Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Có khoảng bao nhiêu nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống
- A. 81.
- B. 40.
- C. 25.
- D. 8.
Câu 2: Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ
- A. 28,4%.
- B. 43,9%.
- C. 96,3%.
- D. 82,1%.
Câu 3: Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành bao nhiêu loại
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 4: Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành
- A. Nguyên tố phổ biến và nguyên tố hiếm.
- B. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
- C. Nguyên tố nhiều và nguyên tố ít.
- D. Nguyên tố cần thiết và nguyên tố phụ.
Câu 5: Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống
- A. Hydrogen.
- B. Carbon.
- C. Nước.
- D. Oxygen.
Câu 6: Khi tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây
- A. Hydrogen.
- B. Carbon.
- C. Oxygen.
- D. Nước
Câu 7: Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng
Môi trường khuếch tán và hòa tan các chất.
Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.
Thành phần chủ yếu tạo nên tế bào.
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 8: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng
Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,...
Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme.
Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 9: Cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào
- A. Nguyên tố carbon có nguyên tử khối là 12 amu.
- B. Nguyên tố carbon có 6 proton trong hạt nhân.
- C. Nguyên tố carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng (hóa trị IV).
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Mg có vai trò như thế nào với thực vật
- A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.
- B. Mg là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp.
- C. Mg là nguyên tố cấu tạo nên phấn hoa.
- D. Mg là nguyên tố cấu tạo nên chất diệp lục.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong cơ thể, mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ
- A. Nhỏ hơn 0,01%.
- B. Nhỏ hơn 0,02%.
- C. Nhỏ hơn 0,03%.
- D. Nhỏ hơn 0,04%.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng
- A. Nguyên tử carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
- B. Nguyên tử carbon có hóa trị bốn hoặc sáu.
- C. Nguyên tử carbon có thể liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S).
- D. Carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Câu 3: Nguyên tố đa lượng trong cơ thể tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như
- A. Nucleic acid, protein, polymer, lipid.
- B. Nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid, ancol.
- C. Nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid.
- D. Nucleic acid, ancol, carbohydrate, lipid.
Câu 4: Các nguyên tố hóa học chính trong tế bào gồm
- A. C, H, O, N, P.
- B. C, H, O, N, P, S.
- C. C, H, O, N.
- D. C, H, O, N, P, S, I.
Câu 5: Nguyên tố đa lượng là
- A. Fe.
- B. Ca.
- C. I.
- D. Cu.
Câu 6: Nguyên tố vi lượng là
- A. P.
- B. K.
- C. Mg.
- D. Zn.
Câu 7: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu
- A. Các nguyên tố vi lượng là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào.
- B. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme, và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể.
- C. Các nguyên tố vi lượng là chất xúc tác của nhiều phản ứng sinh hóa
- D. Các nguyên tố vi lượng là thành phần quan trọng cho hoạt động sống của tế bào.
Câu 8: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng thế nào đến thực vật
- A. Đẩy nhanh quá trình ra hoa.
- B. Cây khó mọc lá non.
- C. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non.
- D. Thân cây giòn, dễ gãy.
Câu 9: Thiết sắt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người
- A. Thiếu sắt dẫn đến loãng xương.
- B. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
- C. Thiếu sắt dẫn đến chậm phát triển chiều cao.
- D. Thiết sắt dẫn đến tăng cân.
Câu 10: Thiết iodine sẽ khiến người bị mắc bệnh
- A. Bướu cổ.
- B. Ho lao.
- C. Quáng gà.
- D. Cận thị.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học có trong tế bào? Chúng được phân loại như thế nào?
Câu 2 (4 điểm). Nước hay đồ ăn quan trọng hơn đối với cơ thể con người?
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Nước sạch là gì? Nước sinh hoạt là gì?
Câu 2 (6 điểm). Phân bón vi lượng quan trọng như thế nào đối với cây trồng?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là chức năng của đồng?
- A. Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.
- B. Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
- C. Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.
- D. Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng não và hệ thần kinh ổn định.
Câu 2: Đâu là chức năng của fluoride?
- A. Đóng vai trò cho sự phát triển của xương và răng.
- B. Thúc đẩy chức năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.
- C. Đóng vai trò trong thị lực và chức năng cơ quan cơ thể.
- D. Cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương thích hợp.
Câu 3: Tại sao ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây
- A. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố đa lượng; cần cung cấp một thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.
- B. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố vi lượng; cần cung cấp một lượng nhỏ và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.
- C. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố đa lượng; cần cung cấp một lượng lớn và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “ Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món”. Lời khuyên này nhằm mục đích gì?
- A. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ khiến bữa ăn phong phú và ngon miệng hơn.
- B. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố khoáng và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
- C. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ no hơn.
- D. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao phải uống đủ nước?
Câu 2 (4 điểm). Nêu cấu tạo và vai trò của nguyên tố carbon.
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết?
- A. Nước tinh khiết nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, acid, bazo,…
- B. Nước có độ âm điện cao nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, acid, bazo,…
- C. Nước có tính phân cực nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, acid, bazo,…
- D. Nước có lực hút mạnh nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, acid, bazo,…
Câu 2: Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn đinh nhiệt độ của tế bào và cơ thể
- A. Vì nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh, nhờ đó mà nước tham gia điều hoà nhiệt độ môi trường và cơ thể sinh vật.
- B. Vì nước chiếm phần lớn thể tích cơ thể.
- C. Vì phân tử nước phân cực.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Tại sao khi bón phân cho cây trồng phải kết hợp với việc tưới nước?
- A. Vì cây không hấp thu chất dinh dưỡng trực tiếp dưới dạng phân tử mà là dưới dạng ion. Nước là dung môi hòa tan phân bón từ dạng phân tử thành dạng ion để cây dễ hấp thu hơn.
- B. Để nước hấp thu cả chất dinh dưỡng lẫn nước. Như vậy mới đầy đủ các chất.
- C. Để đất ẩm hơn. Như vậy việc hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?
- A. Để có vị dễ chịu, dễ uống hơn.
- B. Để dễ bảo quản và khi thuốc vào cơ thể người sẽ tan ngay ra thành ion.
- C. Vì acid hay bazo không thể làm thuốc được.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Cơ thể người lấy carbon từ nguồn nào?
Câu 2 (4 điểm). Nêu vai trò của các nguyên tố hóa học.
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước (1 tiết)