Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Văn bản 1: Tác gia Nguyễn Du

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 1: Tác gia Nguyễn Du. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

TÁC GIA NGUYỄN DU

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguồn gốc của Truyện Kiều là:

  1. Từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân

  2. Truyện Lục Vân Tiên

  3. Sở kính tân trang

  4. Truyện Tống Trân – Cúc Hoa

 

Câu 2: Ý nào sau đây có trình tự đúng diễn biến của các sự kiện trong “Truyện Kiều” là:

  1. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ

  2. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ

  3. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước

  4. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc

Câu 3: Thời thơ ấu, Nguyễn Du có cuộc sống như thế nào?

  1. Sống sung túc ở kinh thành Thăng Long

  2. Sống cuộc đời nghèo khó, phiêu bạt

  3. Được đi nhiều nơi

  4. Vào trong cùng sống với anh trai

Câu 4: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là

  1. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.

  2. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.

  3. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.

  4. Cả A và B

 

Câu 5: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?

  1. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.

  2. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.

  3. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.

  4. Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm

Câu 6: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?

  1. Gắn chặt tình đời và tình người

  2. Tình yêu cuộc sống

  3. Tình yêu con người

  4. Đề cao cảm xúc

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu vài nét về giá trị tư tưởng  của Truyện Kiều

Câu 2 (2 điểm): Theo em, cuộc đời Nguyễn Du có những điểm tương đồng nào với nhân vật Thúy Kiều của ông?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

A

A

D

B

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Truyện Kiều là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3.254 câu

- Cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ, không chỉ là vẻ đẹp ngoại hình, tài năng mà còn là vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn.

- Truyện Kiều còn là bài ca về tự do và ước mơ công lí, là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực chà đạp lên quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của con người.

- Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả với tình cảm xót xa, đồng cảm cho số phận con người, cổ vũ cho những khát vọng chính đáng, táp bạo của con người.

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

Câu 2

(2  điểm)

Điểm tương đồng giữa Nguyễn Du và Thúy Kiều là:

- đều có quãng đời lưu lạc, chìm nổi, cơ cực,

- là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh.

 

 

1

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là:

  1. Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch con người.

  2. Là lời tố cáo những thế lực xấu xa, sống vì đồng tiền và trở thành bất nhân.

  3. Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.

  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa :

  1. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

  2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

  3. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

  4. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

 

Câu 3: Tác phẩm Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du được sáng tác bằng:

  1. Chữ Hán

  2. Chữ Nôm

  3. Chữ Lating

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về xuất thân của Nguyễn Du?

  1. Sinh ra trong  gia đình nhà nho yêu nước, nghèo khổ

  2. Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm quan. Cha làm quan to trong triều, anh trai đỗ Tiến sĩ giữ chức Bồi tụng ( tương đương tể tướng).

  3. Sinh ra trong gia đình nhà nông yêu nước

  4. Tất cả đáp án trên đều không đúng

Câu 5: Những biến cố lịch sự nào đã tác động đến cuộc đời và con người Nguyễn Du?

  1. Giai đoạn cuối nhà Lê, sụp đổ của triều đình vua Lê- chúa Trịnh.

  2. Thời kì bão táp của phong trào nông dân mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

  3. Triều đình Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được Vua Gia Long thiết lập

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6:  Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được nhận xét:

  1. Như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.

  2. Là bài ca về sự thương và tự thương

  3. Là nỗi niềm dằn vặt về nỗi đau mà bản thân từng trải qua

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu vài nét về giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều

Câu 2 (2 điểm): Theo em, tên Hán Việt của Truyện Kiều là Đoạn trường tân thanh có ý nghĩa gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

A

B

D

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Truyện Kiều thể hiện rất rõ tài năng sáng tạo vượt bậc của Nguyễn Du trên nhiều bình diện nghệ thuật.

- Về cốt truyện, tác giả đã tổ chức lại cốt truyện, thay đổi trình tự của nhiều chi tiết, sự kiện, sáng tạo nhiều đoạn độc thoại nội tâm và miêu tả thiên nhiên sâu sắc.

- Về nhân vật, các nhân vật được khắc họa một cách chân thực, sinh động từ ngôn ngữ, cử chỉ bên ngoài đến diễn biến nội tâm phức tạp, sâu sắc bên trong. Đặc biệt nghệ thuật khắc họa “con người bên trong”, giúp cho Nguyễn Du vượt xa thời đại của mình khi hướng đến sự tìm kiếm, khám phá con người ở bên trong con người.

- Tiếng Việt trong Truyện Kiều là một ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm, sáng tạo.

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

Câu 2

(2 điểm)

Đoạn trường tân thanh là tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt từng mảnh ruột, ý nghĩa này được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm. Có thể nói, tác phẩm là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 1: Tác giả Nguyễn Du

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay