Đề thi cuối kì 1 công dân 8 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 môn GDCD 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

     Câu 1 (0,25 điểm). Hành động nào là bảo vệ môi trường?

  1. Vứt rác ra ngoài biển
  2. Trồng cây xanh
  3. Đốt túi nilon
  4. Buôn bán động vật quý hiếm

     Câu 2 (0,25 điểm). Theo mô hình SMART, R là gì?

  1. tính cụ thể
  2. tính đo lường được
  3. tính khả thi
  4. tính thực tế

     Câu 3 (0,25 điểm). Có bao nhiêu bước để thực hiện lập kế hoạch cho mục tiêu cá nhân?

  1. 8
  2. 7
  3. 6
  4. 5

     Câu 4 (0,25 điểm). Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?

  1. Khiêm tốn.
  2. Lẽ phải.
  3. Công bằng.
  4. Trung thực

     Câu 5 (0,25 điểm). Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?

  1. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai
  2. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân
  3. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn
  4. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại

     Câu 6 (0,25 điểm). Biểu hiện nào không phải là tôn trọng lẽ phải?

  1. Giúp đỡ người già qua đường
  2. Tham gia giờ học đúng giờ
  3. Chặt cây để bán
  4. Nghiêm túc trong giờ thi cử

 Câu 7 (0,25 điểm). Môi trường có sự liên kết như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

  1. Không liên quan gì đến cuộc sống của con người
  2. Là điều kiện quan trọng, thiết yếu
  3. Chỉ có chức năng cung cấp thức ăn cho con người
  4. Môi trường không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người

     Câu 8 (0,25 điểm). Theo em vì sao từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta nên giáo dục chúng về các điều hay lẽ phải, phải biết tôn trong những điều đúng đắn?

  1. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn
  2. Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước
  3. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ
  4. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt

     Câu 9 (0,25 điểm). Người tôn trọng lẽ không phải biểu hiện nào sau đây?

  1. Có cách cư xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội
  2. Dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đẩy lùi cái sai, cái xấu
  3. Có cách cư xử giúp chữa lành các mối quan hệ xã hội
  4. Bao che cho người phạm tội

    Câu 10 (0,25 điểm). Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?

  1. Thời gian thực hiện.
  2. Năng lực thực hiện.
  3. Lĩnh vực thực hiện.
  4. Khả năng thực hiện.

     Câu 11 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta nên xác định mục tiêu cá nhân cho bản thân?

  1. Làm chúng ta trượt dài trên các mục tiêu đã đề ra
  2. Giúp chúng ta có thêm động lực trong cuộc sống, có các kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu của mình trong tương lai
  3. Thực hiện các mục tiêu cá nhân khiến chúng ta không tìm được hướng đi đúng đắn cho từng trường hợp cụ thể
  4. Lên kế hoạch cho các mục tiêu làm chúng ta mất thời gian

 Câu 12 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải?

  1. Ăn có mời, làm có khiến
  2. Có công mài sắt, có ngày nên kim
  3. Áo rách cốt cách người thương
  4. Nói phải củ cải cũng nghe

     Câu 13 (0,25 điểm). Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào thời gian nào?

  1. Tháng 8 - 1991
  2. Tháng 1 - 1994
  3. Tháng 12 - 2003
  4. Tháng 4 - 2007

 Câu 14 (0,25 điểm). Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu thì khi đưa ra mục tiêu không xét đến yếu tố nào?

  1. Tính cụ thể
  2. Hiệu suất thấp
  3. Sự phản hồi
  4. Tính thách thức

 Câu 15 (0,25 điểm). Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là?

  1. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng
  2. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm
  3. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng
  4. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh

 Câu 16 (0,25 điểm). Vì sao không nên nói dối, đặt điều với con trẻ?

  1. Vì trẻ nhỏ học theo rất nhanh, những lời nói dối tưởng chừng vô hại thì vô tình có thể sẽ trở thành thói quen nói dối cho trẻ khi lớn
  2. Vì trẻ nhỏ không biết nhận thức đâu là đúng đâu là sai, nên việc nói dối trẻ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ
  3. Vì trẻ con không nhận thức được điều đúng sai nên cha mẹ có thể nói dối với con
  4. Vì không phải đứa trẻ nào cũng nhận thức được đúng sai nên không trở thành thói quen khi lớn

 Câu 17 (0,25 điểm). Đây chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?

  1. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
  2. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
  3. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
  4. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

 Câu 18 (0,25 điểm). Trong giờ ra chơi, Quân thấy bạn cùng lớp mình bắt nạt một em lớp dưới. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  1. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
  2. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  3. Cùng với bạn bắt nạt cho vui.
  4. Chạy đi chỗ khác chơi.

 Câu 19 (0,25 điểm). Quan điểm của em về ý kiến: Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.

  1. Đồng tình, vì thay đổi mục tiêu tốn thời gian và công sức
  2. Không đồng tình, vì không định hướng được bản thân theo mục tiêu mới
  3. Đồng tình, phải thực hiện được mục tiêu cá nhân đề ra mới có thể chuyển sang cái mới
  4. Không đồng tình, vì phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch để điều chỉnh các thức phù hợp

Câu 20 (0,25 điểm). Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”.

Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?

  1. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học
  2. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta
  3. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiến diện
  4. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành

Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

  1. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng
  2. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên
  3. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
  4. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất

Câu 22 (0,25 điểm). Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?

  1. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
  2. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí
  3. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
  4. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm

Câu 23 (0,25 điểm). Em hãy cho biết lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân trong trường hợp sau: Bạn Vân đặt mục tiêu mỗi ngày dành một giờ để phụ giúp bố mẹ các công việc nhà.

  1. Giúp Vân sắp xếp được thời gian để xem tivi
  2. Giúp Vân tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết
  3. Giúp Vân tránh sử dụng thời gian rảnh rỗi vào những việc làm không cần thiết
  4. Giúp Vân thực hiện được những việc làm mình thích

 Câu 24 (0,25 điểm). Trước giờ xã H có hàng cây xanh chạy dọc theo hai bên đường làng, mang lại bóng mát và không khí trong lành cho người dân xung quanh. Nhưng từ khi ông P lên làm chủ tịch xã, vì muốn đường được rộng hơn, ông đã lên kế hoạch đốn hạ hết hàng cây để mở rộng đường. Tuy đường có rộng ra hơn nhưng việc chặt hết cây xanh làm cho không khí xung quanh mọi người trở nên ngột ngạt và nóng bức vào mùa hè.

Theo em, việc làm của ông P có làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không?

  1. Sau khi có được đường rộng rãi hơn, có thể lên kế hoạch trồng thêm các cây xanh khác
  2. Việc làm của ông P ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cây xanh rất cần thiết để tạo ra khí oxy cho sự sống của con người
  3. Đường làng rộng rãi đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của cả làng nên việc mất đi cây xanh có thể trồng lại về sau này
  4. Trước khi lên kế hoạch làm lại đường, ông P cần lên kế hoạch di chuyển các cây xanh đó ra khu vực khác của xã để tiếp tục trồng và chăm sóc
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Theo em, thế nào là bảo vệ lẽ phải? Học sinh cần làm gì để bảo vệ lẽ phải?

     Câu 2 (1,0 điểm). Đầu năm học, P quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. P đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, P thực hiện rất tốt, nhưng sau đó P chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đặt ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. P tự nhủ cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, P ngập trong đống bài mà không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, P có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

  1. a) Em hãy nhận xét việc thực hiện mục tiêu của P.
  2. b) Nếu là bạn của P, em sẽ đưa ra lời khuyên cho P như thế nào?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 8 - BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

C

B

A

C

B

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

C

B

D

C

B

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

A

D

C

C

D

C

D

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ứng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

 

1,5 điểm

Học sinh cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi; khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

1,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học, xử lí tình huống và trả lời câu hỏi:

a) Nhận xét:

- Bạn P chưa biết cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách đúng đắn, phù hợp.

- Trong quá trình thực hiện mục tiêu, P có thái độ chủ quan và thiếu sự nỗ lực, quyết tâm.

0,5 điểm

b) Nếu là bạn của P, em sẽ khuyên P:

- Nên xác lập lại mục tiêu cá nhân: mục tiêu ngắn hạn là: hoàn thành tốt kì thi học kì I sắp đến; sau khi hoàn thành được mục tiêu ngắn hạn ->  đặt ra kế hoạch mục tiêu trung hạn: đạt điểm tổng kết loại Tốt ở cuối học kì 2.

- P nên thay đổi phương pháp học tập và ôn luyện, bằng cách chú trọng việc ôn luyện kiến thức ngay sau khi học; sử dụng các phương pháp học tập khoa học, như: dùng sơ đồ tư duy; học kiến thức qua Infographic,…

0,5 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 4:

Bảo vệ lẽ phải

1

1

4

0

3

0

0

0

8

1

5,0

Bài 5:

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

0

4

0

3

0

0

0

8

0

2,0

Bài 6:

Xác định mục tiêu cá nhân

2

0

4

0

2

0

0

1

8

1

3,0

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Bài 4

8

1

 

 

Bảo vệ lẽ phải

Nhận biết

- Nhận biết được bảo vệ lẽ phải là gì.

- Nêu được thế nào là bảo vệ lẽ phải, trách nhiệm của học sinh trong thực hiện bảo vệ lẽ phải.

1

1

C4

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nhận biết được những việc làm không tôn trọng lẽ phải.

- Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi.

- Nhận biết được câu tục ngữ liên quan đến bảo vệ lẽ phải.

4

 

C6, C8, C9, C12

 

Vận dụng

- Phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể.

3

 

C16, C18, C20

 

Vận dụng cao

     

Bài 5

8

0

 

 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết

Nhận biết được việc làm bảo vệ môi trường.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Xác định được mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường.

- Nhận biết được thời gian Luật bảo vệ môi trường nước ta được ban hành.

- Nhận biết được tình hình tài nguyên rừng nước ta hiện nay.

- Xác định được biện pháp chưa quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học.

4

 

C7, C13, C15, C17

 

Vận dụng

Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

3

 

C21, C22, C24

 

Vận dụng cao

     

Bài 6

8

1

 

 

Xác định mục tiêu cá nhân

Nhận biết

- Nhận biết được các yếu tố trong xác định mục tiêu cá nhân.

- Xác định được các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

2

 

C2, C3

 

Thông hiểu

- Nắm được tiêu chí để phân loại mục tiêu cá nhân.

- Tìm hiểu cách xác định mục tiêu dài hạn.

- Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.

- Xác định được yếu tố không xuất hiện trong thiết lập mục tiêu cá nhân.

4

 

C5, C10, C11, C14

 

Vận dụng

- Nắm rõ cách thực hiện mục tiêu cá nhân đã lên kế hoạch.

- Nêu được ý nghĩa của việc xây dựng mục tiêu cá nhân trong cuộc sống.

2

 

C19, C23

 

Vận dụng cao

Xác định được mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.

 

1

 

C2 (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay