Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 4: Khái quát về tế bào
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Người đầu tiên mô tả các tế bào sống là
- A. Theodor Schwann.
- B. Matthias Schleiden.
- C. Antonie van Leeuwenhoek.
- D. Robert Hooke.
Câu 2: Công trình nghiên cứu của nhà thực vật học Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann cho thấy
- A. Cơ thể sống được cấu tạo từ các tế bào.
- B. Vi khuẩn có cấu tạo gồm một tế bào.
- C. Sự tương đồng của tế bào thực vật và tế bào động vật.
- D. Cơ thể sống được cấu tạo từ các phân tử.
Câu 3: Nội dung của học thuyết tế bào do Schleiden và Schwann đưa ra là
- A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.
- B. Mọi tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan.
- C. Tế bào động vật và thực vật có sự tương đồng.
- D. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
Câu 4: Tác giả của học thuyết tế bào là
- A. Robert Hooke và Schwann.
- B. Schleiden và Schwann.
- C. Antonie van Leeuwenhoek.
- D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.
Câu 5: Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống là
- A. Phân tử.
- B. Tế bào.
- C. Nguyên tử.
- D. Bào quan.
Câu 6: Đối tượng quan sát khi nghiên cứu tế bào của Robert Hooke là
- A. Tế bào động vật.
- B. Tế bào thực vật.
- C. Tổ ong.
- D. Vỏ bần của cây sồi.
Câu 7: Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bẩn của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được là
- A. Bào quan.
- B. Khoang nhỏ.
- C. Tế bào.
- D. Mô.
Câu 8: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học
- A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.
- B. Học thuyết tế bào mở ra một lĩnh vực sinh học mới tế bào học.
- C. Học thuyết tế bào cho thấy đơn vị cơ sở của sự sống là tế bào.
- D. Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên.
Câu 9: Điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.
- A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.
- B. Kích thước của một sinh vật đơn bào lớn hơn một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.
- C. Ở sinh vật đơn bào, sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản được thực hiện ở một tế bào, còn ở các sinh vật đa bào, có nhiều tế bào hơn để cùng thực hiện những chức năng đó.
- D. Ở sinh vật đơn bào, sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản được thực hiện ở một tế bào, còn ở các sinh vật đa bào, các tế bào được biệt hóa để thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 10: Trùng roi xanh là
- A. Vi rút.
- B. Động vật đơn bào.
- C. Động vật đa bào.
- D. Sán.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Người đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước là
- A. Rudolf Virchow.
- B. Antonie van Leeuwenhoek.
- C. Robert Hooke.
- D. Schleiden và Schwann.
Câu 2: Đâu không phải nội dung cơ bản của học thuyết tế bào
- A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- B. Các tế bào có thành phân hóa học tương tự nhau, có vật chết di truyền là DNA.
- C. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
- D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.
Câu 3: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào.
- A. Tất cả các tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan.
- B. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- C. Tế bào đầu tiên được hình thành một cách ngẫu nhiên.
- D. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
Câu 4: Biết hai chỗ trống thiếu cùng một từ, điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ ..…….., các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong ……….”
- A. Tế bào.
- B. Phân tử.
- C. Cơ quan.
- D. Bào quan.
Câu 5: Đối với sinh vật đa bào, các hoạt động sống của cơ thể là
- A. Sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.
- B. Sự phối hợp hoạt động của các bào quan khác nhau.
- C. Sự phối hợp hoạt động của các mô khác nhau.
- D. Sự phối hợp hoạt động của các cơ thể khác nhau.
Câu 6: Đối tượng quan sát khi nghiên cứu tế bào của Theodor Schwann là
- A. Vỏ bần của cây sồi.
- B. Nguyên sinh vật.
- C. Tế bào động vật.
- D. Tế bào thực vật.
Câu 7: Tại sao sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho sự phát triển của lĩnh vực tế bào học
- A. Vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào,sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở mức tế bào.
- B. Vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào,sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở cấp độ dưới tế bào.
- C. Vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào,sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở cấp độ trên tế bào.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 8: Trùng roi xanh có khả năng quang hợp không, vì sao
- A. Không. Vì chỉ có thực vật mới có khả năng quang hợp, trùng roi xanh là động vật.
- B. Có. Vì trùng roi xanh là thực vật nên có khả năng quang hợp.
- C. Có. Vì trong tế bào của trùng roi xanh có diệp lục.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9: Để biết trùng roi xanh có khả năng quang hợp hay không, chúng ta dùng phương pháp nghiên cứu
- A. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- B. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.
- C. Phương pháp trải nghiệm thực địa.
- D. Phương pháp quan sát.
Câu 10: Biệt hóa là gì
- A. Biệt hóa là hiện tượng một tế bào sinh ra nhiều loại tế bào khác nhau.
- B. Biệt hóa là hiện tượng tế bào sau khi nhân đôi không giống tế bào ban đầu.
- C. Biệt hóa là hiện tượng các tế bào sinh ra có cấu trúc và chức năng không giống tế bào đã sinh ra nó, tức là xuất hiện một loại tế bào mới.
- D. Biệt hóa là hiện tượng các tế bào sau khi giảm phân có cấu trúc và chức năng không giống tế bào đã sinh ra nó.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?
Câu 2 (6 điểm). Trình bày những nội dung cơ bản của học thuyết tế bào.
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Nêu một số phương pháp nghiên cứu tế bào học mà em biết. Nhờ vào đặc điểm bên ngoài nào để phân biệt các loại tế bào?
Câu 2 (6 điểm). Trình bày khái quát về sự ra đời của học thuyết tế bào.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Người đầu tiên phát minh ra kính hiển vi quang học là
- A. Theodor Schwann.
- B. Robert Hooke.
- C. Matthias Schleiden.
- D. Antonie van Leeuwenhoek.
Câu 2: Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke quan sát được khi sử dụng kính hiển vi quang học được gọi là
- A. vi khuẩn.
- B. virus.
- C. tế bào.
- D. vi sinh vật.
Câu 3: Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào” dựa trên cơ sở nào sau đây?
- A. Dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân và các nhà khoa học trước đó.
- B. Dựa trên những phân tích về vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của các tế bào.
- C. Dựa trên những sự quan sát các sinh vật đơn bào và đa bào bằng mắt thường.
- D. Dựa trên những phân tích về thành phần hóa học và hoạt động của tế bào.
Câu 4: Sự ra đời của học thuyết tế bào không có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Khẳng định mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
- B. Góp phần chứng minh được sự thống nhất của sinh giới.
- C. Góp phần chứng minh được sự đa dạng của sinh giới.
- D. Đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về tế bào và cơ thể sinh vật.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì?
Câu 2 (4 điểm). Vì sao các loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng ra sao đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống là vì
- A. mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
- B. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong tế bào.
- C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất trong cơ thể sinh vật.
- D. tế bào là đơn vị nhỏ nhất có các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Câu 2: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống là vì
- A. mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
- B. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong tế bào.
- C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất trong cơ thể sinh vật.
- D. tế bào là đơn vị nhỏ nhất có các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Câu 3: Một sinh vật đơn bào khác một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào ở điểm là
- A. có khả năng đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
- B. luôn sự phối hợp hoạt động với các tế bào cùng loại.
- C. tham gia cấu tạo nên 1 loại mô nhất định trong cơ thể.
- D. không có khả năng hoạt động độc lập trong môi trường.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
(2) Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau.
(3) Tất cả các tế bào có vật chất di truyền là RNA.
(4) Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các nguyên tử trong tế bào.
Số phát biểu đúng theo quan điểm của học thuyết tế bào là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Vì sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống?
Câu 2 (2 điểm). Schleiden và Schwann đã kết luận "Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào". Dựa vào đâu mà họ có kết luận đó?
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 4: Khát quát về tế bào (1 tiết)