Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 16: PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tế bào hấp thụ và phân giải glucose, giải phóng năng lượng theo hai con đường:

  • A. Hô hấp và quang hợp.
  • B. Quang hợp và lên men.
  • C. Hô hấp và lên men.
  • D. Quang khử và quang hợp.

Câu 2: Giai đoạn oxy hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở:

  • A. Bào tương.
  • B. Màng tế bào.
  • C. Chất nền ti thể.
  • D. Màng trong ti thể.

Câu 3: Quá trình phân giải các chất trong tế bào …. tích lũy năng lượng cho tế bào.

  • A. Có
  • B. Có thể
  • C. Không thể
  • D. Không

Câu 4: Giai đoạn đường phân có sự tham gia của

  • A. Lưu huỳnh.
  • B. Carbon.
  • C. Carbon dioxide.
  • D. Oxygen.

Câu 5: Phần lớn năng lượng được tạo ra ở giai đoạn nào trong quá trình hô hấp tế bào?

  • A. Đường phân.
  • B. Chu trình Krebs.
  • C. Chuỗi truyền electron hô hấp.
  • D. Oxy hóa pyruvic acid.

Câu 6: Quá trình hô hấp tế bào, năng lượng dạng hóa năng trong phân tử đường sẽ được giải phóng từ từ qua các giai đoạn và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng hơn trong phân tử ATP, đồng thời giải phóng năng lượng dạng nào?

  • A. Điện năng.
  • B. Hóa năng.
  • C. Cơ năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 7: Hô hấp hiếu khí không có giai đoạn nào

  • A. Oxi hóa Pyruvic acid và chu trình Krebs.
  • B. Chuỗi truyền electron.
  • C. Đường phân.
  • D. Lên men.

Câu 8: Kết quả của quá trình đường phân là từ 1 phân tử glucose tạo ra?

  • A. 2 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
  • B. 2 phân tử pyruvic acid, 4 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
  • C. 1 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
  • D. 1 phân tử pyruvic acid, 4 phân tử ATP và 2 phân tử NADH

Câu 9: Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid, 2 phân tử pyruvic acid đã chuyển hóa thành?

  • A. 2 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 2 phân tử và 2 NADH
  • B. 1 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 2 phân tử và 2 NADH
  • C. 2 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 1 phân tử và 1 NADH
  • D. 2 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 3 phân tử và 3 NADH

Câu 10: Phân tử acetyl-CoA đi vào chu trình Krebs và bị õi hóa hoàn toàn. Kết quả từ 1 phân tử acetyl- CoA sẽ tạo ra?

  • A. 2 phân tử, 1ATP, 1 và 4 NADH
  • B. 2 phân tử, 1ATP, 1 và 3 NADH
  • C. 2 phân tử, 2ATP, 1 và 3 NADH
  • D. 1 phân tử, 1ATP, 1 và 3 NADH

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năng lượng được giải phóng trong chuỗi truyền electron được sử dụng để làm gì

  • A. Tổng hợp glucose.
  • B. Phân giải glucose.
  • C. Tổng hợp ATP.
  • D. Phân giải ATP.

 

Câu 2: Nhận định nào là đúng về kết quả sau chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP?

  • A. 1 phân tử NADH sẽ giải phóng năng lượng tương đương 2,5 ATP
  • B. 1 phân tử NADH sẽ giải phóng năng lượng tương đương 3,5 ATP
  • C. 1 phân tử sẽ giải phóng năng lượng tương đương 2,5 ATP
  • D. 1 phân tử sẽ giải phóng năng lượng tương đương 1,5 ATP

 

Câu 3: Nêu vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron.

  • A. Tạo phân tử ATP.
  • B. Chất nhận electron cuối cùng.
  • C. Phân giải phân tử nước.
  • D. Bắt đầu chuỗi truyền electron.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về sự lên men?

  • A. Là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường.
  • B. Không có chuỗi truyền electron.
  • C. Không có sự tham gia của oxygen.
  • D. Không có giai đoạn đường phân.

 

Câu 5: Toàn bộ năng lượng hóa học của một phân tử glucose được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí sẽ được chuyển sang liên kết hóa học dễ sử dụng hơn trong khoảng?

  • A. 36-38 phân tử ATP.
  • B. 38-40 phân tử ATP.
  • C. 30-32 phân tử ATP.
  • D. 40-42 phân tử ATP.

 

Câu 6: Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua quá trình hô hấp hiếu khí có thể tạo ra được bao nhiêu phân tử ATP?

  • A. 30-32 phân tử ATP.
  • B. 38-40 phân tử ATP.
  • C. 42-48 phân tử ATP.
  • D. 32-38 phân tử ATP.

 

Câu 7: Điều nào không xảy ra trong quá trình phản ứng tối của quang hợp?

  • A. sử dụng ATP.
  • B. khử oxy để tạo ra nước.
  • C. sử dụng NADPH.
  • D. tổng hợp glucose.

 

Câu 8: Điểm khác nhau giữa lên men rượu và lên men lactase là?

  • A. Nguyên liệu ban đầu khác nhau.
  • B. Lên men rượu cần oxygen.
  • C. Lên men ethanol cần oxygen.
  • D. Chất nhận electron khác nhau.

 

Câu 9: Đâu là ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể?

  • A. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình phân giải hiếu khí diễn ra mạnh nhất.
  • B. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình phân giải hiếu khí diễn ra rất ít.
  • C. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình tổng hợp hiếu khí diễn ra mạnh nhất.
  • D. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình tổng hợp hiếu khí diễn ra ít nhất.

 

Câu 10:  Lên men dưa chua thường diễn ra ở?

  • A. Lactobacillus.
  • B. Nấm men.
  • C. Nhóm vi khuẩn lên men.
  • D. Chi Saccharomyces.

 
 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm và vai trò của quá trình phân giải.

Câu 2 (6 điểm). Tại sao quá trình phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào cần sự điều chỉnh chặt chẽ để duy trì sự cân bằng sinh học?

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Trình bày diễn biến quá trình đường phân.

Câu 2 (6 điểm). Hô hấp hiếu khí và kị khí giống nhau ở điểm nào?

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm cuối của quá trình đường phân?

  • A. 2 pyruvate.
  • B. 2 ATP.
  • C. 2 phân tử carbon dioxide.
  • D. 2 NADH.

 

Câu 2: Chu trình Krebs xảy ra trong ti thể của tế bào. Đâu là vị trí của chu trình Krebs (axit citric) bên trong ti thể?

  • A. Màng trong ty thể
  • B. Chất nền
  • C. Màng ngoài ty thể
  • D. Stroma

 

Câu 3: Bước cuối cùng của quá trình hô hấp tế bào là chuỗi vận chuyển điện tử (ETC). Điều gì mô tả tốt nhất bước đầu tiên trong chuỗi vận chuyển electron?

  • A. Các ion hydro khuếch tán qua màng.
  • B. Các electron ở màng trong được cung cấp năng lượng bởi Mặt trời.
  • C. Các electron từ NADH và FADH2 liên kết với các ion hydro để tạo thành phân tử nước.
  • D. Các điện tử được cung cấp năng lượng từ NADH và FADH2 kích hoạt các protein vận chuyển.

 

Câu 4: Nếu cho vào tế bào một chất hóa học để phá hủy màng trong ti thể, hãy cho biết trong trường hợp này, số ATP được giải phóng sẽ là bao nhiêu?

  • A. 4 ATP.
  • B. 30 ATP.
  • C. 10 ATP.
  • D. 2 ATP.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Vì sao cyanide có thể gây tử vong?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày các hình thức lên men.

 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học được gọi là

  • A. quá trình tổng hợp.
  • B. quá trình phân giải.
  • C. quá trình tự dưỡng.
  • D. quá trình dị dưỡng.

 

Câu 2: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình phân giải các chất?

  • A. Quá trình biến đổi từ tinh bột thành glucose.
  • B. Quá trình biến đổi từ protein thành các chuỗi peptide ngắn.
  • C. Quá trình biến đổi từ CO2 và nước thành các chất hữu cơ.
  • D. Quá trình biến đổi từ lipid thành glycerol và acid béo.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về quá trình phân giải các chất?

  • A. Có sự biến đổi từ chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
  • B. Có sự tích lũy năng lượng trong các sản phẩm được tạo thành.
  • C. Có sự bẻ gãy các liên kết hóa học của các chất tham gia.
  • D. Có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

 

Câu 4: Trường hợp nào sau đây có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất?

  • A. Người đang ngủ.
  • B. Người đang đi bộ.
  • C. Người đang chạy.
  • D. Người đang ngồi nghỉ ngơi.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình phân giải kị khí với quá trình phân giải hiếu khí.

Câu 2 (4 điểm). Quá trình tổng hợp và quá trình phân giải các chất trong tế bào có mối quan hệ như thế nào?

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay