Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 cánh diều (đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn sinh học 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Động vật nào sau đây có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

  • A. Cánh cam, cào cào, cá chép, chim bồ câu.   B. Bọ rùa, cá chép, châu chấu, gà.
  • C. Cào cào, rắn, thỏ, mèo.                                D. Cá chép, rắn, chim sẻ, thỏ.

Câu 2. Giai đoạn dậy thì có sự thay đổi về thể chất như thế nào?

  • A. Tính tình thay đổi.                                      B. Xuất hiện lông nách, lông mu.
  • C. Xương chậu phát triển.                                D. Giọng nói thay đổi.

Câu 3. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở người được chia thành mấy giai đoạn?

A. 2 giai đoạn.B. 3 giai đoạn.C. 4 giai đoạn.D. 5 giai đoạn.

Câu 4. Sinh sản ở sinh vật là

  • A. quá trình tạo ra những tế bào mới.    B. quá trình tạo ra những mô phân sinh mới.
  • C. quá trình tạo ra những cơ quan mới.  D. quá trình tạo ra những cá thể mới.

Câu 5. Trong sinh sản hữu tính, giai đoạn thụ tinh diễn ra như thế nào?

  • A. Hình thành giao tử đơn bội (n) nhờ quá trình giảm phân và sự vận chuyển giao tử.
  • B. Kết hợp giao tử đực (n) và giao tử cái (n) tạo nên hợp tử lưỡng bội (2n).
  • C. Hợp tử nguyên phân và biệt hóa tế bào để tạo thành phôi.
  • D. Tế bào sinh dưỡng của mẹ phát triển thành cơ thể lưỡng bội (2n).

Câu 6. Sinh sản ở rêu thuộc hình thức nào?

  • A. Sinh sản vô tính.                               B. Sinh sản hữu tính.
  • C. Sinh sản sinh dưỡng.                         D. Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính.

Câu 7. Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa biến đổi thành hạt?

  • A. noãn.                                                           B. nhân cực.                     
  • C. nội nhũ.                                                       D. nhân của giao tử đực thứ hai.

Câu 8. Cơ thể con xuất phát từ chồi mọc ra từ cơ thể mẹ là đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật?

  • A. Phân mảnh.                                        B. Phân đôi.
  • C. Nảy chồi.                                           D. Trinh sản.

Câu 9. Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, hormone nào sau đây khi ở nồng độ cao kích thích thùy trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone?

  • A. LH.                 B. Progesterone.                       C. FSH.                                                                             D. Estrogen.            

Câu 10. Những động vật nào sau đây đẻ trứng và trứng thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nước?

  • A. Cá ngựa, trâu, ong, sao biển.            B. Cóc, cá mập, thủy tức, kiến.
  • C. Cá heo, chó, hải quỳ, bướm.             D. Ếch, tôm, cua, cá chép.

Câu 11. Tương quan các hợp chất nào trong cây chi phối sự chuyển từ pha phát triển sinh dưỡng sang pha phát triển sinh sản?

  • A. Các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa nitrogen (N).
  • B. Các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa oxygen (O).
  • C. Các hợp chất nitrogen (N) và các hợp chất chứa carbohydrate (C).
  • D. Các hợp chất nitrogen (N) và các hợp chất chứa oxygen (O).

Câu 12. Phytochrome Pr và Pfr có mối liên hệ với nhau là

  • A. hai dạng đều không chuyển hóa lẫn nhau dưới tác động của ánh sáng.
  • B. hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới tác động của ánh sáng.
  • C. dạng Pr không chuyển hóa được sang dạng Pfr.
  • D. dạng Pfr không chuyển hóa được sang dạng Pr.

Câu 13. Giảm phân diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính?

  • A. Trước thụ tinh.                                            B. Thụ tinh.
  • C. Sau thụ tinh.                                                D. Phát sinh phôi.

Câu 14. Sinh sản vô tính phổ biến ở

  • A. vi khuẩn, sinh vật nguyên sinh và động vật.
  • B. vi khuẩn, virus, sinh vật nguyên sinh.
  • C. vi khuẩn, sinh vật nguyên sinh và thực vật.
  • D. vi khuẩn, thực vật và động vật.

Câu 15. Quan sát hình ảnh về ảnh hưởng của hormone đến sinh trưởng và phát triển ở côn trùng, cho biết số (1) là:

  • A. GH.                                                              B. Ecdysteroid.
  • C. Thyroxine.                                                   D. Juvenile.

Câu 16. Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?

  • A. Sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thông qua tác động đến hoạt động của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.
  • B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng....
  • C. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.
  • D. Những tác nhân gây bệnh trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Câu 17. Ví dụ nào sau đây cho biết tốc độ sinh trưởng diễn ra không đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau?

  • A. Sinh trưởng tối đa ở tuổi trưởng thành của thạch sùng dài khoảng 10 cm, của trăn dài khoảng 10m.
  • B. Ấu trùng lột xác 4 - 5 lần, sau mỗi lần lột xác ấu trùng tăng kích thước để trở thành con trưởng thành.
  • C. Ở người, sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì.
  • D. Ở người, thân và chân, tay sinh trưởng nhanh hơn ở đầu.

Câu 18. Thứ tự nào sau đây là đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người?

(1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng.

(2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi.

(3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn trứng.

(4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung.

(5) Nhau thai được đẩy ra ngoài.

(6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng.

(7) Thai được đẩy ra ngoài.

Α. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (7) → (5).

Β. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (5) → (7).

  • C. (1) → (3) → (4) → (2) → (6) → (5) → (7).
  • D. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (7) → (5).

Câu 19. Nhận định nào dưới đây về các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?

  • A. Quang chu kì là hiện tượng liên quan đến đồng hồ sinh học.
  • B. Tương quan hormone chi phối sự ra hoa.
  • C. Quang chu kì là hiện tượng thực vật phát triển phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
  • D. Với cùng thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng mạnh hơn sẽ thúc đẩy sự ra hoa sớm hơn.

Câu 20. Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển giữa giới đực và giới cái không giống nhau do có sự khác biệt về

  • A. di truyền.                                                                     B. hormone.                                 
  • C. chế độ dinh dưỡng.                                                       D. điều kiện môi trường.

Câu 21. Theo quy định tại Điều 142, 145 Luật Hình sự 2015, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dực khác với người ở độ tuổi bao nhiêu thì bị phát từ 01 năm đến chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra?

  • A. dưới 18 tuổi.                                                                B. đủ 18 tuổi.
  • C. dưới 16 tuổi.                                                                B. từ đủ 16 đến 18 tuổi.

Câu 22. Những biện pháp nào sau đây giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì?

(1) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(4) Phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục để đi khám kịp thời.

(5) Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.

(6) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

(7) Không nên quan hệ tình dục.

  • A. (1), (2), (3), (4) và (7).                                                 Β. (2), (3), (4), (6) và (7).
  • C. (1), (2), (3), (6) và (7).                                                  D. (2), (3), (5), (6) và (7).

Câu 23. Bạn Châu giâm cành để nhân giống cây dâu tằm trong vườn nhà. Sau khi chọn được các cành dâu bánh tẻ vừa ý, bạn cắt chúng thành các đoạn dài khoảng 50 – 70 cm và tiến hành giâm xuống phần cát ẩm đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên, sau 1 tuần tưới ẩm cát thường xuyên, bạn quan sát thấy nửa phía trên của cành đã bị héo và khô dần. Bạn Châu đã làm chưa đúng ở bước nào?

  • A. Bước 2 và bước 3.                                       B. Bước 1 và bước 3.
  • C. Bước 1 và bước 2.                                        D. Bước 3 và bước 4.

Câu 24. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về ứng dụng của sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn?

(1) Tạo cây ngô hạt tím dẻo, bắp to bằng phương pháp lai giữa cây ngô tím hạt ngọt, bắp to với cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng.

(2) Tạo giống gạo ST25 có khả năng chịu mặn, chống bệnh tốt, chất lượng gạo ngon.

(3) Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu.

(4) Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả.

A. 2.B. 3.C. 1.D. 4.

Câu 25. Để tách tinh trùng thành hai loại, một loại có NST giới tính X và một loại có NST giới tính Y, người ta sử dụng

  • A. các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di.
  • B. dùng tia phóng xạ tác động lên tinh trùng.
  • C. dùng tia tử ngoại tác động lên tinh trùng.
  • D. dùng hóa chất như EMS, 5BU,... tác động lên tinh trùng.

Câu 26. Vì sao cấm xác định giới tính ở thai nhi?

  • A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
  • B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
  • C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • D. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam và nữ.

Câu 27. Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa.
  • B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa.
  • C. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa.
  • D. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa.                                

Câu 28. Những biện pháp nào sau đây ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi gia cầm lấy trứng?

(1) Sử dụng kháng sinh định kì để phòng bệnh.

(2) Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi hằng ngày.

(3) Lựa chọn giống gia cầm phù hợp như gà Ai Cập, Leghorn,...

(4) Sử dụng chất kích thích tăng trưởng.

(5) Chế độ ăn có năng lượng và hàm lượng protein phù hợp.

(6) Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi trên 40 °C.

(7) Tiêm vaccine theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

  • A. (1), (3), (5) và (7).                                                  B. (2), (3), (4) và (7).
  • C. (2), (3), (5) và (7).                                                  D. (1), (2), (5) và (7).
  • B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): a) Cho biết vai trò của quả đối với đời sống thực vật và con người.

b) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về sự hình thành hạt và quả? Hãy sửa lại câu sai.

(1) Noãn thụ tinh phát triển thành hạt, bầu nhụy dày lên phát triển thành quả.

(2) Nội nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây trưởng thành.

(3) Hạt được chia thành hạt có nội nhũ (ở cây Hai lá mầm) và hạt không có nội nhũ (ở cây Một lá mầm).

(4) Trong quá trình phát triển phôi của hạt cây Hai lá mầm, nội nhũ tiêu biến, chất dinh dưỡng trong nội nhũ được hấp thụ và dự trữ trong hai lá mầm.

Câu 2. (1 điểm): Ông A đã ngắt ngọn của các cây bầu, bí, mướp khi những cây này vừa mọc được vài ba lá. Thấy vậy, bạn B đã khuyên ông nên để các cây bầu, bí, mướp sinh trưởng thêm, khi có nhiều mắt có thể mọc chồi bên thì mới ngắt ngọn để tạo được nhiều chồi.

a) Theo em, ý kiến của bạn B là đúng hay sai?

b) Khi trồng các cây lấy gỗ (cây sao đen, cây xoan,...), cây có lóng (cây mía, cây ngô,...) có nên ngắt ngọn không? Vì sao?


 

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

  


 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật2 1 1  1412
2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật3 1 2   6 1,5
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật2 1 1   4 1
4. Khái quát về sinh sản ở sinh vật4       4 1
5. Sinh sản ở thực vật2  12   413
6. Sinh sản ở động vật3 1 2   6 1,5
Tổng số câu TN/TL16041800128210
Điểm số4,001,02,02,0001,07,03,010
Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%     

 



 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN   
CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT114    
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vậtNhận biếtTrình bày được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. 2 

C11

C12

Thông hiểuPhân tích tác động của các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. 1 C19 
Vận dụngVận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.11C2C27 
2. Sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biết - Nêu được đại diện, đặc điểm các hình thức phát triển ở động vật.  - Nêu được quá trình sinh trưởng và phát triển ở người. 3 

C1

C2

C3

Thông hiểuPhân tích được các dấu hiệu dậy thì ở người. 1 C17 
Vận dụngLiên hệ được kiến thức đã học vào thực tiễn. 2 

C21

C22

 
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biếtTrình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2 

C15

C20

Thông hiểuPhân tích được hormone ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở người. 1 C16 
Vận dụngVận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 1 C28 
CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT114    
4. Khái quát về sinh sản ở sinh vậtNhận biết - Nêu được dấu hiệu đặc trưng của quá trình sinh sản.  - Trình bày được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 4 

C4

C5

C13

C14

5. Sinh sản ở thực vậtNhận biết - Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.  - Nêu được đặc điểm sự hình thành hạt và quả. 2 

C6

C7

Thông hiểuPhân tích được quá trình hình thành hạt và quả.1 C1  
Vận dụng - Vận dụng được kiến thức để xác định ý nghĩa của hiện tượng thụ tính kép.  - Liên hệ được ứng dụng của phương pháp nhân giống vô tính. 2 

C23

C24

 
6. Sinh sản ở động vậtNhận biết - Nêu được các hình thức sinh sản vô tính.  - Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản ở người.  - Nêu được đại diện của các hình thức thụ tinh. 3 

C8

C9

C10

Thông hiểuPhân tích được quá trình sinh sản hữu tính ở người. 1 

C18

 
Vận dụngLiên hệ điều khiển sinh sản ở động vật. 2 

C25

C26

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay