Đề kiểm tra 15 phút Toán 7 kết nối Bài 29: Làm quen với biến cố

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Toán 7 kết nối tri thức Bài 29: Làm quen với biến cố. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 29: LÀM QUEN VỚI BIẾN CỐ

  1. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biến cố không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra là:

  1. A. Khi gieo một con xúc xắc thì sẽ xuất hiện mặt 3 chấm
  2. Hôm nay mặt trời mọc phía đông
  3. Khi gieo một con xúc xắc thì sẽ xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn 7
  4. Ngày mai, mặt trời mọc phía tây

Câu 2: Biến cố ngẫu nhiên là:

  1. biến cố luôn xảy ra
  2. biến cố không bao giờ xảy ra
  3. biến cố xảy ra tùy vào trường hợp khác nhau
  4. D. biến cố không biết trước là nó có xảy ra hay không

Câu 3: Sự kiện nào sau đây không phải là một biến cố ngẫu nhiên?

  1. Giéo xúc xắc
  2. B. Đếm số quả táo trong một chiếc giỏ đựng táo
  3. Rút thẻ trong hộp và đọc số thẻ
  4. Tung đồng xu

Câu 4: Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên?

  1. “Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp”
  2. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa”
  3. C. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2”
  4. “Số đồng xu xuất hiện mặt ngửa gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt sấp

Câu 5: Gieo hai con xúc xắc và thấy cả hai con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

  1. A: “Tông số chấm trên cả hai con xúc xắc là số chia hết cho 5”
  2. B: “Tông số chấm trên cả hai con xúc xắc là số chẵn”
  3. C: “Tông số chấm trên cả hai con xúc xắc là số chia 3 dư 1”
  4. D: “Tông số chấm trên cả hai con xúc xắc là số lẻ”

Câu 6: Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp và quan sát số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo. Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo chia hết cho 2” là biến cố gì?

  1. biến cố có thể
  2. biến cố chắc chắn
  3. biến cố không thể
  4. D. biến cố ngẫu nhiên

Câu 7: Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể? Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt ngửa.

  1. A. Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt sấp
  2. Xuất hiên hai mặt giống nhau trong hai lần tung
  3. Lần tung thứ nhất xuất hiện mặt ngửa
  4. Lần tung thứ hai xuất hiện mặt ngửa

Câu 8: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

  1. “Số được chọn là số nguyên tố”
  2. “Số được chọn là số chính phương”
  3. C. “Số được chọn là số bé hơn 11”
  4. “Số được chọn là số chẵn”

Câu 9: Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Xét biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”. Nêu tập hợp những kết quả xảy ra của biến cố đó.

  1. M={Ánh, Châu , Dũng , Hoa , Ngân}
  2. M={Ánh, Huy , Hương , Hoa , Ngân}
  3. M={Ánh, Châu , Hương , Dũng , Ngân}
  4. D. M={Ánh, Châu , Hương , Hoa , Ngân}

Câu 10: Rút một chiếc thẻ trong một hộp đựng 10 chiếc thẻ (được đánh số từ 1 đến 10). Tập hợp các kết quả làm cho biến cố A: “Chiếc thẻ được rút ra ghi số chia cho 2 dư 1” xảy ra là:

  1. A. {1; 3; 5; 7; 9}
  2. { 3; 5; 7; 9}
  3. {2; 4; 6; 8; 10}
  4. {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

ĐỀ 2

Câu 1: Biến cố chắc chắn là

  1. biến cố không thể biết trước được nó có xảy ra hay không
  2. biến cố không bao giờ xảy ra
  3. C. biến cố luôn xảy ra
  4. Các đáp án trên đều sai

Câu 2: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp S = {1; 3; 5; 7; 9}. Biến cố chắc chắn là

  1. A. Biến cố A: “Số chọn được là số lẻ”
  2. Biến cố B: “Số chọn được là số 1”
  3. Biến cố C: “Số chọn được là số chẵn”
  4. Biến cố D: “Số chọn được là số 3”

Câu 3: Biến cố chắc chắn là:

  1. Ngày mai sẽ có mưa
  2. Khi gieo một con xúc xắc thì mặt 6 chấm sẽ xuất hiện
  3. C. Trong điều kiện thường, nước đun đến 100 độ C sẽ sôi
  4. Đến năm 2100, Trái Đất sẽ được người ngoài hành tinh ghé thăm

Câu 4: Biến cố “Ngày mai em sẽ gặp một bạn học sinh sinh năm 1800” là biến cố gì?

  1. Biến cố chắc chắn
  2. Biến cố ngẫu nhiên
  3. Biến cố có thể
  4. D. Biến cố không thể

Câu 5: Biến cố “Ở Hà Nội, ngày mai Mặt Trời sẽ mọc ở hướng đông” là biến cố loại gì?

  1. A. Biến cố chắc chắn
  2. Biến cố ngẫu nhiên
  3. Biến cố không thể
  4. Các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Biến cố “Đến năm 2030, con người tìm được thuốc chữa ung thư” là biến cố nào trong các biến cố sau đây?

  1. Biến cố không thể
  2. B. Biến cố ngẫu nhiên
  3. Biến cố chắc chắn
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trong một chiếc hộp có bốn tấm thẻ được ghi số 3, 7, 8, 10. Rút ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ trong hộp. Biến cố chắn chắn là:

  1. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số chẵn
  2. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số nguyên tố
  3. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số lẻ
  4. D. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số lớn hơn 2

Câu 8: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số được chọn là số chẵn” là:

  1. A. 2, 6, 8, 10;
  2. 2, 3, 6, 8. 
  3. 2, 6, 7, 8;
  4. 2, 3, 5, 10; 

Câu 9: Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể?

  1. A. “Minh lấy được viên bi màu đỏ”
  2. “Minh lấy được viên bi màu trắng”
  3. “Minh lấy được viên bi màu đen”
  4. “Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen”

Câu 10: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện có số chấm là số nguyên tố”. Những kết quả thuận lợi cho biến cố trên là:

  1. 1, 2, 3;
  2. 1, 3, 5.
  3. 2, 4, 6;
  4. D. 2, 3, 5;
  5. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Hộp bút của An có một bút chì, một bút mực đen và một bút mực đỏ. An lấy ra một bút bất kì từ hộp bút. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên.

A: An lấy được một bút mực đen

B: An lấy được một cục tẩy

C: An lấy được một cái bút

Câu 2 (4 điểm). Trong hộp có 3 quả bóng vàng, 4 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng xanh. Linh lấy ra 5 bóng từ hộp. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

A: Có ít nhất 1 quả bóng đỏ trong 5 quả bóng được lấy ra.

B: 5 quả bóng được lấy ra cùng màu

C: 5 quả bóng lấy ra có đủ cả 3 màu.

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Hoa rút ngẫu nhiên một số từ 1, 2, 3, 4, 5.

Biến cố: “Rút được số 0” là biến cố gì?

Biến cố: “Rút được số chẵn” là biến cố gì?

Biến cố: “Rút được số nhỏ hơn 6” là biến cố gì?


Câu 2 (4 điểm). Trong các biến cố sau đây, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

A: Đến năm 2070, con người tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất.

B: Ở trường em, có một giáo viên sinh năm 1789.

C: Trong điều kiện bình thường, nước đóng băng ở 0°C.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biến cố không thể là?

  1. biến cố luôn xảy ra
  2. biến cố không biết trước là nó có xảy ra hay không
  3. biến cố xảy ra tùy vào trường hợp khác nhau
  4. D. biến cố không bao giờ xảy ra

Câu 2: Một chiếc hộp đựng 3 quả bóng xanh, 4 quả bóng vàng và 5 quả bóng đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 quả bóng từ trong hộp. Cho biến cố X: “Các quả bóng được lấy ra có đủ 3 màu”. Khi đó X là:

  1. Biến cố chắc chắn
  2. Biến cố không thể
  3. Biến cố ngẫu nhiên
  4. Các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra?

  1. 1, 2
  2. 5
  3. C. 1, 2, 3, 4, 5;
  4. 1,2,3

Câu 4: Mỗi hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số bé hơn 10”. Nêu tập hợp những kết quả xảy ra của biến cố đó.

  1. N={1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}
  2. N={1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11}
  3. N={1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 12}
  4. D. N={1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Tung một đồng xu hai lần. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt ngửa.

  1. “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”
  2. “Lần tung thứ nhất xuất hiện mặt ngửa”
  3. “Lần tung thứ hai xuất hiện mặt ngửa”
  4. “Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt sấp”.

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7 là biến cố gì?

  1. biến cố không thể
  2. biến cố ngẫu nhiên
  3. C. biến cố chắc chắn
  4. các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Biến cố “Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới” là biến cố loại gì?

  1. Biến cố chắc chắn
  2. Biến cố không thể
  3. C. Biến cố ngẫu nhiên
  4. Các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Gieo ngẫu nhiên ba đồng xu phân biệt một lần. Kí hiệu S, N lần lượt chỉ đồng xu lật mặt sấp, lật mặt ngửa. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Có ít nhất hai đồng xu xuất hiện mặt ngửa” là:

  1. NNS, NSN, SNN
  2. N, N, N
  3. N, N, S
  4. D. NNS, NSN, SNN, NNN

Câu 4: Gieo một con xúc xắc và thấy xuất hiện mặt 4 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào không thể xảy ra?

  1. A: “Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 5”
  2. B. B: “Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 3”
  3. C: “Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 2”
  4. D: “Gieo được mặt có số chấm lớn hơn hoặc bằng 4”
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Trong hộp có một quả bóng màu đỏ, một quả bóng màu xanh và một viên bi. An lấy cùng lúc trong hộp ra hai thứ. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

A: An lấy được ít nhất một quả bóng

B: An lấy được 2 quả bóng xanh

C: An lấy được một quả bóng xanh, một viên bi

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Toán 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay