Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TRONG THỰC TIỄN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?
- A. Lactococcus lactis
- B. Aspergillus oryzae
- C. Bacillus thuringiensis
- D. Saccharomyces cerevisiae
Câu 2: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò
- A. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.
- B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
- C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.
- D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
Câu 3: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?
(1). Xạ khuẩn
(2). Vi khuẩn
(3). Động vật nguyên sinh
(4). Nấm
- A. (1), (2), (3)
- B. (1), (2), (4)
- C. (2), (3)
- D. (1), (4)
Câu 4: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?
- A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
- B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng kí sinh và làm chết côn trùng.
- C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự sinh sản của côn trùng.
- D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự di chuyển của côn trùng.
Câu 5: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
- A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
- B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
- C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
- D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.
Câu 6: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?
- A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
- C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
Câu 7: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?
(1). Xử lí rác thải
(2). Tổng hợp chất kháng sinh
(3). Lên men sữa chua
(4). Tạo ra máy đo đường huyết
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 8: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào
- A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa
- B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa
- C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa
- D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 9: Ai đã phát hiện ra rằng bia và sữa bơ được tạo ra do hoạt động của nấm men?
- A. Louis Pasteur
- B. Waksman
- C. Babes
- D. Joubert
Câu 10: Trong quá trình làm kim chi, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
- A. Phân giải protein, xenlulozo
- B. Lên men lactic đồng hình
- C. Lên men lactic dị hình
- D. Phân giải xenlulozo, lên men lactic
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quá trình lên men rượu etylic từ nguyên liệu tinh bột cần có sự tham gia của các vi sinh vật?
- A. nấm men rượu và vi khuẩn lactic.
- B. nấm men rượu và nấm mốc.
- C. nấm men rượu.
- D. nấm mốc và vi khuẩn lactic.
Câu 2: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để:
- A. xử lí rác thải.
- B. sản xuất nước mắm.
- C. sản xuất sữa chua.
- D. tổng hợp chất kháng sinh.
Câu 3: Chất độc nào sau đây là chất tan máu?
- A. độc tố bạch hầu
- B. độc tố gây ngộ độc
- C. độc tố uốn ván
- D. streptolysin O
Câu 4: Cho một số đặc điểm sau:
(1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh
(2) Có khả năng tổng hợp được một số chất quý
(3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa
(4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng
Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 5: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để
- A. xử lí rác thải.
- B. sản xuất nước mắm.
- C. sản xuất sữa chua.
- D. tổng hợp chất kháng sinh.
Câu 6: Đâu không phải là ứng dụng thực tiễn của vi sinh vật?
- A. Tạo ra các amino acid quý như glutamic acid, lysine.
- B. Tạo các chế phẩm có chứa vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để xử lí bể phốt, chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- C. Tiêu diệt, ức chế vi sinh vật gây bệnh; bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường,…
- D. Là đối tượng thử nghiệm thuốc trước khi được đưa ra thị trường.
Câu 7: Chất kháng sinh không được sản xuất từ loài nào dưới đây?
- A. Xạ khuẩn (chi Streptomyces)
- B. Vi khuẩn (chi Bacillus)
- C. Nấm (chi Penicillium).
- D. Nấm mốc Aspergillus oryzae.
Câu 8: Quá trình xử lí nước thải thường trải qua mấy cấp?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 9: Ứng dụng vi sinh vật để sản xuất insulin, interferon, interleukin, hormone sinh trưởng, vaccine tái tổ hợp,… có cơ sở khoa học là:
- A. Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên.
- B. Vi sinh vật đóng vai trò là vector chuyển gene.
- C. Vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
- D. Vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào.
Câu 10: Tương là sản phẩm được tạo thành nhờ enzyme của:
- A. Nấm mốc Aspergillus oryzae.
- B. Vi khuẩn Lactococcus lactis.
- C. Vi khuẩn chủng Bacillus thuringiensis.
- D. Vi khuẩn Escherichia Coli ( E.coli).
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Vi sinh vật có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực nào và với mục đích gì?
Câu 2 (6 điểm). Trình bày quy trình sản xuất phomat.
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Nêu ưu, nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học.
Câu 2 (6 điểm). Trình bày quy trình sản xuất tương.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quá trình xử lí nước thải không trải qua cấp nào?
- A. Lí học.
- B. Hóa học.
- C. Nhiệt học.
- D. Sinh học.
Câu 2: Đâu là nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học?
- A. Hiệu lực chậm, phổ tác động hẹp.
- B. Chi phí cao.
- C. Gây ảnh hưởng đến môi trường .
- D. Khó sử dụng.
Câu 3: Có mấy nhóm phương pháp sinh học sử dụng trong xử lí nước thải?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 4: Ứng dụng vi sinh vật để sản xuất vaccine dựa trên cơ sở khoa học nào?
- A. Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên.
- B. Vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào
- C. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng năng lượng và enzyme nội bào.
- D. Vi sinh vật đóng vai trò là vector chuyển gene.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Quá trình xử lí nước thải chủ yếu nhờ vào vi sinh vật nào?
Câu 2 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng trong trồng trọt như thế nào?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào:
- A. Vi khuẩn chủng Bacillus thuringiensis
- B. Nấm mốc Aspergillus oryzae.
- C. Vi khuẩn Lactococcus lactis và enzyme rennin
- D. Vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
Câu 2: Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học?
- A. Không gây độc hại cho con người và gia súc.
- B. Không làm giảm đa dạng sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
- C. Giá thành rẻ hơn thuốc trừ sâu hóa học.
- D. Không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và thường có hiệu quả lâu dài.
Câu 3: Ứng dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh dựa trên cơ sở khoa học nào?
- A. Một số vi sinh vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- B. Một số vi sinh vật tạo ra chất gây hại cho côn trùng.
- C. Vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
- D. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng năng lượng và enzyme nội bào.
Câu 4: Ứng dụng vi sinh vật để sản xuất amino acid, protein đơn bào, chất kháng sinh dựa trên cơ sở khoa học nào?
- A. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng năng lượng và enzyme nội bào.
- B. Vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào.
- C. Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên.
- D. Vi sinh vật đóng vai trò là vector chuyển gene.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Phomat được làm từ nguyên liệu nào và ứng dụng quá trình nào?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày quy trình xử lí nước thải.
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (2 tiết)