Đề thi cuối kì 1 công dân 8 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn GDCD 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Lẽ phải là gì?
- Là những điều được coi là đúng đắn
- Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội
- Là những điều được coi là phù hợp
- Là những lợi ích chung của xã hội
Câu 2 (0,25 điểm). Ngày môi trường thế giới là ?
- 5/6
- 5/7
- 5/8
- 5/9
Câu 3 (0,25 điểm). Biểu hiện nào thể hiện người tôn trọng lẽ phải?
- Chặt rừng lấy gỗ làm nhà
- San sẻ với người khó khăn
- Dung túng cho kẻ giết người
- Đánh chửi cha mẹ
Câu 4 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
- Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng
- Có thể gây ra lãng phí tài nguyên
- Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất
Câu 5 (0,25 điểm). Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?
- Là những gì mà chúng ta đạt được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả
- Là những điều mà chúng ta muốn đạt được cho mình trong cuộc sống
- Là các trở ngại chúng ta gặp trong thời gian chúng ta làm một công việc nào đó
- Là các bảng liệt kê các công việc chúng ta đã hoàn thành
Câu 6 (0,25 điểm). Phương án nào dưới đây không phải biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
- Ủng hộ người nghèo
- Trồng cây để bảo vệ môi trường
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Buôn bán và sử dụng chất kích thích
Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là đúng?
- Muốn có xã hội phát triển thì phải chấp nhận ô nhiễm
- Thay thế túi nilon bằng cách mang giỏ hoặc gói đồ bằng lá sẽ góp phần bảo vệ môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên là vô hạn
- Những tác động của con người đến thiên nhiên là không đáng kể
Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?
- Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được
- Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình
- Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí
- Luôn luôn tán thành và làm theo số đông
Câu 9 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?
- Tiết kiệm điện cũng là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Săn bắt, bẫy động vật quý hiếm để bán
- Sử dụng tiết kiệm điện nước
- Lên án các hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Câu 10 (0,25 điểm). Theo em, hành động săn bắt các động vật hoang dã có tác động như thế nào đến môi trường?
- Con vật không liên quan đến môi trường
- Phá hủy sự đa dạng sinh thái
- Giảm thiểu sự nguy hiểm cho con người
- Phát triển nền kinh tế
Câu 11 (0,25 điểm). “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?
- Học tập và nghề nghiệp
- Tài chính cá nhân
- Sức khỏe
- Trao tặng và cống hiến xã hội
Câu 12. (0,25 điểm). Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?
- Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai
- Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân
- Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn
- Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại
Câu 13 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải?
- Ăn có mời, làm có khiến
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Áo rách cốt cách người thương
- Nói phải củ cải cũng nghe
Câu 14 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta nên xác định mục tiêu cá nhân cho bản thân?
- Làm chúng ta trượt dài trên các mục tiêu đã đề ra
- Giúp chúng ta có thêm động lực trong cuộc sống, có các kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu của mình trong tương lai
- Thực hiện các mục tiêu cá nhân khiến chúng ta không tìm được hướng đi đúng đắn cho từng trường hợp cụ thể
- Lên kế hoạch cho các mục tiêu làm chúng ta mất thời gian
Câu 15 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào không thể hiện việc bảo vệ lẽ phải?
- Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành
- Năng nhặt chặt bị
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn
- Cây ngay không sợ chết đứng
Câu 16 (0,25 điểm). Ý nghĩa của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải là gì?
- Con người ứng xử phù hợp hơn
- Tăng cường cái sai, cái xấu
- Làm hư hỏng mối quan hệ xã hội
- Kinh tế trì trệ, không phát triển
Câu 17 (0,25 điểm). Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết
- Mặc kệ vì không liên quan đến mình
- Cùng với A đánh B cho vui
- Chạy đi chỗ khác chơi
Câu 18 (0,25 điểm). Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi người dân trong xã hội. Là thế hệ chủ nhân của đất nước trong tương lai, lớn lên cùng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các em có thể làm gì để tuyên truyền sâu rộng hơn thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người?
- Chờ bao giờ lớn thì tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
- Làm các video, áp phích về thông điệp bảo vệ môi trường, chống lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên đăng tải lên các trang mạng xã hội
- Bao giờ có hoạt động thì tham gia, không thì tập trung học
- Bạn học giỏi tham gia ít các phong trào bảo vệ môi trường, bạn học kém có nhiều thời gian thì tham gia nhiều hơn
Câu 19 (0,25 điểm). Vì sao cần kiên quyết bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng?
- Cần tuân theo quy định của pháp luật
- Mỗi cá nhân là tế bào của xã hội
- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với lợi ích chung của xã hội
- Không liên quan đến bản thân, ai có quyền thì lên tiếng
Câu 20 (0,25 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến: Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm?
- Đồng tình, vì các nhà máy phát triển thì kinh tế mới phát triển, ô nhiễm là điều khó tránh khỏi
- Không đồng tình, vì muốn phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác
- Đồng tình, vì sự phát triển của công nghiệp diễn ra quá nhanh, không thể kìm hãm ô nhiễm môi trường
- Không đồng tình, vì để đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế, phải quan tâm đến vấn đề môi trường
Câu 21 (0,25 điểm). Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
- Lờ đi chỗ khác và coi như không biết
- Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó
- Đèo em bé đó đến gặp công an
- Đạp thật nhanh về nhà
Câu 22 (0,25 điểm). Cho tình huống: Trên đường đi học về, T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. Nếu em là T, em sẽ làm gì?
- Hét lên với mọi người rằng có xe đang đổ phế thải vào mương của xóm
- Không liên quan đến mình nên tránh đi
- Trình báo với công an xã để có những xử lí kịp thời
- Lại nhắc nhở tài xế không nên đổ rác xuống mương của xóm
Câu 23 (0,25 điểm). Em có thể lên kế hoạch tăng khả năng thuyết trình của mình như thế nào?
- Im lặng trong các cuộc họp nhóm
- Cố gắng phát biểu, đóng góp một ý kiến có ích trong các cuộc họp nhóm mà mình tham gia
- Từ chối phát biểu các ý kiến của mình trong các cuộc họp
- Lắng nghe, khi nào ít người thì phát biểu
Câu 24 (0,25 điểm). Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn S là gì?
- Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng
- Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để học tập
- Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.
- Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.
- PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Gần đây, H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.
Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên.
- Hàng xóm nhà T thường gây ồn ào, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.
Nếu là T, em sẽ làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy viết lại những điều em thấy cần thay đổi trong cách sinh hoạt hằng ngày để có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | 2 | 1 | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 1 | 5,5 |
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 |
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 4 | 10 | 1 |
|
| ||
Bảo vệ lẽ phải | Nhận biết | Nhận biết được lẽ phải là gì, biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. | 2 | 1 | C1, C3 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Nhận biết các hành vi không thể hiện việc tôn trọng lẽ phải. - Biết được câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải. - Ý nghĩa của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. | 5 | C6, C8, C13, C15, C16 | |||
Vận dụng | Thực hiện những việc làm bảo vệ lẽ phải, phê phán hành vi không bảo vệ lẽ phải. | 3 | C17, C19, C21 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 5 | 8 | 1 |
|
| ||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Nhận biết được ngày môi trường thế giới. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết được những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nhận biết được tác hại của việc phá hoại tài nguyên thiên nhiên. | 4 | C4, C7, C9, C10 | |||
Vận dụng | - Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường. - Thực hiện được những việc làm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. | 3 | C18, C20, C22 | |||
Vận dụng cao | Kể lại được những điều cần thay đổi trong cách sinh hoạt hằng ngày để có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 6 | 6 | 0 |
|
| ||
Xác định mục tiêu cá nhân | Nhận biết | Nhận biết được mục tiêu cá nhân là gì. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | - Xác định được loại mục tiêu cá nhân. - Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân. | 3 | C11, C12, C14, | |||
Vận dụng | Biết xác định mục tiêu cá nhân và kế hoạch hành động để đạt mục tiêu đó. | 2 | C23, C24 | |||
Vận dụng cao |