Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 31: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Sinh trưởng ở động vật là

  1. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.
  2. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
  3. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
  4. sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.

Câu 2: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

  1. trứng → nhộng → sâu → bướm.
  2. nhộng → trứng → sâu → bướm.
  3. trứng → sâu → nhộng → bướm.
  4. bướm → nhộng → sâu → trứng.

Câu 3: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là

  1. từ 5,6oC đến 37oC.
  2. từ 23oC đến 37oC.
  3. từ 5,6oC đến 42oC.
  4. từ 37oC đến 42o.

Câu 4: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ra cần chú ý điều gì?

  1. Không cần tuân thủ nguyên tắc về liều lượng, thời điểm.
  2. Cho ăn kèm với thức ăn chứa nhiều tinh bột.
  3. Xem xét kĩ đối tượng sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
  4. Chỉ cho ăn vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối.

Câu 5: Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

  1. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
  2. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
  3. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. 
  4. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. 

Câu 6: Giai đoạn nào của sâu bướm gây hại cho mùa màng?

  1. Trứng.
  2. Sâu.
  3. Kén.
  4. Bướm.

Câu 7: Để phòng tránh bệnh sốt rét, chúng ta cần tiêu diệt tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn. Bằng những hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển của muỗi, người ta thường làm những gì để diệt muỗi?

  1. Loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó.
  2. Tiêu diệt ấu trùng muỗi, bọ gậy, loăng quăng.
  3. Buông màn khi ngủ để tránh muỗi đốt.
  4. Xịt thuốc chống muỗi quanh khu vực sinh sống.

Câu 8: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống. 

 ………là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. 

  1. Sinh trưởng
  2. Phát triển
  3. Lớn lên
  4. Dài ra

Câu 9: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống. 

 …….  bào gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.   

  1. Sinh trưởng
  2. Phát triển
  3. Lớn lên
  4. Dài ra

Câu 10: Hiện tượng người khổng lồ và người tí hon là do ảnh hưởng của hormone nào gây ra?

  1. Hormone tăng trưởng (GH).
  2. Hormone estrogen.
  3. Hormone testosterone.
  4. Hormone thyroxine.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

B

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

A

B

A


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là nhân tố thuộc nhóm các yếu tố bên ngoài

  1. Hormone
  2. Di truyền
  3. Chất dinh dưỡng
  4. Giới tính

Câu 2: Đâu là không phải nhân tố thuộc nhóm yếu tố bên trong

  1. Nhiệt độ
  2. Hormone
  3. Di truyền
  4. Giới tính

Câu 3: Nhiệt độ không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật nào?

  1. Thực vật. 
  2. Động vật biến nhiệt.
  3. Động vật hằng nhiệt. 
  4. Tảo và các loại nấm. 

Câu 4: Loài vật hoạt động vào ban ngày là

  1. Chuột
  2. Cú mèo
  3. Thỏ
  4. Trăn

Câu 5: Nhận định nào sau đây về sinh trưởng và phát triển ở động vật sai?

  1. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
  2. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.
  3. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.
  4. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

Câu 6: Vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn?

  1. Giúp trẻ đều màu da và tốt cho mắt.
  2. Thời điểm hoàng hôn và bình minh đẹp nên trẻ có thể ngắm nhìn quang cảnh bên ngoài.
  3. Giúp trẻ cao lớn và khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng.
  4. Ánh sáng thời điểm này yếu, giúp trẻ hấp thụ được vitamin D đẩy mạnh quá trình hình thành xương ở trẻ.

Câu 7: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

  1. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
  2. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng của mặt trời. 
  3. Phơi nắng theo hướng tránh bớt ánh sáng chiếu vào cơ thể. 
  4. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều ánh sáng nhất.

Câu 8: Biện pháp chăn nuôi: “Cho vật ăn uống đầy đủ cả lượng và chất, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của mỗi loài vật nuôi” là sự áp dụng yếu tố tác động nào

  1. Dinh dưỡng
  2. Nhiệt độ
  3. Ánh sáng
  4. Chất kích thích sinh trưởng

Câu 9: Biện pháp chăn nuôi: “Xây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao” là sự áp dụng yếu tố tác động nào

  1. Dinh dưỡng
  2. Nhiệt độ
  3. Ánh sáng
  4. Chất kích thích sinh trưởng

Câu 10: Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng của con ếch là gì?

  1. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành. 
  2. Ếch đẻ trứng dưới nước.
  3. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
  4. Nòng nọc phát triển hình thái đến ếch trưởng thành. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

C

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

A

B

C

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Đề xuất biện pháp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của một số loài vật nuôi.

Câu 2 ( 4 điểm). Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng thì hậu quả sẽ thế nào? Giải thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho động vật nuôi

- Chọn giống có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao

- Thay đổi môi trường sống.

- Đề ra các biện pháp phù hợp tiêu diệt những loài sinh vật gây hại.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.

- Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì không đủ năng lượng và các chất cần thiết để hấp thụ và phát triển bình thường ® trẻ còi cọc và suy dinh dưỡng.

2 điểm

2 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Con người ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật trong thực tiễn như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của động vật không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Điều hoà sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.

- Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi bằng cách đảm bảo cân đối chất lượng, số lượng thức ăn; cải tạo chuồng trại đủ ánh sáng, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.

- Tiêu diệt sâu hại cây trồng.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sinh trưởng của động vật. Di truyền được xác định bởi DNA, và nó xác định những đặc điểm cơ bản của mỗi động vật, bao gồm màu da, kích thước, hình dạng cơ thể, cấu trúc xương, tốc độ phát triển và nhiều yếu tố khác. Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tuổi thọ và sức khỏe chung của các loài động vật.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Động vật nào dưới đây thuộc động vật ưa ẩm?

  1. Thằn lằn.
  2. Tắc kè.
  3. Ếch nhái.
  4. Chim bói cá. 

Câu 2: Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

  1. a) Hấp thụ calcium.
  2. b) Chuyển hoá protein.
  3. c) Hình thành xương.
  4. d) Ổn định thân nhiệt.
  5. e) Hấp thụ nước.
  6. g) Chuyển hoá năng lượng.
  7. h) Bài tiết chất thải.

A.6.

B.4.

C.7.

D.5.

Câu 3: Khi bị khô mắt, mỏi mắt, chúng ta cần bổ sung vitamin gì?

  1. Vitamin A.
  2. Vitamin D.
  3. Vitamin K.
  4. Vitamin B1.

Câu 4: Biện pháp chăn nuôi: “Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho vật nuôi đúng liều lượng, đúng thời điểm giúp tăng năng suất mà không gây hại cho người sử dụng sản phẩm chăn nuôi” là sự áp dụng yếu tố tác động nào

  1. Dinh dưỡng
  2. Nhiệt độ
  3. Ánh sáng
  4. Chất kích thích sinh trưởng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Giai đoạn phôi diễn ra như thế nào? Giai đoạn hậu phôi diễn ra như thế nào?

Câu 2: Giải thích hiện tượng sâu bướm và châu chấu, cào cào phá hoại cây xanh rất mạnh và gây ra tổn thất cho nông nghiệp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Ở giai đoạn này, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá tạo thành các mô, cơ quan.

- Diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra. Giai đoạn này khác nhau giữa các loài động vật.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ở giai đoạn này, chúng cần nhiều năng lượng để sinh trưởng và phát triển, thức ăn chủ yếu của chúng là lá, thân và ăn liên tục, khiến cây trồng suy yếu và giảm năng suất sinh học. Chúng còn là vật trung gian lây truyền bệnh, gây thiệt hại cho nông nghiệp.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Loài vật hoạt động về đêm là

  1. Thỏ
  2. Đại bang
  3. Tắc kè
  4. Báo hoa mai

Câu 2: Khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo trong chăn nuôi, cần chú ý những gì?

  1. Sử dụng đúng thời điểm, liều lượng và đối tượng.
  2. Sử dụng trong thời gian dài, liều lượng nhiều.
  3. Sử dụng ngay từ khi động vật còn nhỏ. 
  4. Sử dụng ít, chọn hormone chất lượng tốt.

Câu 3: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

  1. trứng → nhộng → sâu → bướm
  2. nhộng → trứng → sâu → bướm
  3. trứng → sâu → nhộng → bướm
  4. bướm → nhộng → sâu → trứng

Câu 4: Hậu quả nào dưới đây có thể xảy ra đối với con người, thực vật và động vật nếu thiếu nước?

  1. Sinh trưởng và phát triển chậm hoặc có thể ngừng lại.
  2. Thực vật xanh tốt
  3. Cơ thể sinh trưởng mạnh không kiểm soát. 
  4. Sinh vật vẫn phát triển bình thường. 
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở đâu? Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm mấy giai đoạn chính?

Câu 2. Ở động vật đẻ trứng và đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở đâu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể.

- Quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và hậu phôi.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

- Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay