Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối Bài 2 Văn bản 3: Con đường mùa đông
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 2 Văn bản 3: Con đường mùa đông. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG
ĐỀ SỐ 1
-
Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Pu-skin được mệnh danh là?
A.Mặt trời của thi ca Nga
-
Đại thi hào của văn học Pháp
-
Cây bạch dương của thi ca Nga
-
Không đáp án nào đúng
Câu 2: Hình ảnh nào trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại?
-
Con đường
-
Cỗ xe tam mã băng
-
Cánh đồng
-
Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Hình ảnh “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”?
-
Tô đậm thêm sự hiu quạnh và nỗi buồn của chủ thể trữ tình
-
Như những ánh sáng xua tan sự đơn độc lẻ loi của chủ thể trữ tình
-
Càng khiến không gian trở nên quạnh hiu buồn tẻ
-
Tất cả đáp án trên
Câu 4: Nhan đề Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?
-
Thể hiện sự buồn chán, u uất của chủ thể trữ tình trên con đường dài thăm thẳm
-
Thể hiện sự cô đơn, vắng lặng, nhàm chán của con đường khi mùa đông về
-
Thể hiện sự lạnh giá, cô đơn, vắng lặng heo hút của chủ thể trữ tình
-
Tất cả phương án trên
Câu 5: Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng ở khổ 4 có sự tương phản như thế nào?
-
Ngoại cảnh đa dạng còn tâm tư tác giả mang nỗi buồn
-
Ngoại cảnh đìu hiu còn tâm tư tác giả tràn đầy hạnh phúc
-
A và B đúng
-
Không có sự tương phản
Câu 6: Nguồn cảm hứng nào đã thúc đẩy Pu-skin sáng tác con đường mùa đông?
-
Nỗi buồn riêng của nhà thơ ở nơi đày ải
-
Nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa
-
Ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút tủi buồn trong hành trình cuộc sống riêng tư, cũng như của dân tộc
-
Tất cả đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Câu 2 (2 điểm): Những hình ảnh (“trăng”, “cột sọc chỉ đường”) và âm thanh (“tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc”) trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
-
Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
D |
B |
C |
A |
D |
-
Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Nhan đề “Con đường mùa đông” gợi cho em những liên tưởng về một con đường lạnh lẽo, không một bóng người. Một con đường mờ mịt, tăm tối với cái giá lạnh gào thét, ăn sâu vào da thịt của người độc hành. Phải chăng tác giả đang muốn dùng hình ảnh này để ẩn dụ cho hoàn cảnh hiện tại của mình, cô đơn, lạnh lẽo và thấm đượm nỗi buồn đau. |
2 |
Câu 2 (2 điểm) |
- Những hình ảnh (“trăng”, “cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tác") trong bài thơ hiện lên với một trạng thái buồn rầu, thấm đượm tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhưng ở mỗi sự vật, ta đều bắt gặp một sự gắng gượng, cố gắng xốc lại tinh thần của tác giả bằng những từ mang ý nghĩ hướng tích cực như: cột sọc chỉ đường – chào ta, kim đồng hồ tích tắc – xua lũ người tẻ nhạt… Tất cả cho thấy nội tâm của nhân vật trữ tình đang đấu tranh mạnh mẽ, một bên là nỗi buồn cô đơn, tẻ nhạt, nhớ nhà, nhớ quê hương, một bên là sự gắng gượng, sốc lại tinh thần như một lời tự an ủi tác giả dành cho mình. Qua đó, ta thấy được một con người đa sầu, đa cảm, luôn đấu tranh để giữ vững nội tâm của mình trước hoàn cảnh tù đày khổ đau. |
2 |
ĐỀ SỐ 2
-
Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Con đường mùa đông thuộc thể loại nào?
-
Thơ trữ tình
-
Thơ tự sự
-
Thơ phê phán
-
Thơ văn xuôi
Câu 2: Những hình ảnh “trăng”, “cột sọc chỉ đường” và âm thanh “ tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc” trong bài diễn tả điều gì?
-
Nỗi chờ đợi khắc khoải
-
Mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình
-
Nỗi buồn man mác đang lan dần trong tiềm thức của thi nhân
-
Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…” kết nối tâm tưởng nhân vật trực tình với ai?
-
Với người đọc
-
Với người mình yêu
-
Với trời
-
Cả ba đáp án trên
Câu 4: Xác định không gian thời gian được nhân vật trữ tình nhắc đến trong hai khổ thơ 5-6?
-
Không gian nhỏ bé, trong đêm đen
-
Không gian thoáng đãng trong buổi bình minh
-
Không gian nhỏ bé, ban ngày
-
Không gian rộng lớn trong đêm đen
Câu 5: Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào?
-
Không theo thứ tự nhất định
-
Theo thứ tự từ đầu đến cuối
-
Theo thứ tự ngược lại
-
Đáp án khác
Câu 6: Trong khổ 4 có hình ảnh tương phản nào?
-
Mái lều – rừng
-
Lửa - tuyết
-
Cột sọc – mắt
-
A và B đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ 4.
Câu 2 (2 điểm): Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
-
Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
B |
B |
A |
C |
D |
-
Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ 4: - Hình ảnh: mái lều – rừng, lửa – tuyết - Hoạt động: sừng sững chào ta |
1 1 |
Câu 2 (2 điểm) |
- Không gian: trốn cũ của tác giả, nơi ông sống khi chưa bị lưu đày - Thời gian: buổi tối mùa đông bên lò lửa → Cuộc đấu tranh nội tâm đã đưa tác giả về với những tháng ngày hạnh phúc, nơi ông được sống hạnh phúc bên người mình yêu, được trò chuyện và ngắm người con gái ấy. Đó chính là niềm hạnh phúc, khát khao cháy bỏng mà tác giả muốn có được, muốn lần nữa được trải nghiệm, cảm nhận. Nhưng khi nhìn vào hiện thực phũ phàng, nỗi buồn lại bao trùm lấy tâm trạng của nhân vật bởi ông biết những ngày tháng đấy đã qua đi và không thể trở lại. |
1
1 |
=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 2 Đọc 3: Con đường mùa đông