Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 cánh diều (đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn sinh học 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

✂ 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đặc trưng của sinh sản hữu tính là

  • A. tạo ra thế hệ sau ít thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
  • D. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Câu 2. Tuổi của cây gỗ nhiều năm được tính theo

  • A. đường kính thân cây.                                   B. chiều cao cây.
  • C. số vòng gỗ trên thân cây.                             D. đường kính tán lá.

Câu 3. Cho hình ảnh về quá trình điều hòa sự sản sinh tinh trùng ở người:

Số (4) là

A. GnRH.B. FSH.C. LH.D. Testosterone.

Câu 4. Cây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ lá là

A. rau má.B. thuốc bỏng.C. khoai tây.D. cỏ tranh.

Câu 5. Vật chất di truyền trong sinh sản vô tính được truyền đạt thông qua quá trình nào?

  • A. Tái tổ hợp vật chất di truyền.                      B. Nguyên phân.
  • C. Giảm phân.                                                 D. Thụ tinh.

Câu 6. Cho các loài động vật sau: (1) muỗi, (2) chó, (3) gián, (4) ếch, (5) cá chép, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) bướm, (9) chuồn chuồn. Có bao nhiêu loài có hình thức phát triển biến thái hoàn toàn?

A. 3.B. 4.C. 5.D. 6.

Câu 7. Khẳng định nào sau đây về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa là đúng?

  • A. Cây con được hình thành từ quả của cây mẹ.
  • B. Cây con được hình thành từ lá, hạt của cây mẹ.
  • C. Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ.
  • D. Cây con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.

Câu 8. Một số loài cây chỉ ra hoa khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong một khoảng thời gian xác định, hiện tượng này gọi là

A. đồng hóa.B. quang chu kì.C. di truyền.D. xuân hóa.

Câu 9. Cơ thể mẹ bị phân đôi tạo thành hai cơ thể con có kích thước gần bằng nhau là đặc điểm của hình thức sinh sản nào ở động vật?

A. Phân đôi.B. Nảy chồi.C. Phân mảnh.D. Trinh sinh.

Câu 10. Thụ tinh kép là trường hợp

  • A. giao tử đực của hoa này thụ phấn cho noãn của hoa kia và ngược lại.
  • B. cả hai tinh tử đều tham gia vào thụ tinh.
  • C. hai giao tử đực đều thụ tinh với hai noãn tạo thành hai hợp tử.
  • D. thụ phấn chéo.

Câu 11. Quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật gồm ba giai đoạn riêng biệt là

  • A. trước thụ tinh, thụ tinh, sau thụ tinh.           B. trước thụ phấn, thụ phấn, sau thụ phấn.
  • C. tiền phôi, phôi, hậu phôi.                            D. giao tử, hợp tử, túi phôi.

Câu 12. Thai trao đổi chất với cơ thể mẹ qua

A. cuống rốn.B. tử cung.C. nhau thai.D. niêm mạc.

Câu 13. Biện pháp tránh thai nào có chức năng diệt tinh trùng, ngăn không cho tinh trùng đi vào vòi trứng và ngăn sự làm tổ của phôi thai trong tử cung?

  • A. Tính vòng kinh.                                           B. Dùng bao cao su.
  • C. Dùng thuốc viên tránh thai.                          D. Dùng dụng cụ tử cung.

Câu 14. Động vật nào sau đây đẻ trứng thai?

  • A. Cá đuối.                      B. Mèo.                    C. Gà.                                               D. Thú mỏ vịt.

Câu 15. Phương pháp nhân giống vô tính nào ở thực vật tạo cây mới từ một đoạn thân hoặc cành bằng cách cắm một đầu của các đoạn thân, cành vào đất ẩm, đầu còn lại ở trên mặt đất cho đến khi đâm rễ, mọc chồi?

A. Giâm.B. Chiết.C. Ghép.D. Nuôi cấy mô.

Câu 16. Tuyến giáp sản sinh chủ yếu loại hormone nào?

  • A. GH.                     B. Thyroxine.                  C. Testosterone.                           D. Estrogen.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?

  • A. Thực vật phản ứng với quang chu kì nhờ sắc tố phytochrome.
  • B. Có hai dạng sắc tố phytochrome có thể chuyển hóa lẫn nhau là Pr và Pfr.
  • C. Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.
  • D. Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày dài ra hoa.

Câu 18. Hãy chọn câu trả lời đúng khi ghép tên các loài sinh vật tương ứng với hình thức thức sinh sản của chúng.

Sinh vậtHình thức sinh sản
1. Cá răng cưaa. Phân đôi
2. Sao biểnb. Nảy chồi
3. San hôc. Phân mảnh
4. Trùng giàyd. Trinh sinh
  • A. 1 – b; 3 – a; 2 – d; 4 – c.                               B. 1 – c; 2 – a; 3 – b; 4 – d.
  • C. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.                               D. 1 – d; 2 – c; 3 – b; 4 – a.

Câu 19. Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?

  • A. Sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thông qua tác động đến hoạt động của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.
  • B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng,...
  • C. Những tác nhân gây bệnh trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • D. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng tiêu thụ thức ăn và chất dinh dưỡng ở động vật.

Câu 20. Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  • A. Dinh dưỡng khoáng.                                    B. Quan hệ cùng loài.
  • C. Nhiệt độ.                                                      D. Ánh sáng.

Câu 21. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để kích thích sinh sản cho bò?

  • A. Dùng hormone progesterone.
  • B. Dùng hormone GnRH.
  • C. Tối ưu hóa các điều kiện môi trường.
  • D. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo.

Câu 22. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?

  • A. Cây ngày ngắn.                                            B. Cây ngày dài.
  • C. Cây trung tính.                                             D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính.

Câu 23. Ví dụ nào sau đây là biện pháp sử dụng hormone làm thay đổi số con?

  • A. Tăng cường chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng trong một ngày.
  • B. Tăng dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài khác cho cá mè, cá trắm cỏ làm cho trứng chín hàng loạt.
  • C. Khi hợp tử đang phân chia, người ta dùng kĩ thuật để tách rời các tế bào con ra khỏi hợp tử; mỗi tế bào con sẽ được nuôi dưỡng và phát triển thành một phôi mới.
  • D. Ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh để trứng chín tràn vào 1 cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch lên trên, dùng lông gà đảo nhẹ giúp trứng thụ tinh.

Câu 24. Trong nông nghiệp, người ta thường tạo ra các dòng ngô bất thụ đực, hoa đực không tạo được hạt phấn hoặc hạt phấn không có khả năng thụ tinh, còn hoa cái vẫn có khả năng tạo giao tử. Việc tạo ra các dòng ngô bất thụ đực có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp?

  • A. Giúp tăng khả năng sinh sản ở cây ngô.
  • B. Hạn chế hiện tượng thoái hóa giống.
  • C. Tạo điều kiện thuận lợi để côn trùng thụ phấn.
  • D. Rút ngắn thời gian sinh sản của cây ngô.

Câu 25. Biện pháp nào sau đây giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì?

  • A. Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.
  • B. Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.
  • C. Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.
  • D. Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao và giải trí.

Câu 26. Một cây ngày dài có điều kiện ngày dài tới 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cho cây không ra hoa?

  • A. 16 giờ chiếu sáng/8 giờ che tối.
  • B. 14 giờ chiếu sáng/10 giờ che tối.
  • C. 15,5 giờ chiếu sáng/ 8,5 giờ che tối.
  • D. 4 giờ chiếu sáng/8 giờ che tối/4 giờ chiếu sáng/8 giờ che tối.

Câu 27. Những biện pháp nào sau đây dùng để điều hòa sinh sản đang được áp dụng ở người?

(1) Biện pháp tránh thai ức chế quá trình chín và rụng trứng.

(2) Lựa chọn giới tính thai nhi.

(3) Thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

(5) Thay đổi điều kiện nhiệt độ.

(6) Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.

  • A. (1), (2), (3) và (6).                                                  B. (1), (3), (4) và (6).
  • C. (1), (4), (5) và (6).                                                  D. (1), (2), (4) và (6).

Câu 28. Theo quy định tại Điều 142, 145 Luật Hình sự 2015, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dực khác với người ở độ tuổi bao nhiêu thì bị phát từ 01 năm đến chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra?

  • A. Dưới 18 tuổi.                                                               B. Đủ 18 tuổi.
  • C. Dưới 16 tuổi.                                                                B. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.
  • B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): a) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật? Hãy sửa lại các câu sai.

(1) Người ta không áp dụng phương pháp giâm cành cho các giống cây ăn quả (cam, bưởi,...) vì thời gian ra rễ ở các cây này rất lâu.

(2) Khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn của cành ghép và gốc ghép nối liền với nhau.

(3) Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có số lượng lớn và đa dạng về mặt di truyền.

(4) Sử dụng phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch nhưng không thể biết trước được đặc tính của quả.

b) Nêu hạn chế của phương pháp nhân giống vô tính so với phương pháp nhân giống từ hạt.

Câu 2. (1 điểm): Có hai bạn đang tranh luận với nhau về chế độ dinh dưỡng của lứa tuổi 15 -19 tuổi. Bạn thứ nhất nói: “Thịt, cá là loại thức ăn giàu đạm nên cần bổ sung nhiều cho giai đoạn này”. Bạn thứ hai nói: “Sữa các sản phẩm chế biến từ sữa cung cấp nhiều calcium nên cần uống nhiều sữa hơn so với ăn thịt, cá”.

Em có đồng ý với ý kiến của hai bạn không? Vì sao?
 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

  



 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật2 2 2   6 1,5
2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật2   2   4 1
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật1 1    1211,5
4. Khái quát về sinh sản ở sinh vật3       3 0,75
5. Sinh sản ở thực vật4  11   513,25
6. Sinh sản ở động vật4 1 3   8 2
Tổng số câu TN/TL16041800128210
Điểm số4,001,02,02,0001,07,03,010
Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%     

 



 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN   
CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT112    
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vậtNhận biết -  - Nêu được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. 2 

C2

C8

Thông hiểu - Phân tích được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.  - Phân tích được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. 2 

C17

C20

 
Vận dụngVận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn. 2 

C22

C26

 
2. Sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biết - Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở người 3 

C6

C12

Vận dụng - Vận dụng kiến thức đã học về sinh trưởng và phát triển ở động vật để chăm sóc sức khỏe.  - Liên hệ các bộ luật về tuổi dậy thì. 2 

C25

C28

 
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biếtNêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.   C16
Thông hiểuPhân tích được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 1 C19 
Vận dụngVận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.1 C2  
CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT116    
4. Khái quát về sinh sản ở sinh vậtNhận biếtNhận biết đặc điểm về sinh sản ở sinh vật. 3 

C1

C5

C11

5. Sinh sản ở thực vậtNhận biết - Nêu được đại diện các hình thức sinh sản vô tính.  - Nêu được khái niệm thụ tinh kép.  - Nêu được quá trình hình thành hạt và quả. 4 

C4

C7

C10

C15

Thông hiểuPhân biệt được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.1 C1  
Vận dụngVận dụng kiến thức đã học để giải thích các ứng dụng trong thực tiễn. 1 C24 
6. Sinh sản ở động vậtNhận biết - Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.  - Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.  - Nêu được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. 4 

C3

C9

C13

C14

Thông hiểuPhân tích được đặc điểm các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. 1 C18 
Vận dụngLiên hệ các biện pháp điều hòa sinh sản ở động vật trong thực tiễn. 3 

C21

C23

C27

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay