Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 6: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biện pháp lặp cú pháp là gì?

  1. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.

  2. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.

  3. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.

D.Cả 3 đáp án trên đều đúng

 

Câu 2: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?

  1. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.

  2. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

Câu 3: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

  1. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.

  2. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.

  3. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.

  4. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

Câu 4: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?

  1. Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân

  2. Xuân đến, khắp nước vui như Tết

  3. Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết

  4. Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân

 

Câu 5: Câu nào không sử dụng phép đối trong các câu sau:

  1. Gươm mài đá, đá núi phải mòn

         Voi uống nước, nước sống phải cạn

  1. Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

  1. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ

  1. Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

Câu 6: Tác dụng của phép đối là gì?

  1. Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)

  2. Tạo ra sự hài hoà về thanh

  3. Nhấn mạnh ý

  4. Tất cả các đáp án đều đúng

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

Câu 2 (2 điểm): Xác định biện pháp lặp cấu trúc trong những câu dưới đây.

  1. “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.

  2. “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một”

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

B

A

D

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ.

- Tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhất mạnh.

1

 

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

a. “Trường học của chúng ta…”

b. …là một

1

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phép đối có đặc điểm gì?

  1. Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

  2. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T

  3. Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)

  4. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..

  5. Cả A, B, C và D đều đúng

 

Câu 2: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

  1. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.

  2. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.

  3. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.

  4. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

Câu 3: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”

  1. Phép lặp

  2. Liệt kê

  3. Chêm xen

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 4: Phép lặp cú pháp là:

  1. Lặp lại từ ngữ trong câu

  2. Lặp lại hình thức ngữ âm

  3. Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu

  4. Lặp lại chủ ngữ trong câu

 

Câu 5: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?

  1. Nghệ thuật

  2. Chính luận

  3. Hành chính

  4. Báo chí

 

Câu 6: Phép đối là gì?

  1. Là cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, các thành phần câu, vế song song cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt

  2. Phép đối có vai trò nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối.

Câu 2 (2 điểm): Xác định biện pháp tu từ trong những câu dưới đây

  1. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

  1. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

  2. Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt

  1. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa…Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

E

B

A

C

C

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Biện pháp tu từ đối được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học,

- có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ, câu văn.

1

 

1

Câu 2

(2 điểm)

a. Biện pháp tu từ đối “ta dại” >< “người khôn”, “tìm nới vắng vẻ” >< “đến chốn lao xao”.

b. Biện pháp tu từ đối “mực” >< “đèn”, “đen” >< “sáng”.

c. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “khăn thương nhớ ai”

d. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Sự thật là …”

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay