Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải là đối tượng nghiên cứu của Sinh học?

  • A. Các sinh vật sống.
  • B. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.  
  • C. Sự vận động của vũ trụ.
  • D. Các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.

Câu 2: Đâu không phải là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học?

  • A. Di truyền học, giải phẫu học.
  • B. Sinh học tế bào, vi sinh vật học.
  • C. Sinh thái học và môi trường, lượng tử học.
  • D. Động vật học, thực vật học.

Câu 3: Đâu không phải thành tựu mà ngành Sinh học có thể đem lại

  • A. Xử lý ô nhiễm môi trường.
  • B. Cải tạo điều kiện các hành tinh khác để phù hợp cho sự sống.
  • C. Áp dụng các liệu pháp gen và liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh.
  • D. Tạo ra năng lượng sinh học.

Câu 4: Những ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học

  • A. Y – dược học, sư phạm sinh học, công nghệ thực phẩm, khoa học môi trường.
  • B. Pháp y, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kỹ thuật nhiệt.
  • C. Sư phạm sinh học, dược học, khoa học môi trường, kỹ thuật vật liệu.
  • D. Y – dược học, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kỹ thuật trắc địa – bản đồ.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây đúng

  • A. Di truyền học chỉ tập trung nghiên cứu về tính di truyền trong bộ gen của con người.
  • B. Sinh học tế bào nghiên cứu những cấp tổ chức dưới tế bào – nguyên tử, phân tử.
  • C. Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng

  • A. Bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, tuy nhiên lợi ích kinh doanh cần được đặt lên hàng đầu.
  • B. Trong tương lai, ngành sinh học phát triển có thể chữa trị các bệnh AIDS, ung thư.
  • C. Các bệnh liên quan đến di truyền và được quy định trên gene không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • D. Sinh học chỉ có thể kết hợp với tin học, hóa học để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống. Sinh học không thể kết hợp với vật lý, khoa học vũ trụ vì phạm vi kiến thức không tương quan với nhau.

Câu 7: Đâu không phải là đối tượng nghiên cứu của sinh học

  • A. Con người.
  • B. Hệ sinh thái.
  • C. Cơ chế di truyền và biến dị.
  • D. Các ngôi sao.

Câu 8: Chế tạo ra các robot có cử động và cảm xúc như con người nhằm thay thế con người trong lao động nặng, hướng tới thời đại kĩ thuật cao. Thành tựu này là sự kết hợp giữa Tin học và lĩnh vực nào của Sinh học

  • A. Công nghệ sinh học.
  • B. Động vật học.
  • C. Sinh lý học.
  • D. Giải phẫu học.

Câu 9: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc ngành công nghệ sinh học hiện đại

  • A. Công nghệ sinh học xử lý môi trường.
  • B. Công nghệ chuyển nhân và phôi.
  • C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
  • D. Công nghệ tạo giống gây đột biến.

Câu 10: Số phát biểu đúng là

Ngành Sinh học dùng các phương pháp khoa học để nghiên cứu và trả lời các câu hỏi về sự sống.

Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, hiện nay, người ta đã tìm ra được phương pháp chữa trị tất cả bệnh di truyền.

Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực sinh học phân tử là ácc phân tử sinh học như DNA, protein...

Để giải thích một vấn đề nào đó  liên quan đến sự sống, ta cầ phải dựa trên kiến thức của một hoặc một số lĩnh vực sinh học.

Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng sản lượng lương thực và chi phí sản xuất.

Hiện nay, nhiều vi khuẩn và tảo được sử dụng để xử lí ô nhiễm môi trường.

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 5.



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào

  • A. Brazil, 1998.
  • B. Brazil, 1992.
  • C. Mỹ, 1965.
  • D. Mỹ, 1984.

 

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của (1)……… nhưng không làm ảnh hướng đến khả năng (2)……… của (3)………”

  • A. (1) thế hệ hiện nay; (2) tái tạo các nguồn tài nguyên; (3) thiên nhiên.
  • B. (1) thế hệ hiện nay; (2) phát triển cân bằng; (3) Trái Đất.
  • C. (1) thế hệ hiện nay; (2) thỏa mãn nhu cầu; (3) các thế hệ tương lai.
  • D. (1) loài người; (2) thỏa mãn nhu cầu; (3) các loài khác trong tự nhiên.

 

Câu 3: Đạo đức sinh học ra đời với nhiệm vụ

  • A. Đưa ra những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng là con người.
  • B. Đưa ra những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật.
  • C. Các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học.
  • D. Đưa ra những quy tắc cần phải tuân thủ khi nghiên cứu sinh học.

Câu 4: Thế kỉ XXI được gọi là thế kỉ của ngành

  • A. Công nghệ sinh học.
  • B. Sinh học phân tử.
  • C. Tế bào học.
  • D. Di truyền học.

 

Câu 5: Đâu không phải nhiệm vụ của sinh học tế bào

  • A. Nghiên cứu ứng dụng của Di truyền học và Sinh học.
  • B. Nghiên cứu về các hoạt động sống của tế bào.
  • C. Nghiên cứu về cơ sở phân tử của các cơ chế di truyền.
  • D. Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng bằng các phương pháp khác nhau (gây đột biến, lai tế bào sinh dưỡng, chuyển gene,… ).

 

Câu 6: Đâu không phải là thành tựu của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

  • A. Vaccine phòng ngừa Covid-19.
  • B. Dòng điện xoay chiều.
  • C. Các giống cây sạch bệnh, sản lượng cao, các giống vật nuôi mới,…
  • D. Lý thuyết về cấu tạo cơ thể người, các bệnh tật và phương pháp chữa bệnh.

 

Câu 7: Những hiểu biết về não bộ con người không mang lại lợi ích nào dưới đây

  • A. Giúp con người chủ động đưa ra những phương pháp cải thiện trí nhớ.
  • B. Tư vấn, chữa trị các vấn đề tâm lí cũng như hành vi của con người.
  • C. Góp phần làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hội trở nên sâu sắc hơn.
  • D. Giúp con người đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

 

Câu 8: Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Thủy sản.
  • C. Y – dược học.
  • D. Công nghệ thực phẩm.

 

Câu 9: Tại sao sự phát triển của ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học

  • A. Vì rừng là môi trường hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động của con người.
  • B. Vì rừng là môi trường tốt nhất để các loài sinh vật có thể phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên và không hoặc ít sự tác động của con người.
  • C. Vì trong rừng có rất nhiều loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ.
  • D. Vì diện tích rừng trên thế giới rất nhiều so với diện tích đất đã sử dụng của con người.

 

Câu 10: Đâu không phải là sản phẩm của công nghệ sinh học

  • A. Tảo lọc nước.
  • B. Nhiên liệu sinh học.
  • C. Cây trồng kháng thuốc trừ sâu.
  • D. Vaccine.

 
 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu mục tiêu học tập môn Sinh học.

Câu 2 (6 điểm). Một số ngành sinh học cơ bản được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

  



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Sinh học đã đóng góp như thế nào vào sự phát triển kinh tế, công nghệ?

Câu 2 (4 điểm). Đạo đức sinh học có nhiệm vụ gì?

 

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn phát biểu không đúng về ngành Khoa học môi trường

  • A. Ngành nghề yêu cầu những kiến thức về sinh học, hóa học, địa lý,… ; các kỹ năng phân tích, quản lý dữ liệu, sản xuất sạch,...
  • B. Mục tiêu của ngành là giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực khoa học/kỹ thuật môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, tái chế chất thải, sản xuất sạch,…
  • C. Một vài công việc cụ thể của ngành Khoa học môi trường như kiểm soát, quản lý môi trường; tư vấn, thiết kế các hệ thống xử lý nước thải,…
  • D. Sau khi học ngành Khoa học môi trường chỉ có thể làm việc ở Sở tài nguyên và môi trường.

 

Câu 2: Tại sao đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội

  • A. Vì đa dạng sinh học gắn liền với rất nhiều lĩnh vực của đời sống như chăm sóc sức khỏe, sản xuất, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường,...
  • B. Vì đa dạng sinh học ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng hệ sinh thái, nếu mất cân bằng hệ sinh thái con người sẽ bị tuyệt chủng.
  • C. Vì đa dạng sinh có nhiều vai trò đối với cuộc sống con người như cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, các loại thuốc chữa bệnh,... Vai trò của đa dạng sinh học là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 3: Để biết một thí nghiệm có vi phạm đạo đức sinh học, chúng ta xét các yếu tố

  • A. Nhân phẩm của người làm nghiên cứu.
  • B. Vi phạm pháp luật tùy từng quốc gia và quốc tế.
  • C. Tính trung thực trong nghiên cứu.
  • D. Tính nhân đạo, tính cẩn thận trong các hoạt động thí nghiệm.

 

Câu 4: Chế tạo ra các robot có cử động và cảm xúc như con người nhằm thay thế con người trong lao động nặng, hướng tới thời đại kỹ thuật cao. Thành tựu này là sự kết hợp giữa Tin học và lĩnh vực nào của Sinh học

  • A. Công nghệ sinh học.
  • B. Động vật học.
  • C. Sinh lý học.
  • D. Giải phẫu học.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nếu trở thành một nghiên cứu sinh ngành sinh học, em sẽ nghiên cứu về đối tượng nào và mục tiêu nghiên cứu của em là gì?

Câu 2 (4 điểm). Thực phẩm chuyển gen đã gây nên những lo ngại gì cho người tiêu dùng?

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Là học sinh, có có thể làm gì để góp phần bảo vệ và khôi phục môi trường sống. Số phát biểu đúng là

Tích cực tham gia các hoạt động trồng cây xanh tại các nơi công cộng.

Sử dụng chai, cốc nhựa đựng nước để đảm bảo vệ sinh.

Tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường sống.

Sử dụng túi nilon để đựng đồ khi đi chợ, siêu thị.

Không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định.

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 4.
  • D. 2.

 

Câu 2: Đâu là ý tưởng sinh học nhằm bảo vệ môi trường

  • A. Túi nilon.
  • B. Vaccine Covid-19.
  • C. Nước rửa tay sinh học.
  • D. Phần mềm theo dõi sức khỏe.

Câu 3: Tại sao có thể tận dụng rác thải hữu cơ để ủ làm phân bón cho cây? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu các lĩnh vực nào của Sinh học

  • A. Công nghệ sinh học.
  • B. Di truyền học.
  • C. Giải phẫu học.
  • D. Vi sinh vật học.

 

Câu 4: Những đặc điểm của cây xương rồng thích nghi với môi trường chịu hạn? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu các lĩnh vực nào của Sinh học

  • A. Công nghệ sinh học.
  • B. Giải phẫu học.
  • C. Động vật học.
  • D. Thực vật học.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Với sự phát triển của ngành Sinh học hiện nay, con người có hy vọng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,.. hay không? Vì sao?

Câu 2 (3 điểm). Sinh học có vai trò gì đối với con người?

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay