Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Văn bản Đất nước
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Văn bản Đất nước. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐẤT NƯỚC
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ Đất nước ra đời trong khoảng thời gian nào?
- A. 1948 – 1954
- B. 1948 – 1955
- C. 1948 – 1956
- D. 1948 – 1957
Câu 2: Địa danh nào sau đây được nhắc đến trong bài thơ?
- A. Hà Nội
- B. Huế
- C. Sài Gòn
- D. Nha Trang
Câu 3: Nội dung phần 1 của tác phẩm là gì?
- A. Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ
- B. Mùa xuân đất nước trong hoài niệm của nhà thơ
- C. Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa
- D. Hình ảnh đất nước đổi mới sau cuộc kháng chiến trường kì
Câu 4: Hình tượng về mùa thu được nhắc đến trong bài thơ có nét đặc sắc nào?
- A. Gợi nỗi nhớ thu xưa với không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ, hương cốm mới
- B. Gợi lại nỗi nhớ trong cảnh thu xưa là người giã từ quê hương ra đi kháng chiến
- C. Gợi ra một mùa thu đẹp, gợi cảm nhưng có chút buồn hắt hiu, vắng lặng
- D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Cho hai câu thơ
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên?
- A. So sánh
- B. Nhân hóa
- C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 6: Nghệ thuật không được sử dụng ở phần 2 bài thơ là:
- A. Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình, gợi cảm
- B. Thủ pháp đối lập
- C. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét
- D. Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung của tác phẩm? Từ đó suy ra chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả được miêu tả như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | A | A | D | B | D |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Giá trị nội dung: + Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ + Tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn - Cảm hứng chủ đạo: niềm tự hào mãnh liệt về quê hương, đất nước - Chủ đề: tình yêu đất nước | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Tín hiệu gợi nhắc: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới" - Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm: + Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng + Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi => Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Tác giả của bài thơ Đất nước là ai?
- A. Nguyễn Khoa Điềm
- B. Trần Đăng Khoa
- C. Nguyễn Đình Thi
- D. Xuân Diệu
Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- A. Tình yêu đôi lứa
- B. Tinh thần đoàn kết
- C. Tình cảm gia đình
- D. Quê hương đất nước
Câu 3: Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào?
- A. Là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu
- B. Là những con đường quen thuộc
- C. Là những cánh đồng bát ngát
- D. Là những con người thân thương
Câu 4: Những dòng thơ nào hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương căm hờn?
- A. Bát cơm chan nước mắt
- B. Đứa đè cổ – đứa lột da
- C. Súng nổ rung trời giận dữ
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
- A. Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi
- B. Đất nước bật lên nỗi căm hờn
- C. Đất nước chìm trong máu và nước mắt
- D. Đất nước u buồn vì mùa thu đến
Câu 6: Mùa thu cũng mang lại tin vui gì cho đất nước?
- A. Người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết
- B. Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn
- C. Đất nước chìm trong máu và nước mắt
- D. Đất nước vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tác giả có những cảm nhận như thế nào về đất nước trong chiến tranh?
Câu 2 (2 điểm): Tại sao lại có sự khác nhau về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | D | A | D | C | B |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Hình ảnh đất nước trong đau thương và chiến tranh hiện lên như một thước phim chân thật: + Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da. + Đất nước bật lên nỗi căm hờn: Từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn | 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì: + Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng + Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến | 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản - Đất nước