Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 29: KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng sinh trưởng

  1. Cây lúa trổ bông
  2. Cây cau cao lên
  3. Hạt cam nảy mầm
  4. Trứng gà nở thành gà con

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng phát triển

  1. Mèo trưởng thành đẻ ra mèo con
  2. Vịt con lớn thành vịt trưởng thành
  3. Diện tích phiến lá tăng lên
  4. Lợn con tăng cân từu 2kg lên 4kg

Câu 3: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số (1) trong hình

  1. Mô phân sinh đỉnh
  2. Mô phân sinh bên
  3. Mô rễ
  4. Mô phân sinh thân

Câu 4: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số (2) trong hình

  1. Mô phân sinh đỉnh
  2. Mô phân sinh bên
  3. Mô rễ
  4. Mô phân sinh thân

Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là:

  1. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
  2. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
  3. Quá trình tăng lên kích thước cơ thế do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
  4. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.

Câu 6: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

  1. Làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa
  2. Làm cho cây lớn lên và to ra
  3. Làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi
  4. Hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả

Câu 7: Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

  1. Mô phân sinh đỉnh rễ
  2. Mô phân sinh đỉnh thân
  3. Mô phân sinh bên
  4. Mô phân sinh lóng

Câu 8: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho

  1. Thân và rễ cây gỗ to ra
  2. Thân và rễ cây một lá mầm dài ra
  3. Lóng của cây một lá mầm dài ra
  4. Cành của thân cây gỗ dài ra

Câu 9: Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu  ?

  1. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ
  2. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ
  3. Nằm phía ngoài mạch rây
  4. Nằm bên trong mạch gỗ

Câu 10: Vì sao khi tìm gỗ làm nhà, người ta lại lựa chọn lớp gỗ ròng thay vì gỗ dác?

  1. Vì phần gỗ này rắn chắc, ít bị mối mọt và có độ bền cơ học cao hơn gỗ dác
  2. Vì phần gỗ này có màu sắc bắt mắt, vân đẹp hơn lớp gỗ dác
  3. Vì phần gỗ này dễ phân cắt, đục đẽo và khắc các họa tiết theo ý muốn
  4. Tất cả các phương án đưa ra

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

C

B

A


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

  1. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên
  2. Mô phân sinh cành và mô phân sinh bên
  3. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân
  4. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ

Câu 2: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

  1. Mô phân sinh bên
  2. Mô phân sinh thân
  3. Mô phân sinh đỉnh rễ
  4. Mô phân sinh long

Câu 3: Sinh trưởng ở động vật là

  1. Sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian
  2. Sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian
  3. Sự gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian
  4. Sự biến đổi về hình thái của cơ thể động vật theo thời gian

Câu 4: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:

Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...

  1. (1) - chiều dài, (2) - chiều ngang
  2. (1) - chiều ngang, (2) - chiều dài
  3. (1) - kích thước, (2) - chiều dài
  4. (1) - Chiều dài, (2) - kích thước

Câu 5: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số (1) trong hình

  1. Mô phân sinh đỉnh
  2. Mô phân sinh bên
  3. Mô rễ
  4. Mô phân sinh thân

Câu 6: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là

  1. Mô phân sinh đỉnh rễ.
  2. Mô phân sinh lóng.
  3. Mô phân sinh bên.
  4. Mô phân sinh đỉnh thân.

Câu 7: Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?

  1. Ngọn cây.
  2. Lá cây. 
  3. Thân cây.
  4. Rễ cây. 

Câu 8: Loại mô phân sinh nào dưới đây không có ở cây Một lá mầm?

  1. Mô phân sinh bên.
  2. Mô phân sinh đỉnh ngọn.
  3. Mô phân sinh lóng.
  4. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 9: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  1. Giai đoạn nảy mầm.
  2. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch.
  3. Giai đoạn ra hoa.
  4. Giai đoạn tạo quả. 

Câu 10: Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:

  1. Ánh sáng lục và đỏ
  2. Ánh sáng đỏ và đỏ xa
  3. Ánh sáng vàng và xanh tím
  4. Ánh sáng đỏ và xanh tím

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

A

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

A

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ như thế nào? Lấy ví dụ về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Ở người, sự sinh trưởng và phát triển biểu hiện như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng như thế nào? Lấy ví dụ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá

- Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên thành hoa, hình thành hạt và quả.

Ở người, sự sinh trưởng và phát triển biểu hiện

- Biểu hiện của sự tăng trưởng là: Sự tăng về chiều cao và cân nặng cơ thể, tóc và móng mọc dài ra liên tục.

- Biểu hiện của sự phát triển: Sự thay răng sữa ở trẻ, dấu hiệu hoàn thiện chức năng sinh sản (kinh nguyệt ở nữ, có dấu hiệu xuất tinh đầu tiên ở nam).

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn. Ví dụ: Chăn nuôi gia súc, gia cầm với thức ăn thiếu protein thì vật nuôi chậm lớn và gầy yếu; cây lúa nếu thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, còn nếu thừa đạm thì có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.

4 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là gì? Nêu khái niệm và phân loại mô phân sinh.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao sinh trưởng và phát triển quan trọng đối với sự tồn tại của sinh vật?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

- Phân loại mô phân sinh: Ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh gồm có 2 loại là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Sinh trưởng và phát triển là quá trình cần thiết để các sinh vật tồn tại và duy trì loài vì:

- Tăng cường sức sống và sinh sản: Sinh trưởng và phát triển giúp cơ thể phát triển thành hình dạng và kích thước phù hợp để đáp ứng các yêu cầu sinh tồn như di chuyển, tìm kiếm thức ăn và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nó cũng cung cấp khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ tiếp theo để duy trì loài.

- Tích lũy chất dinh dưỡng và năng lượng: Quá trình sinh trưởng và phát triển đồng nghĩa với việc tăng cường tổng khối lượng tế bào và mô của cơ thể, cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng và năng lượng lớn hơn để duy trì hoạt động sống.

- Phong phú nguồn gen: Các quá trình sinh trưởng và phát triển cũng tạo ra các cơ hội để di truyền các đặc điểm mới thông qua giao phối, làm phong phú nguồn gen và tăng khả năng thích ứng của loài.

- Tăng cường khả năng chống chịu và cạnh tranh: Sinh trưởng và phát triển tạo ra một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của sinh vật trong môi trường tự nhiên.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số (2) trong hình

  1. Mô phân sinh đỉnh
  2. Mô phân sinh bên
  3. Mô rễ
  4. Mô phân sinh thân

Câu 2: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

  1. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
  2. Từ một quả cam thành hai quả cam.
  3. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
  4. Từ hạt thành hạt nảy mầm.

Câu 3: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?

  1. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
  2. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống. 
  3. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
  4. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành. 

Câu 4: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

  1. Mô phân sinh bên
  2. Mô phân sinh thân
  3. Mô phân sinh đỉnh rễ
  4. Mô phân sinh lóng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Sinh trưởng ở sinh vật là gì? Phát triển ở sinh vật là gì?

Câu 2: Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua các giai đoạn nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua các giai đoạn lần lượt là: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hạt ➞  ……. ➞  ……. ➞  …….. ➞  ……..

  1. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây con -> Cây trưởng thành
  2. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
  3. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
  4. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Cây non

Câu 2: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch.
 …….  ➞ Ấu trùng ➞  …….  ➞  ……….   

  1. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch trưởng thành
  2. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch con
  3. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Ếch trưởng thành
  4. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Nòng nọc

Câu 3: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

  1. Trứng → nhộng → sâu → bướm
  2. Nhộng → trứng → sâu → bướm
  3. Trứng → sâu → nhộng → bướm
  4. Bướm → nhộng → sâu → trứng

Câu 4: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

  1. Mô phân sinh bên
  2. Mô phân sinh thân
  3. Mô phân sinh đỉnh rễ
  4. Mô phân sinh lóng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ như thế nào?

Câu 2. Phân biệt mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

- Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay