Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Văn bản 3: Thuyền và biển

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 3: Thuyền và biển. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

THUYỀN VÀ BIỂN

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh?

  1. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh

  2. Thơ bà là tiếng  lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường

  3. Cả hai đáp án trên đều đúng

  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2: Qua bài thơ “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:

A.“Anh” và “em”

  1. “Thuyền” và “em”

  2. “Biển” và “em”

  3. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Bốn chữ

  2. Năm chữ

  3. Bảy chữ

  4. Tự do

Câu 4: Thuyền và biển trong bài thơ là ẩn dụ tượng trưng cho?

  1. Người thiếu phụ và người chồng đã đi xa

  2. Người con gái và người con trai yêu nhau

  3. Người con trai và người con gái đã đi lấy chồng

  4. Người con gái và người con trai đã đi lấy vợ

 

Câu 5: Em hiểu thế nào về câu thơ “Em chỉ còn bão tố!

  1. Thể hiện sự đau khổ của người con gái

  2. Thể hiện tâm lí bất ổn, những đau khổ về tinh thần của người con gái khi yêu khi phải xa cách một nửa của mình.

  3. Thể hiện nỗi buồn của chàng trai

  4. Tất cả đáp án trên

 

Câu 6:Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài Thuyền và biển là gì?

  1. Tình yêu nồng nàn, sắc son của người con gái dành cho người con trai.

  2. Lời tự sự về tình yêu da diết mãnh liệt vượt qua mọi gian nan thử thách của đôi lứa

  3. Cả hai đáp án trên đều đúng

  4. Cả hai đáp án trên đều sai

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày đặc điểm của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.

Câu 2 (2 điểm): Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

B

B

B

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Thơ trữ tình không đặt trọng tâm vào việc kể một câu chuyện, có nhân vật, có tính cách, có bối cảnh không gian và thời gian với rất nhiều chi tiết cụ thể như truyện thơ, mà ưu tiên hàng đầu cho việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, thơ trữ tình không hề chối bỏ yếu tố tự sự, thậm chí, ở sáng tác của một số nhà thơ, yếu tố này khá đậm nét. Đọc một bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự, độc giả dễ nhận ra bóng dáng của một câu chuyện, một sự kiện với những đường nét cốt yếu của nó. Câu chuyện lúc này có tác dụng làm nền cho tiếng nói trữ tình và luôn chịu sự chi phối của mạch cảm xúc mà tác giả triển khai. Do vậy, các câu chuyện thường chỉ được “kể” ở mức độ vừa đủ để cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trọn vẹn.

2

Câu 2

(2  điểm)

- Đó là một câu chuyện tình yêu ngọt ngào, sâu đậm, không thể chia lìa. Điều đó thể hiện qua chuyện biển đưa thuyền đi muôn nơi, chuyện lúc thì thầm thì gửi tâm tư lúc thì ào ạt xô thuyền, đặc biệt nhất là tình cảm thể hiện ở 4 câu thơ cuối.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ “Thuyền và biển” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê

  2. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền

  3. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền

  4. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 2: Chọn đáp án đúng:

  1. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường

  2. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ

  3. Thơ Xuân Quỳnh có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, sáng tạo.

  4. Đáp án A và B

 

Câu 3: Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

  1. Tình yêu mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp muôn nơi

  2. Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng, khi xô bồ, thay đổi

  3. Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng như anh và em, không thể tách rời bởi khi xa chỉ để lại những nỗi buồn đau, tương tư.

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ?

  1. Diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau

  2. Diễn ra song song, độc lập với nhau

  3. Là một câu chuyện, nhưng được tách ra thành hai

  4. Đáp án khác

Câu 5: Việc sử dụng biện pháp lặp cú pháp trong bài thơ có tác dụng gì?

  1. Khẳng định sự chung thủy trong nỗi nhớ qua thời gian

  2. Thể hiện nỗi nhớ của người con gái dành cho người mình yêu

  3. Cả hai đáp án trên đều đúng

  4. Cả hai đáp án trên đều sai

 

Câu 6: Qua bài thơ “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:

A.“Anh” và “em”

  1. “Thuyền” và “em”

  2. “Biển” và “em”

  3. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

Câu 2 (2 điểm): Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

D

A

A

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Trong câu chuyện, thuyền và biển là một đôi, không thể tách rời, thuyền luôn đi cùng biển.

- Những cung bậc tình cảm:

+ Thuyền phải lòng biển: Từ ngày nào chẳng biết / Thuyền nghe lời biển khơi

+ Tình biển dành cho thuyền bao la: Và tình biển bao la / Thuyền đi hoài không mỏi / Biển vẫn xa … còn xa

+ Ân cần yêu thương / Giận hờn vô cớ: Khổ 4, 5

+ Sự hiểu nhau: Chỉ có thuyền mới hiểu / Chỉ có biển mới biết

+ Tâm trạng buồn bã nếu không được ở bên nhau: Những ngày không gặp nhau / Biển bạc đầu thương nhớ,…

+ Tình cảm không thể chia lìa: Hai khổ cuối.

2

Câu 2

(2 điểm)

Hãy trả lời dựa trên suy nghĩ và trải nghiệm của em.

Ví dụ: Qua câu chuyện này, em thấy một tình yêu đẹp, sâu đậm có được khi những điều như “hiểu”, “biết”, “gặp” luôn đi cùng nhau, luôn tồn tại giữa hai người. “Hiểu”, “biết” để giúp đôi lứa gia tăng tình cảm, tránh những vấn đề không đáng có. “Gặp” để có được niềm vui và làm tăng thêm tình cảm gắn bó.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Đọc 3: Thuyền và biển

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay