Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 cánh diều Chương 1 Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Toán 6 cánh diều Chương 1 Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: QUAN HỆ CHIA HẾT. TÍNH CHẤT CHIA HẾT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0). Nếu có số tự nhiên k sao cho a = kb thì:

  1. a chia hết cho b
  2. a không chia hết cho b
  3. b chia hết cho a
  4. b không chia hết cho a

Câu 2. Ước của 20 là

  1. {1; 2; 4; 5; 10; 20}
  2. {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}
  3. {1; 3; 19; 57}
  4. tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 20

Câu 3. Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng đó:

  1. Chia hết cho số đó
  2. Không chia hết cho số đó
  3. Là ước của số đó
  4. Không kết luận được

Câu 4. Nếu một tổng có ba số hạng, trong đó có 2 số hạng chia hết cho 7 và số hạng còn lại không chia hết cho 7 thì tổng đó:

  1. Chia hết cho 7
  2. Không kết luận được
  3. Không chia hết cho 7
  4. Chia hết cho ước của 7

Câu 5. Tìm tập hợp Ư (5)?

  1. Ư (5) = {0, 5}
  2. Ư (5) = {5, 10}
  3. Ư (5) = {1, 5}
  4. Ư (5) = {0, 1}

Câu 6. Trong các số: 16; 24; 35; 68. Số nào không là bội của 4?

  1. 35 B. 24 C. 16                      D. 68

Câu 7. Phát biểu dưới đây là sai?

  1. 6 là ước của 12
  2. 121 là bội của 12
  3. 35 + 14 chia hết cho 7
  4. 219. 26 + 13 chia hết cho 13

Câu 8. Không làm phép tính hãy cho biết tổng nào sau đây chia hết cho 5?

  1. 34 + 105 + 20
  2. 1 930 + 100 + 21
  3. 80 + 1 945 + 15
  4. 1 025 + 2 125 + 46

Câu 9. Trong các số sau, số nào là bội của 16: 32; 36; 46; 64

  1. 32 và 36 B. 32 và 64 C. 46 và 64             D. Không có số nào

Câu 10. Tìm ý sai trong các dòng dưới đây?

  1. B (8) = {8; 16; 24; 32; 40; 48; 56; 64; 72}
  2. B (12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
  3. Ư (9) = {1; 3; 9}
  4. Ư (10) = {1; 2; 5; 10}

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

A

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

B

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tìm chữ số x sao cho A = 12 + 45 +  chia hết cho 3

  1. x ∈ {3; 6; 9}
  2. x ∈ {0; 3; 6; 9}
  3. x ∈ {0; 3; 6}
  4. x ∈ {3; 6}

Câu 2. Tìm chữ số x sao cho: 18 + 27 + chia hết cho 9

  1. x = 9 B. x = 8 C. x = 6                  D. x = 4

Câu 3. Tìm x thuộc ước của 60 và x > 20

  1. x ∈ {5; 15}
  2. x ∈ {15; 20}
  3. x ∈ {30; 60}
  4. x ∈ {20; 30; 60}

Câu 4. Cho tổng M = 14 + 84 + x. Với giá trị nào của x dưới đây thì M ⋮ 7?

  1. 8 B. 21 C. 34                      D. 24

Câu 5. Có tổng M = 75 + 120 + x. Với giá trị nào của x dưới dây thì M ⋮ 3?

  1. x = 7 B. x = 5 C. x =12                 D. x = 4

Câu 6. Tìm số tự nhiên x để A = 75 + 1003 + x chia hết cho 5

  1. x ⋮ 5
  2. x chia cho 5 dư 2
  3. x chia cho 5 dư 1
  4. x chia cho 5 dư 3

Câu 7. Tìm ba ước khác nhau của 12 sao cho tổng của chúng bằng 12:

  1. 1; 4; 6 B. 2; 3; 6 C. 1; 3; 4                D. 2; 4; 6

Câu 8. Các khẳng định dưới đây sai?

  1. 2 021. 56 chia hết cho 7
  2. 279. 7. 13 chia hết cho 3
  3. 4. 23. 16 chia hết cho 5
  4. 104 + 46 chia hết cho 3

Câu 9. Tìm x là bội của 50 và thỏa mãn 200 < x < 300.

  1. x = 240 B. x = 250 C. x = 280                   D. x = 300

Câu 10. Viết tập hợp A = {x ∈ N | x là ước của 24} bằng cách liệt kê.

  1. A = {1; 2; 3; 4; 6; 12; 24}
  2. A = {1; 2; 3; 6; 8; 12; 24}
  3. A = {1; 2; 4; 6; 12; 16; 24}
  4. A = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

C

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

C

B

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Tìm các số tự nhiên x sao cho:

x  Ư(80) và x > 20

Câu 2 (6 điểm). Tìm các số tự nhiên x sao cho:

x  Ư(200) và x B(50)

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

x  Ư(80) = {1; 2; 4; 5; 8; 10; 20; 40; 80}

và x > 20 nên x = {40; 80}

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

x Ư(200) = {1; 2; 4; 5; 8; 10; 20; 25; 40; 50; 100; 200}

Trong các số trên, bội của 50 là 50; 100 và 200

Vậy x = {50; 100; 200}

3 điểm

3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Tìm các số tự nhiên x sao cho:

x  Ư(100) và 5 < x < 20

Câu 2 (6 điểm). Tìm các số tự nhiên x sao cho:

x  B(15) và 100 ≤ x ≤ 200

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 x  Ư(100) = {1; 2; 4; 5; 10; 20; 25; 50; 100}

và 5 < x < 20 nên x = 10

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

x  B(15) nên x = k.15 (k  N)

Do 100 ≤ x ≤ 200 nên 100 ≤ k.15 ≤ 200 ⬄ ≤ k ≤

=> k = {7; 8; 9; 10; 11; 12; 13}

Vậy x = {105; 120; 135; 150; 165; 180; 195}

3 điểm

 3 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tập hợp Q là các bội của 6 lớn hơn 12 và nhỏ hơn 30. Tập hợp K là:

  1. Q = {12; 18; 24}
  2. Q = {12; 18; 24; 30}
  3. Q = {18; 24}
  4. Q = {18; 24; 30}

Câu 2. Có bao nhiêu số tự nhiên x thỏa mãn: x ∈ Ư(80) và 0 < x ≤ 10

  1. 3 B. 4                             C. 5                      D. 6

Câu 3. Tìm các số tự nhiên x sao cho: x ∈ B (12) và x > 100

  1. x ∈ {12k│k = 9; 10; 11; ...}
  2. x {12k│k = 1; 2; 3; ...}
  3. x {12k│k = 5; 10; 15 ...}
  4. x = {105; 120; 135; 150; 165; 180; 195}

Câu 4. Có bao nhiêu số tự nhiên x thỏa mãn: x ∈ Ư(80) và 0 < x ≤ 10

  1. 3 B. 4                             C. 5                      D. 6
  2. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Hãy tìm ước của 20

Câu 2 (3 điểm). Hãy tìm ước của 36

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Bạn An có 48 chiếc kẹo muốn chia đều cho các em nhỏ. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được?

Cách chia

Số em

Số kẹo mỗi em

Thứ nhất

4

Thứ hai

8

Thứ ba

5

Thứ tư

14

  1. Cách thứ nhất và thứ hai
  2. Cách thứ ba và thứ tư
  3. Cách thứ nhấ, thứ hai và thứ tư
  4. Cách thứ ba

Câu 2. Tuổi của mẹ Bình là bội số tuổi của Bình và là số chia hết cho 4. Mẹ Bình hơn Bình 24 tuổi. Tuổi của mẹ Bình là

  1. 36 tuổi B. 38 tuổi C. 40 tuổi               D. Không xác định được

Câu 3. Tuổi của mẹ Bình là bội số tuổi của Bình và là số chia hết cho 4. Mẹ Bình hơn Bình 24 tuổi. Tuổi của Bình là

  1. 14 tuổi B. 10 tuổi C. 12 tuổi               D. 15 tuổi

Câu 4. Trong một buổi học Toán, lớp 6B có 40 học sinh cần chia đều thành các nhóm để thảo luận. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được?

Cách chia

Số nhóm

Số người mỗi nhóm

Thứ nhất

4

Thứ hai

8

Thứ ba

10

Thứ tư

12

  1. Cách thứ nhất và thứ hai
  2. Cách thứ nhất, thứ hai và thứ ba
  3. Cách thứ hai, thứ ba và thứ tư
  4. Cách thứ ba và thứ tư
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Hãy tìm ước của 57

Câu 2 (3 điểm). Hãy tìm ước của 12

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Ư(57) = {1; 3; 19; 57}

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ư(12) = { 1; 2; 3; 4; 6; 12}

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay