Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 18: Chu kì tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kì tế bào. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

  • A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
  • B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
  • C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  • D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.

Câu 2: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?

  • A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.
  • B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.
  • C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.
  • D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.

Câu 3: Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không vai trò nào sau đây?

  • A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
  • B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
  • C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.
  • D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.

Câu 4: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
  • B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
  • C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
  • D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau

Câu 5: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là 

  • A. Quá trình phân bào 
  • B. Phát triển tế bào
  • C. Chu kỳ tế bào 
  • D. Phân chia tế bào

Câu 6: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là

  • A. nguyên phân và giảm phân.
  • B. giảm phân và hình thành giao tử.
  • B. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
  • C. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).

Câu 7: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do:

  • A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
  • B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
  • C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
  • D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào

Câu 8: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?

  • A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
  • B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống
  • C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
  • D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản

Câu 9: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về

  • A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
  • B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
  • C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
  • D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi

Câu 10: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

  • A. Pha M.
  • B. Pha G1.
  • C. Pha S.
  • D. Pha G2.

 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các pha sau:

(1) Pha S.

(2) Pha M.

(3) Pha G1.

(4) Pha G2.

Trình tự các pha diễn ra trong kì trung gian của tế bào sinh vật nhân thực là

  • A. (1) → (3) → (4).
  • B. (2) → (3) → (4).
  • C. (3) → (4) → (2).
  • D. (3) → (1) → (4).

 

Câu 2: Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở

  • A. pha G2.
  • B. pha S.
  • C. pha G2.
  • D. pha M.

 

Câu 3: Pha M gồm 2 quá trình là

  • A. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
  • B. nhân đôi DNA và nhân đôi nhiễm sắc thể.
  • C. sinh trưởng tế bào và sinh sản tế bào.
  • D. phân chia nhân và phân chia bào quan.

Câu 4: Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là

  • A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân dôi ADN, NST.
  • B. Trung thể tự nhân đôi
  • C. ADN tự nhân đôi
  • D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi

 

Câu 5: Ung thư là

  • A. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • B. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • C. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • D. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

 

Câu 6: Hoạt động nào sau đây không thể diễn ra nếu điểm kiểm soát G1 phát hiện các sai hỏng?

  • A. Chu kì tế bào bị dừng lại.
  • B. Tế bào tiến vào pha S.
  • C. Tế bào tiến vào pha G0.
  • D. Tế bào tiến thẳng vào pha M.

 

Câu 7: Vai trò của quá trình phân chia nhân trong pha M là

  • A. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
  • B. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.
  • C. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
  • D. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.

 

Câu 8: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào:

  • A. Kỳ giữa
  • B. Kỳ sau
  • C. Kỳ cuối
  • D. Kỳ đầu

 

Câu 9: Khối u lành tính khác với khối ác tính ở điểm là

  • A. có khả năng tăng sinh không giới hạn.
  • B. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể.
  • C. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới.
  • D. có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường.

 

Câu 10:  Trình tự các kì diễn ra trong pha phân chia tế bào (pha M) của chu kì tế bào là

  • A. kì sau → kì đầu → kì giữa → kì cuối.
  • B. kì giữa → kì đầu → kì sau → kì cuối.
  • C. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.
  • D. kì đầu → kì sau → kì giữa → kì cuối.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm của chu kì tế bào và thời gian của chu kì tế bào.

Câu 2 (6 điểm). Nêu các biện pháp phòng tránh ung thư.

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày vai trò quá trình kiểm soát chu kì tế bào.

Câu 2 (4 điểm). Nêu khái niệm ung thư và khối u.

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm

  • A. 1 pha
  • B. 3 pha
  • C. 2 pha
  • D. 4 pha

 

Câu 2: Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm

  • A. ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
  • B. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.
  • C. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư hậu môn.
  • D. ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi.

 

Câu 3: Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là

  • A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào
  • B. Màng nhân và nhân con xuất hiện
  • C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn
  • D. NST tiêu biến

 

Câu 4: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?

  • A. Phân li nhiễm sắc thể
  • B. Nhân đôi nhiễm sắc thể
  • C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể
  • D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

Câu 2 (4 điểm). Phân biệt việc phân chia tế bào bình thường và tế bào ung thư.

 
 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Số điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây không được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng?

  • A. Tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng.
  • B. Ô nhiễm môi trường sống ngày càng nặng nề.
  • C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh.
  • D. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngày càng phổ biến.

Câu 3: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của

  • A. Kì cuối
  • B. Kỳ đầu 
  • C. Kỳ giữa
  • D. Kỳ trung gian

 

Câu 4: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là

  • A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.
  • B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.
  • C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.
  • D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nguyên nhân nào gây ung thư?

Câu 2 (4 điểm). Ung thư có thể điều trị bằng các biện pháp nào?  

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay