Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 23: TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trao đổi khí là

  1. Sự trao đổi oxygen, carbon dioxide và nước giữa cơ thể và môi trường.
  2. Sự trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường.
  3. Sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.
  4. Sự trao đổi các nguyên tử khí hiếm giữa cơ thể và môi trường.

Câu 2: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế

  1. Di truyền.
  2. Biến dị.
  3. Khuếch tán.
  4. Thẩm thấu.

Câu 3: Theo cơ chế khuếch tán, các phân tử khí di chuyển từ

  1.  Vùng có hàm lượng phân tử khí cao sang vùng có hàm lượng phân tử khí thấp hơn.
  2. Vùng có hàm lượng phân tử khí thấp sang vùng có hàm lượng phân tử khí cao hơn.
  3. Vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp hơn.
  4. Vùng có nhiệt độ thấp sang vùng có nhiệt độ cao hơn.

Câu 4: Các bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng

  1. Rộng và dày.
  2. Rộng và mỏng.
  3. Hẹp và dày.
  4. Hẹp và mỏng.

Câu 5: Khi diện tích khuếch tán lớn, trao đổi khí diễn ra

  1. Nhanh.
  2. Chậm.
  3. Bình thường.
  4. Hỗn loạn.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong quang hợp

  1. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  2. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  3. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.
  4. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình trao đối khí ở sinh vật

  1. Ở cây một lá mầm, khí khổng nằm ở cả biểu bì trên và biểu bì dưới của lá.
  2. Nguyên tử được cấu tạo từ ba loại hạt
  3. Khí khổng không đóng và mở hoàn toàn.
  4. Các loại cây khác nhau thì đều có mật độ khí khổng như nhau.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong hô hấp

  1. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  2. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  3. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.
  4. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 9: Ở cây sen, khí khổng tập trung chủ yếu ở

  1. Mặt ngoài của cánh hoa.
  2. Mặt trong của cánh hoa.
  3. Mặt trên của lá.
  4. Mặt dưới của lá.

Câu 10: Khi trồng cây trong phòng ngủ, vì sao cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.
  2. Vì khi không có ánh sáng, cây không quang hợp mà chỉ trao đổi chất, quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng, hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.
  3. Vì khi không có ánh sáng cây không quang hợp mà chỉ hô hấp tế bào, quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng, hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.
  4. Vì khi không có ánh sáng, có một số loài cây vẫn quang hợp, quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng, hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

A

C

C


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở thực vật, trao dổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong được thực hiện chủ yếu qua

  1. Chồi non của cây.  
  2. Khí khổng ở lá cây.
  3. Lục lạp ở lá cây.
  4. Tế bào lông hút ở rễ cây.

Câu 2: Ở đa số các cây hai lá mầm, khí khổng phân bố nhiều ở

  1. Lớp biểu bì ở thân cây.
  2. Lớp biểu bì ở chồi non.
  3. Lớp biểu bì mặt dưới lá.
  4. Lớp biểu bì mặt trên lá.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là của khí khổng

  1. Gồm hai tế bào hình hạt lạc, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.
  2. Gồm hai tế bào hình hạt đậu, xếp ngược nhau tạo nên khe khí khổng.
  3. Gồm hai tế bào hình hạt lạc, xếp cạnh nhau tạo nên khe khí khổng.
  4. Gồm hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

Câu 4: Chức năng chính của khí khổng là

  1. Thực hiện quá trình trao đổi khí.
  2. Thoát hơi nước cho cây.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng

  1. Hình yên ngựa.
  2. Hình hạt đậu.
  3. Hình hạt lạc.  
  4. Hình đĩa lõm hai mặt.

Câu 6: Đặc điểm giống nhau của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật là

  1. Đường đi của khí trong cơ thể.
  2. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí đều là carbon dioxide và oxygen.
  3. Cơ quan thực hiện trao đổi khí.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Ở người, khi hít vào, các khí được đưa vào phổi là

  1. Oxygen.
  2. Carbon dioxide.
  3. Nitrogen.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về vai trò của khí khổng

  1. Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp.
  2. Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.
  3. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
  4. Khí khổng giúp lá có màu xanh.

Câu 9: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

  1. Một lần hít vào và một lần thở ra.
  2. Hai lần hít vào và một lần thở ra.
  3. Một lần hít vào và hai lần thở ra.
  4. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

Câu 10: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết

  1. Do giun đất bị sốc nhiệt, các chức nnagw hoạt động của cơ thể giảm mạnh, lượng O2cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.
  2. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2và O2không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.
  3. Do giun đất chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.
  4. Do không khí bị ô nhiễm quá nặng, ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2nên bị ngộ độc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

D

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

B

D

C

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Khí khổng có cấu tạo và chức năng gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc bắt rắn ngâm rượu hàng năm trời, nhưng khi mở bình thì rắn vẫn còn sống và tấn công con người. Giải thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Cấu tạo:

+ Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

+ Tế bào hình hạt đậu có thành trong dày và thành ngoài mỏng

+ Mỗi tế bào hình hạt đậu chứa nhiều lục lạp, có vai trò đóng, mở khe khí khổng.

- Chức năng: Khí khổng là bộ phận thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước chủ yếu của cây.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Thông thường, người ngâm rượu rắn sẽ mổ bụng để lấy nội tạng của con rắn nên trong trường hợp này con rắn sẽ không thể sống được. Tuy nhiên nhiều người lại ngâm nguyên con rắn. Với cách ngâm như vậy thì nọc độc của rắn sẽ vẫn còn nguyên.

- Nhiều loài rắn có tập tính ngủ đông và nếu bình rượu không kín (có thể cung cấp oxy) thì những con rắn sẽ tự đưa mình vào trạng thái ngủ đông trong một thời gian dài. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều con rắn sống lại dù đã được ngâm trong rượu hơn 1 năm.

- Là một động vật biến nhiệt, việc ngủ đông sẽ giúp rắn sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt như thiếu oxy, thức ăn, nguồn nước (nhất là vào mùa đông). Chúng sẽ chỉ thức giấc khi nhận các kích thích mới từ môi trường như khi nhiệt độ tăng lên.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Một số loài thú biển (như rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo, cá voi...) thở bằng phổi nhưng lại có thể ở dưới nước một thời gian dài. Giải thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường thông qua hệ hô hấp.

- Đường dẫn khí ở người: mũi → họng → thanh quản → khí quản → phế quản → hai lá phổi.

- Hoạt động trao đổi khí:

+ Khi ta hít vào, oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa vào phổi đến tận phế nang (bề mặt trao đổi khí). Tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu. Khí oxygen đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào.

+ Khí carbon dioxide từ máu về phế nang và được thải ra ngoài môi trường cùng các khí khác qua động tác thở ra

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Trong máu thú biển chứa một lượng lớn oxy và thể khí CO2. Mặt khác, tỷ lệ máu so với thể trọng cơ thể của thú biển thông thường lớn nhiều hơn so với động vật sống trên cạn.

- Trong cơ thịt của thú biển có một loại albumin cơ hồng, rất dễ kết hợp với oxy. Khi chúng nhô lên khỏi mặt nước để thay đổi không khí, oxy được hít vào, một phần kết hợp với albumin cơ hồng hình thành trạng thái kết hợp hóa học, tích trữ trong cơ. Albumin này càng nhiều, oxy được tích trữ càng lớn.

- Ngoài ra, tần số thở bình thường của thú biển tuy rất thấp, nhưng khả năng hít oxy và nén khí CO2 lại rất mạnh, có lợi cho cuộc sống dưới nước của chúng.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào

  1. Cả ban ngày lẫn ban đêm.
  2. Chỉ ban ngày.
  3. Chỉ ban đêm.
  4. Chỉ khi cần sử dụng khí oxygen.

Câu 2: Cây xanh quang hợp khi

  1. Bất cứ khi nào.
  2. Có ánh sáng.
  3. Có khí oxygen.  
  4. Có đầy đủ nước.  

Câu 3: Cây hô hấp khi

  1. Chỉ ban ngày.
  2. Chỉ ban đêm.
  3. Suốt ngày đêm.
  4. Khi cây thiếu carbon dioxide.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở người

  1. Bề mặt trao đổi khí là phế quản.  
  2. Trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
  3. Khi thở ra, khí oxygen được đưa từ phổi ra môi trường.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Động vật trao đổi khí bằng gình thức nào? Nêu vai trò của trao đổi khí đối với động vật.

Câu 2: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Ở động vật có nhiều hình thức hô hấp như trao đổi khí qua ống khí, mang, da, phổi,…

- Vai trò: Cơ thể động vật trao đổi khí với môi trường đảm bảo cho các tế bào, mô và các cơ quan được cung cấp đầy đủ oxygen và thải carbon dioxide (chất thải) ra ngoài một cách hiệu quả.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) sẽ ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng dẫn tới sẽ ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi khí giữa thực vật với môi trường.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong quang hợp, khí khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá và khí khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường lần lượt là

  1. CO2, O2.
  2. O2, CO2.
  3. H2O, O2.
  4. O2, H2O.

Câu 2: Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường thông qua

  1. Hệ cơ.
  2. Hệ hô hấp.
  3. Hệ tuần hoàn.
  4. Hệ tiêu hóa.

Câu 3: Ở động vật, đâu không phải hình thức hô hấp

  1. Trao đổi khí qua da.  
  2. Trao đổi khí qua lớp cutin.  
  3. Trao đổi khí qua phổi.  
  4. Trao đổi khí qua mang.  

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khí khổng

  1. Khí khổng có chức năng chính là trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
  2. Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.
  3. Các tế bào hạt đậu chứa nhiều lục lạp có vai trò đóng mở khe khí khổng.
  4. Khí khổng có thể đóng và mở hoàn toàn.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Em hiểu như thế nào về trao đổi khí?

Câu 2. Khí khổng điều tiết quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khái niệm: Trao đổi khí là sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.

- Khi hô hấp, động vật và thực vật thu nhận khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

- Khi quang hợp, thực vật thu nhận khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

1.5 điểm

1.5 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khí khổng điều tiết quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước thông qua hoạt động đóng mở của khí khổng:

- Khi tế bào hạt đậu hút nước, không bào lớn lên, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra nên thành dày cong theo làm khí khổng mở rộng → tạo điều kiện cho sự trao đổi khí và thoát hơi nước diễn ra.

- Khi tế bào hạt đậu mất nước, không bào nhỏ đi, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại, khí khổng không đóng lại hoàn toàn → sự trao đổi khí và thoát hơi nước diễn ra hạn chế.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay