Đề thi cuối kì 1 công dân 8 cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 1 môn Công dân 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Môi trường có sự liên kết như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
A. Không liên quan gì đến cuộc sống của con người.
B. Là điều kiện quan trọng, thiết yếu.
C. Chỉ có chức năng cung cấp thức ăn cho con người.
D. Môi trường không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người.
Câu 2 (0,25 điểm). Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “……để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
A. Chia sẻ việc nhà. | B. Tệ nạn xã hội. |
C. Bệnh dịch. | D. Bạo lực gia đình. |
Câu 3 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống trong câu sau “Ai cũng mong muốn hướng đến điều …(1)… trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải …(2)… và bảo vệ lẽ phải”.
A. (1). tuyệt vời; (2). trân quý. | B. (1). thành công; (2). tôn trọng. |
C. (1). tốt đẹp; (2). tôn trọng. | D. (1). công bằng; (2). bảo vệ. |
Câu 4 (0,25 điểm). Thế nào là bạo lực gia đình?
A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng.
B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình.
C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình.
D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học.
Câu 5 (0,25 điểm). Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?
A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép.
B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh.
C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm.
Câu 6 (0,25 điểm). Theo em vì sao từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta nên giáo dục chúng về các điều hay lẽ phải, phải biết tôn trong những điều đúng đắn?
A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
B. Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.
Câu 7 (0,25 điểm). Pháp luật quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình.
B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra.
C. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội.
D. Tuyên truyền để phòng chống nạn bạo lực gia đình.
Câu 8 (0,25 điểm). “Dạo gần đây H biết T ham chơi, bỏ bê việc học tập nhưng khi được cô giáo hỏi thăm tình hình của T, H rất thản nhiên nói với cô rằng mình không biết gì hết”.
Theo em, H có đang thực hiện tốt việc bảo vệ lẽ phải hay chưa?
A. H chưa thực hiện tốt việc bảo vệ và tôn trọng lẽ phải vì H đã nói dối cô giáo.
B. H đã giúp T che dấu được tình hình với cô giáo.
C. H là người bạn tốt của T, luôn giúp T không gặp phải nhiều rắc rối tại trường học.
D. H đã thực hiện tốt việc bảo vệ lẽ phải, để giúp T không bị cô giáo nghi ngờ.
Câu 9 (0,25 điểm). Theo em, vì sao các gia đình có kinh tế khó khăn hơn lại hay có nguy cơ xảy ra tình trạng bạo lực gia đình?
A. Vì họ phải bươn trải kiếm sống vất vả.
B. Vì con cái của họ thiếu thốn hơn những gia đình khác.
C. Vì chất lượng cuộc sống thấp nên dễ xảy ra mâu thuẫn.
D. Vì áp lực cuộc sống vốn đã chẳng dễ dàng vượt qua với họ nên các mâu thuẫn có thể xảy ra khi các khó khăn lần lượt kéo ập tới.
Câu 10 (0,25 điểm). Vì sao không nên nói dối, đặt điều với con trẻ?
A. Vì trẻ nhỏ học theo rất nhanh, nhưng lời nói dối tưởng chừng vô hại thì vô tình có thể sẽ trở thành thói quen nói dối cho trẻ khi lớn.
B. Vì trẻ nhỏ không biết nhận thức đâu là đúng đâu là sai, nên việc nói dối trẻ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
C. Vì trẻ con không nhận thức được điều đúng sai nên cha mẹ có thể nói dối với con.
D. Vì không phải đứa trẻ nào cũng nhận thức được đúng sai nên không trở thành thói quen khi lớn.
Câu 11 (0,25 điểm). Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình?
A. Do vấn đề kinh tế.
B. Do các định kiến xã hội.
C. Do nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế, cách ứng xử khi có các vấn đề trong gia đình nảy sinh.
D. Do không hợp nhau về mặt tình cảm.
Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?
A. Để giúp duy trì môi trường sống của các sinh vật biển.
B. Làm đẹp về mặt thẩm mỹ cho môi trường quanh ta.
C. Để cải thiện chất lượng không khí.
D. Giảm thiểu các tác động tiêu cực do con người và thiên nhiên gây ra.
Câu 13 (0,25 điểm). Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”.
Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học.
B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta.
C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiếm diện.
D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành.
Câu 14 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
“Trên đường đi học về, M và V phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. M rủ V đi báo công an xã, nhưng V từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với V, M đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã”.
|
Câu 15 (0,25 điểm). Có người cho rằng “lẽ phải là những điều khoa học chứng minh là đúng” em có đồng tình với suy nghĩ này?
A. Đồng ý, vì khoa học giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.
B. Đồng ý, vì những điều khoa học nghiên cứu đã trải qua rất nhiều thời gian chứng minh, kiểm chứng.
C. Không đồng ý, khoa học đã mở ra chân trời mới cho cuộc sống của chúng ta, đem lại rất nhiều lợi ích không thể phủ nhận nhưng ta có thể thấy những điều mà khoa học chứng minh là đúng đắn tuy nhiên vẫn chưa thể nói đâu là chính là lẽ phải.
D. Không đồng ý, vì khoa học vẫn còn những hạn chế chưa thể lí giải nên không thể quy tất cả khoa học đều là lẽ phải.
Câu 16 (0,25 điểm). Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?
A. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình.
B. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra.
C. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái.
D. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm.
Câu 17 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng.
B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên.
C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất.
Câu 18 (0,25 điểm). “Hiện nay có nhiều người quan niệm rằng, vợ phải kiểm soát hết mọi chi tiêu của chồng để có thể “quản” được chồng tốt hơn”.
Theo em, việc làm này có phải là một hình thức của bạo lực gia đình không?
A. Đây là một suy nghĩ rất chín chắn của những người vợ hiện đại.
B. Đây là một hình thức bạo lực gia đình vì người vợ đang cố thâu tóm hết quyền tự do của người chồng.
C. Đây là cách giữ gìn hạnh phúc gia đình rất hiệu quả của các chị em hiện đại.
D. Đây là một hình thức không tôn trọng chồng chứ không liên quan gì đến bạo lực gia đình.
Câu 19 (0,25 điểm). Em có thể làm gì trong cuộc sống để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Chỉ sử dụng tiết kiệm điện, không cần tiết kiệm nước.
B. Làm theo những gì mà mọi người bảo để bảo vệ môi trường.
C. Chỉ giữ gìn vệ sinh nơi mình sinh sống.
D. Sử dụng tiết kiệm điện – nước, giữ gìn vệ sinh khu vực mình sinh sống.
Câu 20 (0,25 điểm). Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép.
B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh.
C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm.
Câu 21 (0,25 điểm). Người tôn trọng lẽ phải không có những biểu hiện nào sau đây?
A. Có cách cư xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
B. Dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đẩy lùi cái sai, cái xấu.
C. Có cách cư xử giúp chữa lành các mối quan hệ xã hội.
D. Không dám lên tiếng đối với những hành động sai trái.
Câu 22 (0,25 điểm). “Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình”.
Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?
A. Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống.
B. Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp.
C. Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh.
D. Dùng mọi lí lẽ để khuất phục.
Câu 23 (0,25 điểm). Em cần làm như thế nào để trở thành một cá nhân biết bảo vệ lẽ phải trong môi trường lớp học?
A. Chỉ chơi với các bạn học giỏi trong lớp.
B. Không lên tiếng cho những việc làm sai trái vì không muốn liên quan.
C. Chỉ làm theo những yêu cầu của giáo viên.
D. Dám lên tiếng khi có bạn làm việc sai trái trong lớp học.
Câu 24 (0,25 điểm). “Là kiểm lâm trong một khu rừng lớn. Bác Minh thi thoảng đốn một vài cây gỗ quý để bán lấy tiền”.
Theo em, hành vi của bác Minh là đúng hay sai?
A. Hành vi của bác Minh là sai, bác không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình còn trực tiếp gây ra các thiệt hại cho môi trường.
B. Bác Minh thực hiện tốt nhiệm vụ mà mình được giao.
C. Số gỗ mà bác Minh đem bán không quá nhiều để gây thiệt hại cho môi trường.
D. Số cây gỗ trong môi trường rất nhiều nên chặt đi một vài cây gỗ quý thì không ảnh hưởng gì đến môi trường.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Hãy nêu các hình thức bạo lực gia đình phổ biến hiện nay và khái niệm của các hình thức đó.
b. Hãy nêu các tác hại của bạo lực gia đình.
Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
“Sau khi tham gia buổi ngoại khóa về chủ đề “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”, Bích đã áp dụng một số biện pháp ở nhà như kê bàn học cạnh cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng rác hữu cơ (rác từ rau, củ, quả) làm phân để bón cho cây cối, tái sử dụng đồ nhựa để làm một số đồ dùng trong gia đình,…”
Em hãy nhận xét về việc làm của Bích và cho biết ý nghĩa của các việc làm đó.
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 2,0 | |
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 | |
Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình | 2 | 1 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 5,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 4 | 8 | 0 | ||||
Bảo vệ lẽ phải | Nhận biết | Điền từ đúng vào chỗ trống để hoàn thành câu. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | - Nêu lí do khi trẻ còn nhỏ, chúng ta nên giáo dục chúng về các điều hay lẽ phải, phải biết tôn trong những điều đúng đắn. - Nêu lí do không nên nói dối, đặt điều với con trẻ. - Nêu quan điểm về suy nghĩ “lẽ phải là những điều khoa học chứng minh là đúng”. - Nêu biểu hiện của người không tôn trọng lẽ phải. | 4 | C6, C10, C15, C21 | |||
Vận dụng | - Nêu nhận xét về hành động của bạn H trong tình huống. - Nêu được quan điểm về câu nói trong tình huống. - Nêu được những việc cần làm để trở thành một cá nhân biết bảo vệ lẽ phải trong môi trường lớp học. | 3 | C8, C13, C23 | |||
Bài 5 | 8 | 1 | ||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Nêu được mối liên kết giữa môi trường đến cuộc sống của chúng ta. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được các hành vi được cho phép thực hiện. - Nêu được lí do chúng ta cần phải bảo vệ môi trường. - Nêu được lí do chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được tên gọi của những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. | 4 | C5, C12, C17, C20 | |||
Vận dụng | - Chỉ ra được chủ thể trong tình huống đã có ý thức bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc em có thể làm trong cuộc sống để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu nhận xét về hành vi của bác Minh trong tình huống. | 3 | C14, C19, C24 | |||
Vận dụng cao | Nêu được nhận xét về việc làm của bạn Bích trong tình huống và cho biết ý nghĩa của các việc làm đó. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 6 | 8 | 1 | ||||
Phòng, chống bạo lực gia đình | Nhận biết | - Điền từ đúng vào chỗ trống để hoàn thành câu. - Nêu được khái niệm bạo lực gia đình. - Nêu được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến hiện nay và khái niệm của các hình thức đó. - Nêu được các tác hại của bạo lực gia đình. | 2 | 1 | C2, C4 | C1 ýa (TL), C1 ýb (TL) |
Thông hiểu | - Chỉ ra được hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. - Nêu được lí do các gia đình có kinh tế khó khăn hơn lại hay có nguy cơ xảy ra tình trạng bạo lực gia đình. - Nêu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình. - Nêu được tâm lí của một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình. | 4 | C7, C9, C11, C16 | |||
Vận dụng | - Nêu được quan điểm về nhận định đề bài cho. - Nêu ra những hành động mọi người trong gia đình bà A nên làm để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình. | 2 | C18, C22 |