Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong các dạng năng lượng sau đây, có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong tế bào?

(1) Hóa năng

(2) Nhiệt năng

(3) Điện năng

(4) Cơ năng

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Trong tế bào, dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học được gọi là

  • A. hóa năng.
  • B. cơ năng.
  • C. điện năng.
  • D. nhiệt năng.

Câu 3: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

  • A. Base nito adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate
  • B. Base nito adenine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate
  • C. Base nito adenine, đường ribose, 2 nhóm phosphate
  • D. Base nito adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate

Câu 4: Dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào là

  • A. hóa năng.
  • B. nhiệt năng.
  • C. điện năng.
  • D. cơ năng.

Câu 5: Sự chuyển hóa năng lượng là

  • A. sự tạo thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.
  • B. sự tạo thành nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể.
  • C. sự hao phí năng lượng trong quá trình sống của tế bào.
  • D. sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

Câu 6: Sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong quá trình quang hợp là

  • A. hóa năng thành quang năng.
  • B. quang năng thành hóa năng.
  • C. hóa năng thành điện năng.
  • D. điện năng thành hóa năng.

Câu 7: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi của hợp chất cao năng nào?

  • A. FADH2
  • B. ADP
  • C. NADPH
  • D. ATP

Câu 8: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphate cuối cùng cho các chất đó để trở thành:

  • A. Đường ribose.
  • B. Base nito adenine.
  • C. ADP.
  • D. Hợp chất cao năng.

Câu 9: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do

  • A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
  • B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm phosphate.
  • C. Đây là liên kết mạnh.
  • D. Các nhóm phosphate đều tích điện âm nên đẩy nhau.

Câu 10: Trong phân tử ATP, có 3 nhóm phosphate nên chúng:

  • A. Hoạt động yếu.
  • B. Hút nhau mạnh dẫn đến dễ hình thành phân tử.
  • C. Dễ liên kết với các phân tử khác.
  • D. Đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau, giải phóng năng lượng.

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là

  • A. 2 liên kết.
  • B. 3 liên kết.
  • C. 4 liên kết.
  • D. 1 liên kết.

 

Câu 2: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do:

  • A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
  • B. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau.
  • C. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm phosphate.
  • D.  Đây là liên kết mạnh.

 

Câu 3: Sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong quá trình thi đấu của một vận động viên điền kinh là

  • A. hóa năng được chuyển hóa chủ yếu thành cơ năng và một phần nhiệt năng.
  • B. hóa năng được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng và một phần cơ năng.
  • C. nhiệt năng được chuyển hóa chủ yếu thành hóa năng và một phần cơ năng.
  • D. nhiệt năng được chuyển hóa chủ yếu thành cơ năng và một phần hóa năng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào?

  • A. Sự chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra trước sự chuyển hóa vật chất.
  • B. Sự chuyển hóa vật chất luôn diễn ra trước sự chuyển hóa năng lượng.
  • C. Sự chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với sự chuyển hóa năng lượng.
  • D. Sự chuyển hóa năng lượng diễn ra độc lập với sự chuyển hóa vật chất.

 

Câu 5: Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong

  • A. Ti thể.
  • B. Tế bào chất.
  • C. Lục lạp.
  • D. Riboxom.

 

Câu 6: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì:

  • A. Các liên kết phosphate cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
  • B. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. Nó có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
  • D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ATP?

  • A. Khi bẻ gãy các liên kết cao năng trong ATP sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng.
  • B. ATP có tính chất dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.
  • C. Mọi hoạt động trong tế bào đều cần năng lượng được giải phóng ra từ phân tử ATP.
  • D. Sự tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với sự tích lũy và giải phóng năng lượng.

 

Câu 8: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

  • A. Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình: đồng hóa và dị hóa.
  • B. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
  • C. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào
  • D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng

 

Câu 9: Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trong quá trình chuyển hóa vật chất, các chất được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào.
  • B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • C. Chuyển hóa vật chất là tập họp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
  • D. Chuyển hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp xảy ra trong tế bào.

 

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không phải của enzyme?

  • A. Là hợp chất cao năng.
  • B. Là chất xúc tác sinh học.
  • C. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
  • D. Có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm của sự chuyển hóa năng lượng.

Câu 2 (6 điểm). Khi nhiệt độ tăng quá cao thì hoạt tính của enzyme bị ảnh hưởng như thế nào? Vì sao?

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm, đặc điểm của enzyme.

Câu 2 (6 điểm). Vì sao enzyme bị biến tính sẽ mất hoạt tính xúc tác? Khi tế bào không sản xuất một enzyme nào đó hoặc enzyme đó bị bất hoạt thì sinh vật sẽ gặp phải vấn đề gì?

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Enzyme có bản chất là

  • A. nucleic acid.
  • B. protein.
  • C. carbohydrate.
  • D. phospholipid.

 

Câu 2: Trong mỗi phân tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng ?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

 

Câu 3: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác ?

  • A. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá.
  • B. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
  • C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng.
  • D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào.

 

Câu 4: Chuyển hóa vật chất là:

  • A. sự chuyển đổi chất này thành chất khác.
  • B. sự chuyển đổi chất đơn giản thành chất phức tạp.
  • C. sự chuyển đổi chất phức tạp thành chất đơn giản.
  • D. sự chuyển đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nếu tế bào không có các enzyme thì điều gì sẽ xảy ra?

Câu 2 (4 điểm). Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới dạng nào?

 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

  • A. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.
  • B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.
  • C. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.
  • D. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng.

 

Câu 2: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi

  • A. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của trung tâm hoạt động trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
  • B. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất kích thích trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
  • C. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất ức chế trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
  • D. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của cofactor trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.

Câu 3: Một nguyên tử sắt phải mất khoảng 300 năm để phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Nhưng một phân tử enzyme catalase thì chỉ cần một giây đã có thể phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Ví dụ trên muốn nói đến đặc tính nào của enzyme?

  • A. Có khả năng xúc tác thuận nghịch.
  • B. Có tính đặc hiệu và chọn lọc.
  • C. Có hoạt tính xúc tác mạnh.
  • D. Có mức năng lượng lớn.

 

Câu 4: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi

  • A. cofactor của enzyme.
  • B. điểm ức chế của enzyme.
  • C. điểm hoạt hóa của enzyme.
  • D. trung tâm hoạt động của enzyme.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Vì sao enzyme có tính đặc hiệu?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày quá trình tổng hợp và phân giải ATP.

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay