Đề thi cuối kì 1 công dân 8 cánh diều (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 1 môn Công dân 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế.
B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt.
C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người.
D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống.
Câu 2 (0,25 điểm). Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?
A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái.
B. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt.
C. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình.
D. Người bố thường xuyên uống rượu.
Câu 3 (0,25 điểm). Câu ca dao sau nói về điều gì “Của phi nghĩa có giàu đâu/ Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”?
A. Tương thân tương ái. | B. Tôn sư trọng đạo. |
C. Đạo lí nhân nghĩa. | D. Tôn trọng lẽ phải. |
Câu 4 (0,25 điểm). “Bà H và bà M là bạn chơi lâu năm, hai bà thường cùng nhau đi chợ, mua sắm đồ dùng cho gia đình. Bà H nay đi chợ với một chiếc giỏ mây cho tiện đựng đồ và giúp đỡ cần sử dụng nhiều túi nilong. Bà M thấy vậy liền có ý bảo hiện nay túi nilong có rất nhiều và tiện lợi, không cần thiết phải mang theo giỏ xách cho cồng kềnh bất tiện”.
Nếu em là bà H trong tình huống đó em sẽ nói với bà M như thế nào?
A. Nếu ở trong tình huống đó với bà M có thể giải thích cho bà M về tác hại của việc sử dụng túi nilong đến môi trường, khuyên bà M chuyển sang mang làn hoặc giỏ để đi chợ.
B. Bà H nên khuyên bà M đi chợ với giỏ hàng cho hợp thời.
C. Bà H nên nghe theo lời bà M, thời nay túi nilong rất nhiều bà H nên sử dụng túi nilong cho tiện lợi.
D. Việc bà H đi chợ bằng giỏ chỉ làm cho việc đi chợ thêm nặng nhọc.
Câu 5 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?
A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp.
B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp.
C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải.
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.
Câu 6 (0,25 điểm). Vì sao trong nông nghiệp không nên lạm dụng phân bón hóa học?
A. Vì phân bón hóa học có giá thành tương đối cao.
B. Làm tăng sự phát triển của côn trùng có hại.
C. Phá hủy môi trường sống của cây trồng.
D. Làm biến đổi dưỡng chất trong đất canh tác, ảnh hưởng đến môi trường, gây hại cho con người.
Câu 7 (0,25 điểm). Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương.
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình.
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế.
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ.
Câu 8 (0,25 điểm). Trong khi xem các video giải trí, em vô tình xem được một video tuyên truyền sai sự thật từ một tài khoản của người quen đăng tải, em sẽ làm gì?
A. Bảo mọi người không nên xem video từ tài khoản đó.
B. Yêu cầu người thân xóa video đã đăng tải.
C. Nhắn tin, nói rõ về việc video sai sự thật và yêu cầu người đăng cần gỡ bỏ video đó tránh làm nhiều người tiếp cận được các thông tin sai lệch.
D. Mặc kệ vì thông tin sai sự thật đó không liên quan tới mình.
Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn có được coi là một hình thức bạo lực gia đình hay không?
A. Chuyện cưới hỏi của con cái bố mẹ hoàn toàn có quyền ép đặt.
B. Có, theo Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sửa đổi) đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi cưỡng ép tảo hôn, li hôn, hoặc cản trở kết hôn, li hôn hợp pháp.
C. Việc con cái kết hôn là do bố mẹ sắp đặt.
D. Nếu không nghe theo sắp xếp của bố mẹ, mọi chuyện sau này của con cái bố mẹ sẽ không can thiệp được.
Câu 10 (0,25 điểm). Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?
A. Vì Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.
C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.
D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.
Câu 11 (0,25 điểm). Vì sao bạo lực gia đình cần bị lên án?
A. Vì chế độ “nữ quyền” trong xã hội.
B. Vì một xã hội tốt đẹp hơn.
C. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho những người xung quanh và toàn xã hội.
D. Bạo lực gia đình làm xói mòn đi các giá trị truyền thống, chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả cho xã hội.
Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?
A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.
D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.
Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?
A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội.
C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.
D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội.
Câu 14 (0,25 điểm). Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về tình dục.
D. Bạo lực về thể chất.
Câu 16 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật.
B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 17 (0,25 điểm). Để trở thành một người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải em phải rèn luyện những gì?
A. Học hỏi từ những lỗi sai của bản thân.
B. Học tập và rèn luyện thói quen mà bản thân cho là đúng.
C. Tiếp tay cho những hành động sai trái.
D. Dám đứng lên bảo vệ những điều đúng đắn xung quanh mình.
Câu 18 (0,25 điểm). “Ba của B hay đi làm về khuya, thi thoảng ba uống rượu say khướt về đến nhà lại hay nổi cáu. Mỗi lần như thế là ba lại dùng những lời lẽ lặng nhẹ để chì chiết mẹ, có khi còn là những trận đòn roi”.
Theo em, nếu B chứng kiến cảnh ba đánh đập mẹ, B sẽ có suy nghĩ như thế nào?
A. B cảm thấy thương mẹ.
B. B sẽ cảm thấy ba là một người không đáng kính.
C. B sẽ dần dần hình thành định kiến về ba của mình, không còn tin tưởng vào giá trị ấm áp của gia đình.
D. B sẽ học các tính cách của ba khi lớn lên.
Câu 19 (0,25 điểm). Chủ thể nào sau đây có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
A. Nhà nước. | B. Cá nhân công dân. |
C. Các tổ chức xã hội. | D. Các cơ sở giáo dục. |
Câu 20 (0,25 điểm). Việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Suy giảm niềm tin của con người vào cộng đồng.
D. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
Câu 21 (0,25 điểm). “Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm”.
Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?
A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức.
B. Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường.
D. Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh.
Câu 22 (0,25 điểm). “Bà K là hàng xóm của nhà anh P, anh P rất nóng tính, các con anh làm bất cứ việc gì trái ý, anh thường dùng đòn doi để dạy dỗ các con. Một hôm bà K nghe thấy tiếng con anh P vừa khóc vừa la hét bên nhà, bà K vội chạy sang hỏi thăm tình hình, thì trông thấy cảnh anh P sử dụng gậy sắt để đánh con, bà có can ngăn thì bị anh ngăn cản và nói anh chỉ đang giáo dục các con. Và những ngày sau đó, bà K vẫn thường xuyên nghe thấy tiếng các con anh P ngào khóc”.
Nếu em là bà K trong trường hợp này em sẽ xử lí như thế nào?
A. Nếu em là bà K, trong trường hợp này em sẽ báo cho chính quyền địa phương, để họ có các biện kịp thời ngăn chặn hành động bạo lực của anh P, giáo dục, xử phạt anh P vì hành động bạo lực của mình đối với các con.
B. Nếu em là bà K, em sẽ không có ý kiến gì về hành động của anh K vì thực tế anh D chỉ đang dạy dỗ con cái của mình, bà K không thể can thiệp vào chuyện gia đình của người khác.
C. Bà K không nên can thiệp quá sâu vào chuyện gia đình của người khác.
D. Bà K nên cùng gia đình nhà anh P can thiệp vào việc anh thường xuyên đánh con cái.
Câu 23 (0,25 điểm). “Trên đường đi học về, A tình cờ bắt gặp hành vi trộm cắp của một nhóm côn đồ tại khu công nghiệp gần nhà. Vì sợ hãi nên A đã trốn sau bờ tường để không phải chạm mặt với kẻ xấu. Sau vụ trộm đó, khu công nghiệp bị mất một số máy móc quan trọng, giúp nhà máy có thể vận hành ổn định. Chủ của khu công nghiệp đã đem thông tin đăng tải lên tờ báo địa phương. Khi A và B đang đọc báo thì gặp được mẩu tin, A đã thú nhận với B về việc mình đã chứng kiến hành vi trộm cắp tài sản tại khu công nghiệp”.
Theo em, A nên làm gì để có thể giúp đỡ tìm ra kẻ xấu?
A. A chỉ cần kể hết tình huống ngày hôm đó đã chứng kiến với B.
B. A cần thuật lại tình huống mà mình đã chứng kiến ngày hôm đó với cán bộ tại địa phương, cung cấp các thông tin cần thiết để sớm ngày tìm ra được kẻ gây án.
C. Vì chuyện này liên quan đến nhiều người nên A không nên tùy tiện kể với người khác vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân của mình.
D. A chỉ nên kể câu chuyện ngày hôm đó cho B, không nên kể cho quá nhiều người vì càng nhiều người biết thì A càng có thể có nguy cơ bị nguy hiểm tới tính mạng.
Câu 24 (0,25 điểm). “Trước giờ xã H có hàng cây xanh chạy dọc theo hai bên đường làng, mang lại bóng mát và không khí trong lành cho người dân xung quanh. Nhưng từ khi ông P lên làm chủ tịch xã, vì muốn đường được rộng hơn, ông đã lên kế hoạch đốn hạ hết hàng cây để mở rộng đường. Tuy đường có rộng ra hơn nhưng việc chặt hết cây xanh làm cho không khí xung quanh mọi người trở nên ngột ngạt và nóng bức vào mùa hè”.
Theo em việc làm của ông P có làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không, ông P có thể thực hiện theo cách gì để vẫn có thể mở rộng được đường làng mà không bị mất đi một khối lượng cây xanh lớn.
A. Sau khi có được đường rộng rãi hơn, có thể lên kế hoạch trồng thêm các cây xanh khác.
B. Việc làm của ông P ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cây xanh rất cần thiết để tạo ra khí oxy cho sự sống của con người.
C. Trước khi lên kế hoạch làm lại đường, ông P cần lên kế hoạch di chuyển các cây xanh đó ra khu vực khác của xã để tiếp tục trồng và chăm sóc.
D. Đường làng rộng rãi đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của cả làng nên việc mất đi cây xanh có thể trồng lại về sau này.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
b. Hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
“Do ghen tuông vô cớ, anh A thường đánh mắng vợ, gây bức xúc cho khu dân cư, thậm chí anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ”.
Em hãy cho biết hình thức, tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong tình huống trên. Nếu em là vợ anh A, em sẽ làm gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 2,0 | |
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 1 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 5,0 | |
Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình | 2 | 0 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 4 | 8 | 0 | ||||
Bảo vệ lẽ phải | Nhận biết | Nêu được nội dung của câu ca dao “Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | - Nêu lí do chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải. - Nêu hành động khi người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật. - Chỉ ra ý kiến đồng tình khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải. - Chỉ ra nội dung không mang lại ý nghĩa về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. | 4 | C5, C10, C14, C20 | |||
Vận dụng | - Nêu được hành động khi xem các video giải trí, vô tình xem được một video tuyên truyền sai sự thật từ một tài khoản của người quen đăng tải. - Nêu những việc cần rèn luyện để trở thành một người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải. - Nêu được hành động bạn A nên làm để có thể giúp đỡ tìm ra kẻ xấu. | 3 | C8, C17, C23 | |||
Bài 5 | 8 | 1 | ||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | - Chỉ ra được nhận định đúng. - Nêu được lí do chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 1 | 1 | C1 | C1 ýa (TL), C1 ýb (TL) |
Thông hiểu | - Nêu được lí do trong nông nghiệp không nên lạm dụng phân bón hóa học. - Chỉ ra được hành vi bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam. - Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Chỉ ra được chủ thể có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. | 4 | C6, C12, C16, C19 | |||
Vận dụng | - Nêu cách xử lí giúp bà H trong tình huống nói với bà M về hành vi của mình. - Nêu được nhận xét về hành vi của các nhân vật trong tình huống. - Nêu ra việc làm của ông P có làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, và cách để vẫn có thể mở rộng được đường làng mà không bị mất đi một khối lượng cây xanh lớn. | 3 | C4, C21, C24 | |||
Bài 6 | 8 | 1 | ||||
Phòng, chống bạo lực gia đình | Nhận biết | - Nêu được đặc điểm của những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình. - Nêu được những hành vi bạo lực về tinh thần. | 2 | C2, C7 | ||
Thông hiểu | - Nêu được quan điểm về hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn. - Nêu được lí do bạo lực gia đình cần bị lên án. - Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình. - Nêu được biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình. | 4 | C9, C11, C13, C15 | |||
Vận dụng | - Nêu ra những suy nghĩ của B nếu B chứng kiến cảnh ba đánh đập mẹ. - Nêu được cách xử lí của bà K trong tình huống. | 2 | C18, C22 | |||
Vận dụng cao | Chỉ ra được hình thức, tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong tình huống và cách xử lí tình huống. | 1 | C2 (TL) |