Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Văn bản 1: Lời tiễn dặn
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 1: Lời tiễn dặn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
LỜI TIỄN DẶN ( TRÍCH TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU – TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI)
ĐỀ SỐ 1
-
Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tiễn dặn người yêu là:
-
Truyện thơ của dân tộc Thái.
-
Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
-
Sử thi của dân tộc Mường.
-
Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng
Câu 2: Thể loại của tác phẩm Lời tiễn dặn là?
-
Truyện ngắn
-
Truyện thơ dân gian
-
Thơ lục bát
-
Thơ tự do
Câu 3: Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích không thể hiện nỗi đau của cô gái?
-
Vừa đi vừa ngoảnh lại.
-
Vừa đi vừa ngoái trông.
-
Tóc rối đưa anh búi hộ
-
Tới rừng lá ngón ngóng trông
Câu 4: Từ “mùa nước đỏ” trong đoạn trích Lời tiễn dặn là mùa nào?
-
Mùa thu, lá cây rụng đỏ nước.
-
Mùa đông, nước có màu đỏ.
-
Mùa lũ, nước đổ về nhiều, đục ngầu.
-
Mùa lũ, nước có màu đỏ ngầu.
Câu 5: Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai cô gái trong truyện là do đâu?
-
Tập tục hôn nhân gả bán.
-
Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo.
-
Vấn đề phân chia giai cấp.
-
Chàng trai nghèo không có lễ vật cầu hôn.
Câu 6: Câu sau sai ở đâu “Tuy cái Lan còn bé, nó đã biết giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà”
-
Thiếu vị ngữ
-
Thiếu chủ ngữ
-
Sai trật tự sắp xếp các thành phần
-
Thiếu vế câu
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Lời kể trong đoạn trích là lời của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?
Câu 2 (2 điểm): Hãy nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
-
Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
B |
C |
C |
A |
D |
-
Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Lời kể trong đoạn trích là lời của chàng trai. - So với các tác phẩm văn xuôi thì lời kể ở truyện thơ này khác ở chỗ là được viết thành từng câu thơ, vì viết bằng thơ nên chỉ giữ lại được phần nào tính chất kể. Một điểm nữa là lời kể trong đoạn trích có sự kết hợp mạnh mẽ với yếu tố trữ tình (mang phong cách thơ). |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
Những điểm cần lưu ý: - Sự kết hợp giữa nghệ thuật trữ tình (mô tả cảm xúc, tâm trạng) với nghệ thuật tự sự (kể sự việc, hành động) - Truyện thơ đã kế thừa truyền thống nghệ thuật của ca dao trữ tình, sử dụng một cách nghệ thuật lời ăn tiếng nói của nhân dân. - Các câu thơ sử dụng dày đặc các phép tu từ đặc sắc (như điệp từ, điệp ngữ) vừa tạo nên nhạc tính rắt réo cho câu thơ, vừa góp phần đắc lực tạo hình ảnh thơ. |
2 |
ĐỀ SỐ 2
-
Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đoạn thơ “Vừa đi vừa ngoảnh lại/ Vừa đi vừa ngoái trông/ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông” là lời của nhân vật nào? Diễn tả tâm trạng gì?
-
Chàng trai, cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
-
Cô gái, thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình.
-
Chàng trai, Thể hiện sự yêu thương, lo lắng cho cô gái.
-
Cô gái, đau khổ vì phải xa người yêu
Câu 2: Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu chàng trai đã nhận ra người yêu cũ nhờ vật gì?
-
Cuộn lá dong
-
Chiếc sáo trúc
-
Chiếc trâm cài tóc
-
Chiếc kèn môi.
Câu 3: Qua văn bản, chàng trai hiện lên là người như thế nào?
-
Bạc bẽo
-
Nóng nảy
-
Thủy chung
-
Kiên nhẫn
Câu 4: Đoạn trích Lời tiễn dặn có biện pháp điệp cú pháp. Cái chết trong đoạn thơ mang ý nghĩa chủ yếu là?
“Chết ba năm hình treo còn đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
-
Dù phải chết, hóa thành gì, anh vẫn quyết tâm ở bên người yêu.
-
Cái chết là sự thử thách tột cùng, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả sự thử thách đó.
-
Nói đến cái chết chính là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau.
-
Dặn dò người yêu không quên mối tình cũ, cùng sống chết bên nhau.
Câu 5: Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái
-
Tâm hồn đa sầu đa cảm
-
Khát khao hạnh phúc lứa đôi
-
Thủy chung, một lòng một dạ
-
Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị nội dung của tác phẩm?
-
Giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp.
-
Tiếng nói phản kháng tập tục, hôn nhân sắp đặt ràng buộc con người.
-
Khát vọng tình yêu tự do, thủy chung gắn bó.
-
Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Lời tiễn dặn (tác giả, thể loại, nội dung,…)
Câu 2 (2 điểm): Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản
GỢI Ý ĐÁP ÁN
-
Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
D |
C |
C |
D |
D |
-
Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Tác giả: Không xác định cụ thể. Đây là truyện dân gian của dân tộc Thái. - Thể loại: truyện thơ - Văn bản được trích từ truyện thơ Tiễn dặn người yêu. - Nội dung: Qua hai lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái, ta thấy được tậm trạng đau xót khi yêu nhau mà không thể bên nhau của chàng trai và cô gái, cùng với đó là tình yêu mãnh liệt, mãi đi cùng năm tháng, sánh ngang với “trời đất, thiên nhiên” của hai người. |
0,5
0,5 0,5
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
Lời tiễn dặn cũng mang ý nghĩa sâu xa là sự tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng. |
2 |
=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Đọc 1: Lời tiễn dặn