Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?

  • A. Số lượng đơn phân có trong phân tử
  • B. Khối lượng của phân tử
  • C. Số loại đơn phân có trong phân tử
  • D. Độ tan trong nước

Câu 2: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là

  • A. Saccharose
  • B. Chitin
  • C. Glucose
  • D. Fructose

Câu 3: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

  • A. Cacbohydrate
  • B. Đường lối
  • C. Cellulose
  • D. Tinh bột

Câu 4: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?

  • A. Lactose
  • B. Cellulose
  • C. Mantose
  • D. Saccharose

Câu 5: Estrogen là hormone sinh dục có bản chất lipid. Loại lipid cấu tạo nên hormone này là?

  • A. steroid
  • B. phospholipid
  • C. dầu thực vật
  • D. mỡ động vật

Câu 6: Cho các ý sau:

Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Khi bị thủy phân thu được glucozo

Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O

Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n

Tan trong nước

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polysaccharide?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5

Câu 7: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucose?

  • A. Cellulose
  • B. Lactose
  • C. Chitin
  • D. Saccharose

Câu 8: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi

  • A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein.
  • B. Số lượng liên kết peptide trong phân tử protein.
  • C. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein.
  • D. Số chuỗi polypeptide trong phân tử protein.

Câu 9: Protein bị biến tính chỉ cần bậc cấu trúc nào sau đây bị phá vỡ?

  • A. Cấu trúc bậc 1 của protein.
  • B. Cấu trúc bậc 2 của protein.
  • C. Cấu trúc không gian ba chiều của protein.
  • D. Cấu trúc bậc 4 của protein.

Câu 10: Carbohydrate không có chức năng nào sau đây?

  • A. cung cấp năng lưng cho tế bào và cơ thể
  • B. vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể
  • C. nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
  • D. điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chức năng chính của mỡ là

  • A. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất
  • B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
  • C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn
  • D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan

 

Câu 2: Lipit không có đặc điểm:

  • A. không tan trong nước
  • B. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O
  • C. cung cấp năng lượng cho tế bào
  • D. cấu trúc đa phân

 

Câu 3: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?

  • A. bệnh bướu cổ.
  • B. bệnh còi xương.
  • C. bệnh tiểu đường.
  • D. bệnh gút.

Câu 4: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucose

  • A. Lactose.
  • B. Cellulose.
  • C. Chitin.
  • D. Saccharose.

 

Câu 5: Loại đường có trong thành phần cấu tạo của DNA và RNA là

  • A. Fructose
  • B. Pentose
  • C. Hecxose
  • D. Mantose

 

Câu 6: Carbohydate gồm các loại

  • A. Đường đôi, đường đơn, đường đa
  • B. Đường đơn, đường đa
  • C. Đường đôi, đường đa
  • D. Đường đơn, đường đôi

 

Câu 7: Lipid là nhóm chất:

  • A. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính kỵ nước
  • B. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ nước
  • C. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính kỵ nước
  • D. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không có tính kỵ nước

 

Câu 8: Protein không có chức năng nào sau đây?

  • A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào.
  • B. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
  • C. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể.
  • D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin.

 

Câu 9: Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?

  • A. Cholesterol – tham gia cấu tạo nên màng sinh học.
  • B. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra.
  • C. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào.
  • D. Estrogen – hormone do buồng trứng ở nữ giới tiết ra.

 

Câu 10: Điểm giống nhau giữa protein và lipid là

  • A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
  • B. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử.
  • C. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
  • D. Gồm các nguyên tố C, H, O.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (5 điểm). Nêu vai trò của carbohydate.

Câu 2 (5 điểm). Các loại đường đơn có nhiều trong thực phẩm nào?

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Lấy ví dụ minh họa về carbohydrate tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật. Cấu trúc không gian của protein có thể bị ảnh hưởng, thậm chỉ bị phá hủy khi nào?

Câu 2 (6 điểm). Các loại đường đôi có nhiều trong thực phẩm nào?

 
 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở cấu trúc không gian bậc 2 của protein, các axit amin liên kết với nhau bằng các

  • A. Liên kết hydro.
  • B. Liên kết glycoside.
  • C. Liên kết ion.
  • D. Liên kết peptide.

 

Câu 2: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử protein là

  • A. Cấu trúc bậc 4.
  • B. Cấu trúc bậc 3.
  • C. Cấu trúc bậc 2.
  • D. Cấu trúc bậc 1.

 

Câu 3: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?

  • A. Keratin có trong tóc
  • B. Insulin có trong tuyến tụy
  • C. Hemoglobin có trong hồng cầu
  • D. Collagen có trong da

 

Câu 4: Tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein được quy định bởi

  • A. Số lượng, thành phần các axit amin.
  • B. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin.
  • C. Số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.
  • D. Số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Kể tên một số thực phẩm giàu protein.

Câu 2 (4 điểm). Vì sao vi sinh vật sử dụng RNA làm vật chất di truyền?

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Protein không có chức năng nào sau đây?

  • A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
  • B. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
  • C. Cấu trúc nên enzyme, hoocmon, kháng thể
  • D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin

 

Câu 2: Cacbohydrate không có chức năng nào sau đây?

  • A. cung cấp năng lưng cho tế bào và cơ thể.
  • B. vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.
  • C. nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
  • D. điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể.

Câu 3: Lipid không có đặc điểm:

  • A. không tan trong nước.
  • B. được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H , O.
  • C. cung cấp năng lượng cho tế bào.
  • D. cấu trúc đa phân.

 

Câu 4: Chức năng chính của mỡ là

  • A. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
  • B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
  • C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
  • D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). DNA được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

Câu 2 (4 điểm). Nêu đặc điểm chung và phân loại của lipid.

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay