Gơn-xtrim.
  • C. Dòng biển Pê-ru.
  • D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 3: Ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh đối với hoạt động đánh bắt thủy sản?

  • A.Đem lại nguồn lợi sinh vật biển phong phú và giàu có tại nơi chúng đi qua nhờ các luồng di cư của sinh vật biển.
  • B.Ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài sinh vật biển do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nước biển nơi chúng đi qua.
  • C.Gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường như gió, lốc ngoài khơi.
  • D.Làm suy giảm sự phong phú, giàu có của nguồn lợi thủy sản do sự di cư và phân tán các luồng sinh vật biển.

Câu 4: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ

  • A. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
  • B. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
  • C. bán cầu Bắc xuống Nam.
  • D. bán cầu Nam lên Bắc.

Câu 5: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

  • A. Trăng tròn và không trăng.
  • B. Trăng khuyết và không trăng.
  • C. Trăng tròn và trăng khuyết.
  • D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 6: Dòng biển được hình thành chủ yếu do

  • A. Núi lửa phun, động đất ngầm dưới đáy biển.
  • B. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
  • C. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.
  • D. Các thiên thể chuyển động xung quanh Trái Đất.

Câu 7: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều là gì?

  • A.Động đất ở đáy biển.
  • B.Núi lửa phun.
  • C.Do gió thổi.
  • D.Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 8: Độ muối của nước biển và đại dương là do yếu tố nào?

  • A.Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
  • B.Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
  • C.Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.
  • D.Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

Câu 9: Vùng biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do:

  • A. vùng biển ấm, mưa nhiều
  • B. có diện tích rộng, tương đối kín
  • C. nước biển sạch, nguồn thức ăn đa dạng
  • D. là nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh

Câu 10: Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm?

  • A. Do hàm lượng muối trong nước Biển Chết quá cao. Tỷ trọng nước biển lớn hơn tỷ trọng người.
  • B. Nước Biển Chết không mang tính chất như nước biển thông thường vì thực chất Biển Chết chỉ là một cái hồ.
  • C. Đây vẫn còn là một hiện tượng đang được nghiên cứu và chưa có lời giải đáp.
  • D. Biển chết nằm ở vùng biên giới phía Tây Jordan, là vùng rất hanh khô, ít mưa, nước bốc hơi mạnh nên bị biến đổi tính chất.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACABA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBDADA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải dấu hiệu sắp có sóng thần?

  • A.  Nước biển nổi bong bóng, có mùi khó chịu
  • B. Chim chóc hoảng loạn bay ra biển
  • C. Mực nước biển hạ nhanh đột ngột
  • D. Biển lặng bất thường

Câu 2: Điểm khác nhau giữa sóng và dòng biển là gì?

  • A. Sóng có cường độ mạnh hơn dòng biển
  • B. Sóng được hình thành do gió, còn dòng biển được hình thành do lực hút của Trái đất với Mặt Trăng
  • C. Dòng biển là những dòng chảy có nhiệt độ cao hoặc thấp hơn vùng nước xung quanh.
  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Biển Hồng Hải có độ muối cao là do:

  • A. Biển có độ bốc hơi lớn và có nhiều sông đổ vào
  • B. Biển rất ít mưa, độ bốc hơi lớn
  • C. Biển có ít sông chảy vào, độ bốc hơi lớn
  • D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú

Câu 4: Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

  • A. động đất.
  • B. bão.
  • C. dòng biển.
  • D. gió thổi.

Câu 5: Biển Ban-tich có độ muối rất thấp là vì nguyên nhân nào?

  • A.Biển rất ít mưa độ bốc hơi lớn.
  • B.Nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn.
  • C.Biển đóng băng quanh năm.
  • D.Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.

Câu 6: Tại sao Nhật Bản luôn chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa và sóng thần?

  • A.Nhật Bản nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
  • B.Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
  • C.Nhật Bản nằm trên nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
  • D.Nhật Bản nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật.

Câu 7: Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?

  • A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
  • B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.
  • C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
  • D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.

Câu 8: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 9: Bán nhật triều là hiện tượng thủy triều mỗi ngày lên, xuống

  • A. 3 lần.
  • B. 4 lần.
  • C. 1 lần .
  • D. 2 lần.

Câu 10: Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

  • A. Ấn Độ Dương.
  • B. Bắc Băng Dương.
  • C. Đại Tây Dương.
  • D. Châu Nam Cực.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDCCCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBCADD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của hoạt động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương?

Câu 2 (4 điểm). Vào thời điểm nào thủy triều cao nhất và thấp nhất?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Các đồng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao, các dòng biển lạnh chảy từ vì độ cao về vì độ thấp.  - Các dòng biển nóng và lạnh tạo nên các vòng tròn trong các đại dương, theo hướng chiều quay kin đồng hồ ở Bắc bản cầu và ngược hướng chiều quay kim đồng hồ ở Nam bán cầu.  - Tại vùng vòng cực Nam, các dòng biển chảy từ tây sang đông

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Thuỷ triều cao nhất vào lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng nhau.  - Thuỷ triều thấp nhất vào lúc Mặt Trăng vuông góc với Trái Đất.

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Chứng minh rằng các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao nơi có nguồn hải sản rất phong phú là nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Các dòng biển đều có nhiệt độ. Dựa vào nhiệt độ của dòng biển, chia ra dòng biển nóng và dòng biển lạnh.  + Các dòng biển nóng có nhiệt độ của nước trong dòng biển cao hơn nhiệt độ của nước biển xung quanh.  + Các dòng biển lạnh có nhiệt độ của nước trong dòng biển thấp hơn nhiệt độ của nước biển xung quanh  - Do có nhiệt độ (nóng hay lạnh), nên các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Thường những nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau có nước biển ấm, phù du và sinh vật hội tu sinh sôi nảy nở phong phú, làm nguồn thức ăn dồi dào cho cá biển.

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

  • A. Dòng biển Bra-xin.
  • B. Dòng biển Gơn-xtrim.
  • C. Dòng biển Pê-ru.
  • D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do

  • A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.
  • B. chuyển động của dòng khí xoáy.
  • C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.
  • D. động đất ngầm dưới đáy biển.

Câu 3. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

  • A. động đất.
  • B. bão.
  • C. dòng biển.
  • D. gió thổi.

Câu 4. Biển Hồng Hải có độ muối cao là do:

  • A. Biển có độ bốc hơi lớn và có nhiều sông đổ vào
  • B. Biển rất ít mưa, độ bốc hơi lớn
  • C. Biển có ít sông chảy vào, độ bốc hơi lớn
  • D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu nguyên nhân sinh ra sóng biển?

Câu 2 (2 điểm): Kể tên một số biển và vịnh biển ở nước ta?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCDCC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. Ngoài ra, ở các đại dương (nhất là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) còn xuất hiện sóng do động đất hoặc núi lửa hoạt động ngắm dưới đáy biển. Loại sóng này có thể cao vài chục mét, gây nhiều tác hại nghiêm trọng, được gọi là sóng thần4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Ở nước ta, phía đông là Biển Đông. Ở vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ. Trong vịnh Bắc Bộ lại có những vịnh nhỏ hơn như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Ở miền Trung có vịnh Nha Trang. Ở miền Nam có biển Tây Nam (còn gọi là vịnh Thái Lan)....

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.
  • B. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
  • C. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
  • D. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.

Câu 2. Dòng biển được hình thành chủ yếu do

  • A. Núi lửa phun, động đất ngầm dưới đáy biển.
  • B. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
  • C. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.
  • D. Các thiên thể chuyển động xung quanh Trái Đất

Câu 3. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.  

Câu 4. Nước mặn chiếm khoảng bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

  • A. 95%.
  • B. 90%.
  • C. 92%.
  • D. 97%.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Thủy triều là gì?

Câu 2 (2 điểm): Khi nào thì xảy ra hiện tượng sóng thần?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBBAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Khi quan sát bờ biển, người ta thấy nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa. Đó là hiện tượng thuỷ triều. Thuỷ triều có quan hệ chặt chẽ với sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất. Nhờ sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng mà nước trong các biển và đại dương có sự vận động lên – xuống tạo ra thuỷ triều.4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm có thể xuất hiện những sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay