Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 33: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh sản hữu tính ở thực vật là

  1. quá trình cây tạo hoa, quả và hạt.
  2. quá trình chuyển hạt phấn lên đầu nhụy.
  3. hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  4. quá trình thụ tinh xảy ra ở đầu nhụy.

Câu 2: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa

  1. hạt phấn và tế bào trứng tạo thành hợp tử.
  2. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
  3. hạt phấn và bầu nhụy tạo thành hợp tử.
  4. giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.

Câu 3: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa đơn tính là?

  1. Hoa Ly
  2. Hoa phượng
  3. Hoa đào
  4. Hoa mướp

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sinh sản hữu tính?

  1. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, thích nghi với môi trường sống ít thay đổi.
  2. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  3. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  4. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, không có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.

Câu 5: Cho dữ liệu sau:

Cột A

Cột B

1. Hoa

a. là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

2. Hoa đơn tính

b. là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

3. Hoa lưỡng tính

c. là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.

Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp.

  1. 1-a, 2-b, 3-c.
  2. 1-b, 2-c, 3-a.
  3. 1-b, 2-a, 3-c.
  4. 1-a, 2-c, 3-b.

Câu 6: Loài nào dưới đây không có hình thức sinh sản hữu tính?

  1. Cây bơ.
  2. Cây xoài.
  3. Cây bỏng.
  4. Vịt.

Câu 7: Hoa lưỡng tính có đặc điểm gì khác hoa đơn tính?

  1. Có cả nhị và nhuỵ.
  2. Chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
  3. Có nhị.
  4. Có nhuỵ. 

Câu 8: Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, giao tử đực được hình thành trong …(1)…,giao tử cái được hình thành trong …(2)… Quá trình vận chuyển hạt phấn đếnbầu nhuỵ là …(3)…. Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tửcái tạo thành …(4)… Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm tronghạt. Bầu nhuỵ biến đổi thành quả chứa hạt, …(5)… do noãn phát triển thành.

  1. (1) bao phấn; (2) bầu nhuỵ, (3) thụ phấn; (4) hợp tử; (5) hạt.
  2. (1) thụ phấn; (2) bầu nhuỵ, (3) bao phấn; (4) hợp tử; (5) hạt.
  3. (1) bầu nhuỵ; (2) bao phấn, (3) thụ phấn; (4) hợp tử; (5) hạt.
  4. (1) bầu nhuỵ; (2) thụ phấn, (3) bao phấn; (4) hợp tử; (5) hạt.

Câu 9: Vì sao ở động vật, hình thức mang thai và sinh con sẽ giúp con non có tỉ lệ sống sót cao hơn hình thức đẻ trứng?

  1. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng hạn chế hơn trong trứng, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển,…
  2. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thay đổi phù hợp với môi trường,…
  3. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng hạn chế hơn trong trứng, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thay đổi phù hợp với môi trường,…
  4. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục thay vì lượng chất dinh dưỡng hạn chế trong trứng, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển,…

Câu 10: Hướng tiến hóa về sinh sản của động vật là

  1. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
  2. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
  3. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
  4. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

D

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

D

A


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:

  1. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử pháttriển thành cơ thể mới.
  2. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bõ.
  3. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
    D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 2: Cấu tạo của tràng gồm:

  1. Nhị và nhụy
  2. Nhiều cánh hoa
  3. Nhiều hạt phấn
  4. Nhụy và bầu 

Câu 3: Nhị hoa gồm những thành phần nào?

  1. Bầu nhuỵ và chỉ nhị
  2. Bao phấn và noãn
  3. Noãn, bao phấn và chỉ nhị
  4. Bao phấn và chỉ nhị

Câu 4: Thụ tinh là gì?

  1. Là sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử
  2. Là sự kết hợp giữa con đực và con cái
  3. Là sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố
  4. Là sự kết hợp giữa các loài sinh vật

Câu 5: Bộ phận nào sau đây của hoa biến đổi thành quả?

  1. Nhụy của hoa.
  2. Tất cả các bộ phận của hoa.
  3. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.
  4. Bầu của nhụy.

Câu 6: Tự thụ phấn là sự thụ phấn giữa

  1. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
  2. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
  3. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
  4. tế bào hạt phấn của cây này với tế bào trứng của cây khác.

Câu 7: Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa

  1. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
  2. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
  3. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
  4. hạt phấn và trứng của cùng hoa.

Câu 8: Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp

  1. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.
  2. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.
  3. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  4. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

Câu 9: Chọn các từ/cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống (2)

Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, giao tử đực được hình thành trong ...(1).... giao tử cái được hình thành trong ...(2)... Quá trình vận chuyển hạt phấn đến bầu nhuy là ...(3).... Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành ..(4)... Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Bầu nhuy biến đổi thành quả chứa hạt, ...(5)... do noãn phát triển thành.

  1. Bao phấn
  2. Bầu nhụy
  3. Thụ phấn
  4. Hợp tử

Câu 10: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?

  1. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
  2. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
  3. Có khả năng thích ứng với những điều kiện môi trường biến đổi
  4. Là hình thức sinh sản phổ biến

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

D

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

B

B

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu vai trò và ứng dụng sinh sản hữu tính.

Câu 2 ( 4 điểm). Trình bày các giai đoạn của quá trình sinh sinh sản ở người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Vai trò: Các cơ thể con được sinh ra từ sinh sản hữu tính vừa mang những đặc điểm giống nhau, giống bố mẹ, vừa mang những đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ → Nhờ đó, sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống.

- Ứng dụng: Sinh sản hữu tính được ứng dụng nhiều trong thực tiễn để tạo các giống mới cho năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo và chọn lọc → Nhờ đó, con người sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm làm giảm bớt nạn đói và thiếu dinh dưỡng trên thế giới.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở người:

- Hình thành tinh trùng và hình thành trừng: Nữ giới tạo ra trứng, nam giới tạo ra tinh trùng.

- Thụ tinh tạo thành hợp tử: Trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của nữ giới. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng được thụ tinh với tinh trùng để tạo thành hợp tử.

- Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới: Theo ngày tháng, nhờ chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ được lấy qua nhau thai, hợp tử phát triển thành phôi thai và phát triển thành một em bé hoàn thiện trong tử cung của người mẹ. Em bé sau đó được mẹ sinh ra thành một cá thể độc lập.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 2 ( 4 điểm). Cá và sao biển có hình thức sinh sản khác nhau như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.

Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Đặc điểm di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.

- Ít đa dạng về mặt di truyền.

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ.

- Đa dạng về mặt di truyền.

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của môi trường sống.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:

- Ở cá, các cá thể mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con.

- Ở sao biển, cá thể mới được tạo ra không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ 1 cá thể mẹ ban đầu. 

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong nhóm các động vật dưới đây, nhóm động vật nào đẻ trứng?

  1. Thú mỏ vịt, chim cánh cụt, con mèo, ếch đồng, trai sông.
  2. Thằn lằn, rắn, chim cánh cụt, ếch đồng, trai sông.
  3. Thú mỏ vịt, chim cánh cụt, thằn lằn, ếch đồng, trai sông.
  4. Tinh tinh, chim cánh cụt, thằn lằn, ếch đồng, trai sông.

Câu 2: Trong nhóm các động vật dưới đây, nhóm động vật nào đẻ con?

  1. Cá mập, cá heo, thú mỏ vịt, chim cánh cụt, cá chép.
  2. Cá mập, con lợn, con bọ ngựa, con ve sầu, con gà.
  3. Cá heo, con lợn, con mèo, con chó, con hươu.
  4. Thú mỏ vịt, con voi, con hổ, con hươu, con khỉ.

Câu 3: Cho các mệnh đề sau:

  1. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
  2. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.
  3. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.
  4. Mọi loại hoa đều có các bộ phận là đài hoa, cánh hoa, nhị và nhụy.

Số mệnh đề đúng là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 1.

Câu 4: Chọn các từ/cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống (3)

Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, giao tử đực được hình thành trong ...(1).... giao tử cái được hình thành trong ...(2)... Quá trình vận chuyển hạt phấn đến bầu nhuy là ...(3).... Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành ..(4)... Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Bầu nhuy biến đổi thành quả chứa hạt, ...(5)... do noãn phát triển thành.

  1. Bao phấn
  2. Bầu nhụy
  3. Thụ phấn
  4. Hợp tử
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm các giai đoạn nào?

Câu 2: Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, sâu bọ và nước.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:

- Hình thành tinh trùng và hình thành trứng

- Thụ tinh tạo thành hợp tử

- Hợp tử phát triển thành cơ thể mới

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ:

- Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bồ công anh, lúa, ngô,...

- Hoa thụ phấn nhờ nước: hoa rong mái chèo, các loại cỏ biển,..

- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa hướng dương, hoa hồng, nhãn, bưởi,..

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh sản hữu tính là

  1. Hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  2. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực tạo nên hợp tử.
  3. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  4. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào đực và tế bào cái tạo nên hợp tử.

Câu 2: Cho một số nhận định sau:

  1. Sinh sản hữu tính tạo hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.
  2. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.
  3. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường.
  4. Sinh sản hữu tính chỉ có ở động vật.
  5. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

  1. 5.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 3: Quả được hình thành không qua thụ tinh là

  1. Quả có hạt.
  2. Quả có kích thước lớn bất thường.
  3. Quả không hạt.
  4. Quả hỏng.

Câu 4: Giao tử đực của hoa lưỡng tính có ở đâu?

  1. Trong đài hoa
  2. Trong bao phấn của nhị
  3. Trong không bào của cánh hoa
  4. Trong noãn của nhụy
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Em hiểu thế nào về sinh sản hữu tính? Sinh sản hữu tính có đặc điểm gì?

Câu 2. Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Đặc điểm:

+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.

+ Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Hoa lưỡng tính: Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

- Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay