Đề thi giữa kì 2 công dân 8 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 2 . Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn GDCD 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Điền chữ thích hợp vào ô trống: “…… là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

A.   Tệ nạn xã hội.

B.   Bạo lực gia đình.

C.   Vi phạm pháp luật.

D.   Bạo lực học đường.

Câu 2 (0,25 điểm). Có bao nhiêu bước để lập kế hoạch chi tiêu?

A.   2 bước

B.   3 bước

C.   4 bước

D.   5 bước

Câu 3 (0,25 điểm). Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...) - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A.   Bạo lực thể chất.

B.   Bạo lực tinh thần.

C.   Bạo lực kinh tế.

D.   Bạo lực tình dục.

Câu 4 (0,25 điểm). Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A.   Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng

B.   Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm

C.   Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích

D.   Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 5 (0,25 điểm). “Xác định các khoản cần chi” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

A.   Bước thứ nhất

B.   Bước thứ hai

C.   Bước thứ ba

D.   Bước thứ tư

    Câu 6 (0,25 điểm). Đâu không phải là những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình?

A.   Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

B.   Chị ngã em nâng/ Anh em như thể chân tay.

C.   Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

D.   Muốn sang thì bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

  Câu 7 (0,25 điểm). Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A.   (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

B.   (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

C.   (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

D.   (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 8 (0,25 điểm). Chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây khi xảy ra bạo lực gia đình?

A.   Kiềm chế lời nói tiêu cực.

B.   Sử dụng bạo lực để đáp trả.

C.   Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

D.   Chủ động tìm người giúp đỡ.

Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình?

A.   Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.

B.   Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A.

C.   Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.

D.   Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.

Câu 10 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A.   Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.

B.   Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C.   Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.

D.   Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Câu 11 (0,25 điểm). Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A.   Cân bằng được tài chính.

B.   Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C.   Thực hiện được tiết kiệm.

D.   Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 12 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A.   Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

B.   Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.

C.   Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.

D.   Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.

Câu 13 (0,25 điểm). Chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây khi xử lí hậu quả của bạo lực gia đình?

A.   Thông báo sự việc với người thân.

B.   Giải quyết bằng biện pháp tích cực.

C.   Giấu giếm, bao che cho đối phương.

D.   Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.

Câu 14 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?

A.   Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B.   Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C.   Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D.   Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

Câu 15 (0,25 điểm). Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?

A.   Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình

B.   Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra

C.   Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái

D.   Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm

Câu 16 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình được thể hiện phổ biến dưới các hình thức nào sau đây?

A.   Bạo lực về thể chất, tinh thần

B.   Bạo lực về tình dục, bạo lực về kinh tế

C.   Bạo lực về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế

D.   Bạo lực về tâm lí, về thể chất

Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?

A.   Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình

B.   Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra

C.   Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội

D.   Lên tiếng phê phán những hành vi bạo lực gia đình

Câu 18 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?

A.   Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B.   Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.

C.   Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.

D.   Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 19 (0,25 điểm). Theo em, trong tình huống sau đây, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

Tình huống. Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

A.   Thể chất và kinh tế.

B.   Tinh thần và thể chất.

C.   Tài chính và tình dục.

D.   Tình dục và tinh thần.

Câu 20 (0,25 điểm). Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A.   Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra

B.   Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí

C.   Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu

D.   Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 21 (0,25 điểm). Chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây để phòng tránh bạo lực gia đình?

A.   Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực.

B.   Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.

C.   Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức.

D.   Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

Câu 22 (0,25 điểm). Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

A.   Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn

B.   Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần

C.   Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho

D.   Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học

Câu 23 (0,25 điểm). L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

A.   L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt

B.   L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu

C.   Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết

D.   L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân

Câu 24 (0,25 điểm). Chị X là hướng dẫn viên du lịch. Do tính chất công việc, nên chị thường xuyên vắng nhà. Thấy vậy, anh T (chồng chị X) nảy sinh nghi ngờ và ghen tuông. Anh thường xuyên xúc phạm, lăng mạ chị X, ép buộc chị X phải nghỉ việc. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh T đã mượn rượu để đánh đập và đuổi chị X ra khỏi nhà.

Câu hỏi: Nếu là người thân của chị X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A.   Khuyên chị X nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

B.   Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

C.   Khuyên chị X hãy mạnh mẽ đánh lại anh T nếu bị anh T tấn công.

D.   An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm).

a. Em hãy nêu lí do cần phải lập kế hoạch chi tiêu.

b. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện như thế nào?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

  

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Bài 7:

Phòng, chống bạo lực gia đình

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

 

Bài 8:

Lập kế hoạch chi tiêu

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Bài 7

12

1

 

 

Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm bạo lực gia đình.

- Nhận biết được nội dung hình thức bạo lực gia đình.

2

 

C1, C3

 

Thông hiểu

- Xác định được câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn không nói về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.

- Biết được hành vi không nên thực hiện khi xảy ra bạo lực gia đình.

- Xác định được hành vi thể hiện bạo lực gia đình.

- Biết được hành vi không nên thực hiện khi xử lí hậu quả của bạo lực gia đình.

- Biết được tác hại của bạo lực gia đình đối với đứa trẻ.

- Xác định được hành vi pháp luật nghiêm cấm về hành vi bạo lực gia đình.

6

 

C6, C8, C9, C13, C15, C17

 

Vận dụng

- Xác định được các hình thức phổ biến của bạo lực gia đình.

- Nêu được phương diện bạo lực gia đình trong các tình huống cụ thể.

- Biết được cách thực hiện các hành động để phòng, tránh bạo lực gia đình.

4

 

C16, C19, C21, C24

 

Vận dụng cao

Bày tỏ được quan điểm trước ý kiến liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình.

 

1

 

C2 (TL)

Bài 8

12

1

 

 

Lập kế hoạch chi tiêu

Nhận biết

- Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu, nội dung của từng bước.

- Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu và cách lập kế hoạch chi tiêu.

2

1

C2, C5

C1 (TL)

Thông hiểu

- Biết được ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu.

- Biết sắp xếp trình tự thực hiện kế hoạch chi tiêu.

- Xác định được ý kiến không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu.

- Biết được như thế nào là chi tiêu hợp lí và chưa hợp lí.

6

 

C4, C7,  C10, C11, C12, C14

 

Vận dụng

- Xác định được nhân vật, tình huống chi tiêu chưa hợp lí.

- Bày tỏ được quan điểm với ý kiến thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí.

- Thực hiện được việc chi tiêu hợp lí trong các trường hợp cụ thể.

4

 

C18, C20, C22, C23

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay