Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 35: SỰ THỐNG NHẤT VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ SINH VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vai trò của hoạt động “trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng” là
- Cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì sự sống.
- Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của môi trường.
- Giúp cơ thể lớn lên.
- Duy trì nòi giống.
Câu 2: Biểu hiện của hoạt động cảm ứng là
- Hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, tích lũy năng lượng.
- Phản ứng lại các kích thích từ môi trường.
- Số lượng tế bào tăng lên.
- Ra hoa, kết trái.
Câu 3: Quá trình bài tiết của sinh vật là?
- Quá trình tạo ra con non
- Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
- Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
- Quá trình loại bỏ các chất thải
Câu 4: Sinh vật là những
- Vật sống
- Vật không sống
- Vừa là vật sống, vừa là vật không sống
- Vật chất
Câu 5: Các cơ thể sinh vật dưới đây, nhóm nào là cơ thể đa bào:
- Tảo silic, rêu, ếch, vi khuẩn
- Rêu, ếch, chim sâu
- Vi khuẩn, giun đất, ếch
- Trùng roi, cây ổi, bắp cải
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
- Có thể sinh sản.
- Có thể di chuyển.
- Có thể cảm ứng.
- Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.
Câu 7: Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các tế bào
- Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào cơ
- Tế bào biểu bì, tế bào thần kinh…
- Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn…
- Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào hồng cầu….
Câu 8: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
- Hoa hồng.
- Hoa mai.
- Hoa hướng dương.
- Tảo lục.
Câu 9: Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục
(2) Vi khuẩn lam
(3) Con bướm
(4) Tảo vòng
(5) Cây thông
Các sinh vật đơn bào là?
- (1), (2)
- (5), (3)
- (1), (4)
- (2), (4)
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
I. Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân.
II. Béo phì do thói quen ăn nhiều rau, củ quả.
III. Để phòng tránh bệnh béo phì nên ăn ngày hai bữa: bữa sáng, bữa trưa.
IV. Để phòng tránh bệnh béo phì nên hạn chế đồ ăn ngọt, các món ăn chiên dầu mỡ.
Số phát biểu đúng là:
- 3
- 2
- 1
- 4
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
D |
A |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
C |
D |
A |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Có thể quan sát trùng roi và vi khuẩn bằng gì?
- Mắt thường
- Kính hiển vi
- Kính lúp
- Kính viễn vọng
Câu 2: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:
- Một tế bào
- Hai tế bào
- Hàng trăm tế bào
- Hàng nghìn tế bào
Câu 3: Cơ thể đa bào:
- Cấu tạo từ nhiều tế bào
- cấu tạo từ 1 tế bào
- Chủ yếu cấu tạo từ các tế bào nhân sơ
- Cấu tạo từ 1 tế bào nhân thực
Câu 4: Cơ thể trùng roi khác với vi khuẩn ở:
- Trùng roi là tế bào nhân thực, vi khuẩn là tế bào nhân sơ
- Trùng roi có lục lạp, vi khuẩn không có
- Trùng roi có hạt dự trữ, vi khuẩn không có
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Các sinh vật có kích thước khác nhau là do
- Số lượng tế bào cấu tạo lên cơ thể khác nhau
- Số lượng tế bào cấu tạo lên cơ thể giống nhau
- Môi trường sống
- Thức ăn
Câu 6: Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?
- Một tế bào
- Hai tế bào
- Ba tế bào
- Bốn tế bào
Câu 7: Tế bào không có hoạt động nào dưới đây?
- Trao đổi chất
- Thay đổi hình dạng, cấu tạo
- Cảm ứng
- Phân chia
Câu 8: Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sống của cơ thể?
- Phân chia
- Sinh sản
- Cảm ứng
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?
- Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng
- Cơ thể thu nhận nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng
- Hệ vận động ngừng hoạt động
- Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể
Câu 10: Nối các vế ở cột A với cột B để hoàn thành định nghĩa của các quá trình sống cơ bản.
a) Cảm ứng và vận động |
1) Quá trình tạo ra con non. |
b) Sinh trưởng |
2) Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra. |
c) Bài tiết |
3) Quá trình lấy thức ăn, nước uống. |
d) Dinh dưỡng |
4) Quá trình loại bỏ các chất thải. |
e) Hô hấp |
5) Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. |
f) Sinh sản |
6) Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. |
- a – 4, b – 1, c – 2, d – 3, e – 6, f – 5.
- a – 5, b – 6, c – 4, d – 3, e – 2, f – 1.
- a – 5, b – 6, c – 2, d – 3, e – 1, f – 2.
- a – 6, b – 5, c – 3, d –1, e – 2, f – 4.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
A |
D |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.
Trong cơ thể sống, khi hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường sẽ gây ảnh hưởng như thế nào?
Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào cơ thể đối phó với căng thẳng và stress?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường. - Trong cơ thể sống hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng đến sự chuyển hoá năng lượng của tế bào, tế bào không thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng bình thường. Từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Tập thể dục: Tập luyện đều đặn giúp giảm bớt stress và cải thiện tâm trạng. - Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Ăn một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng và hạn chế tiêu thụ các chất kích thích giúp tăng cường đề kháng và giảm căng thẳng. - Thực hiện kỹ năng quản lý stress: Học cách quản lý thời gian, ưu tiên công việc, thiết lập giới hạn và hãy sử dụng các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, tập trung vào những điều tích cực và kỹ năng giải tỏa stress. - Tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia để chia sẻ và giảm căng thẳng. - … |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể.
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao giấc ngủ là cần thiết đối với cơ thể?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể: Các hoạt động sống trong tế bào bao gồm: trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ. - Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. - Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Giấc ngủ là cần thiết đối với cơ thể vì nó có những vai trò quan trọng: - Phục hồi sức khỏe: Khi ngủ, cơ thể có thể tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương, giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. - Tăng cường chức năng não: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố kỹ năng học tập và ghi nhớ thông tin mới. Nó giúp cải thiện tầm chú ý, tăng cường khả năng tập trung và giải quyết vấn đề. - Điều chỉnh cân bằng hormone: Khi ngủ, cơ thể sản xuất hormone cần thiết để điều chỉnh quá trình tăng trưởng, tăng cường sự phát triển và duy trì cân bằng nội tiết. - Khôi phục năng lượng: Giấc ngủ đầy đủ giúp khôi phục năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo, làm tăng hiệu suất làm việc, sáng tạo và tăng cường sức mạnh cơ thể. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?
- Tế bào
- Cơ thể
- Mô
- Cơ quan
Câu 2: Vật nào dưới đây là vật sống?
- Con chó
- Con dao
- Cây chổi
- Cây bút
Câu 3: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
- Màu sắc.
- Kích thước.
- Số lượng tế bào tạo thành.
- Hình dạng.
Câu 4: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?
- Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời.
- Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người.
- Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối.
- Quá trình mài sắt thành kim.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.
Câu 2: Nêu một số hoạt động sống của cơ thể khi ta chạy.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết),... |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?
- Tảo lục
- Trùng roi
- Vi khuẩn lam
- Tảo bong bóng
Câu 2. Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:
- Một tế bào.
- Hai tế bào.
- Hàng trăm tế bào.
- Hàng nghìn tế bào.
Câu 3: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?
- Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy.
- Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa.
- Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp.
- Quá trình dài ra ở móng tay người.
Câu 4: Trong những cơ thể sinh vật dưới đây, đâu là cơ thể đơn bào?
- Vi khuẩn E.coli.
- Con voi.
- Giun đất.
- Cây hoa hồng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Sự thống nhất về cấu trúc của cơ thể được biểu hiện như thế nào?
Câu 2. Lấy ví dụ về sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
A |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Sự thống nhất về cấu trúc: - Cơ thể đơn bào chỉ có một tế bào nhưng cũng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào. - Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, cơ quan khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Ví dụ, đối với cơ thể thực vật, quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá,... Ngược lại, lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống của cây. |
3 điểm |