Đề thi cuối kì 1 hoá học 11 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoá học 11 chân trời sáng tạo cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn Hoá học 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo

   PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

HÓA HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Vùng nào sau đây có thể tìm thấy nhiều sulfur nhất?

  1. Các vùng có núi lửa hoạt động
  2. Các vùng hang động có nhiều hóa thạch
  3. Các vùng cận biển, có nhiều vỏ động vật thân mềm.
  4. Các vùng băng tuyết lâu năm, tan chảy ra sẽ xuất hiện nhiều tinh thể sulfur.

Câu 2. Cho 1,3g Zn và 0,56g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí (đkc). Giá trị của V là:

  1. 0,4958l.
  2. 0,7437l.
  3. 0,9916l.
  4. 0,2479l.

Câu 3. Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ trống: “Các nguyên tử carbon có thể ….. với nhau tạo thành mạch carbon

  1. liên kết gián tiếp
  2. liên kết trực tiếp
  3. liên kết ion
  4. liên kết kim loại

Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Điều kiện thường, sulfur ở thể rắn.
  2. Sulfur tác dụng với thủy ngân ngay ở nhiệt độ thường.
  3. Sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
  4. Sulfur dễ tan trong nước.

Câu 5. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm pha dung dịch acid X loãng bằng rót từ từ dung dịch acid đặc vào nước:

Hình vẽ trên minh họa nguyên tắc pha chế acid

A, HCl

  1. H2SO4
  2. HNO3
  3. H3PO4

Câu 6. Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết được các dung dịch không màu sau: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl. Hóa chất đó là chất nào trong các chất sau đây

  1. Quỳ tím
  2. Dung dịch BaCl2
  3. AgNO3
  4. BaCO3

Câu 7. Cho các chất sau: Fe, HNO3, H2SO4 loãng, HCl, H2SO4 đặc, CO2, O3, Ag. Dãy nào sau đây gồm các chất phản ứng được với S là?

  1. Ag, HNO3, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc
  2. Fe, HNO3, H2SO4 đặc, O3.
  3. Fe, Ag, CO2, H2SO4 đặc.
  4. HCl, CO2, O3, Ag.

Câu 8. Chọn phát biểu sai trong số các phát biểu sau đây:

  1. Ngành hóa học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ được gọi là hóa học hữu cơ.
  2. Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như CO2, các carbide,…
  3. Đốt cháy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ đều tạo thành khí carbon dioxide.
  4. CO, NaCN, MgCO3 là các hợp chất hữu cơ.

Câu 9. Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng phương pháp?

  1. Phương pháp chưng cất.
  2. Phương pháp chiết
  3. Phương pháp kết tinh.
  4. Sắc kí cột.

Câu 10. Cho hình vẽ sau

Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa Br2

  1. Có kết tủa xuất hiện
  2. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2
  3. Dung dịch Br2 bị mất màu
  4. Không có phản ứng xảy ra

Câu 11. Tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây?

  1. Phương pháp chưng cất.
  2. Phương pháp chiết
  3. Phương pháp kết tinh.
  4. Sắc kí cột.

Câu 12. Công thức đơn giản nhất CH là của hợp chất hữu cơ nào sau đây?

  1. C4H8
  2. C6H6
  3. C4H6
  4. C5H10

Câu 13. Phân tử khối của chất hữu cơ nào sau đây là 30?

  1. C3H8
  2. C2H6
  3. HCHO
  4. C3H4

Câu 14. Hydrocarbon X có phần trăm khối lượng của carbon là 82,76%. Công thức phân tử của X là

  1. C4H10
  2. C2H5
  3. C5H12
  4. C3H6

Câu 15. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm −CH2− được gọi là hiện tượng

  1. đồng phân
  2. đồng vị
  3. đồng đẳng
  4. đồng khối

Câu 16. Hai hợp chất là CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3 là loại đồng phân cấu tạo nào?

  1. Đồng phân vị trí nhóm chức
  2. Đồng phân vị trí nối đôi
  3. Đồng phân mạch carbon
  4. đồng phân nhóm chức

Câu 17. Một hợp chất có công thức cấu tạo:

Hợp chất này có bao nhiêu nguyên tử carbon và hydrogen?

  1. 7, 14
  2. 7, 12
  3. 6, 12
  4. 6, 14

Câu 18. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV, hydrogen có hóa trị I, oxygen có hóa trị II.

(2) Những nguyên tử carbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon.

(3) Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

(4) Có 2 loại mạch carbon: mạch hở không nhánh, mạch hở có nhánh.

Số phát biểu đúng

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

Câu 19. Công thức dạng mạch vòng của C3H6

  1. B.               
  2. D.

Câu 20. H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây?

  1. H2S
  2. SO2
  3. CO2
  4. CO

Câu 21. Chọn phát biểu đúng?

  1. Sulfuric acid là chất lỏng có màu vàng nhạt, tan vô hạn trong nước
  2. Sulfuric acid loãng tác dụng được với hầu hết kim loại như Zn, Al, Cu, Pb.
  3. Sulfuric acid đặc có tính oxi hóa mạnh là do nguyên tử S có mức oxi hóa thấp nhất
  4. Sulfuric acid loãng có tính acid mạnh là do ion H+.

Câu 22. Tính chất vật lí của đa số các hợp chất hữu cơ là

  1. Không tan trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ.
  2. Ít tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
  3. Ít tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.
  4. Tan tốt trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ.

Câu 23. Hình bên dưới giới thiệu cách phân loại hợp chất hữu cơ dựa trên

  1. Tính chất hóa học.
  2. Đặc điểm liên kết
  3. Thành phần các nguyên tố có mặt.
  4. Tính chất vật lí

Câu 24. Chỉ ra số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm – OH trên phổ hồng ngoại của chất sau:

  1. 3337 cm-1
  2. 2887 cm-1
  3. 600 cm-1
  4. 1054 cm-1

Câu 25. Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta dùng phương pháp chiết để tách riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước. Phát biểu không đúng là

  1. Hỗn hợp thu được tách thành hai lớp.
  2. Lớp trên là tinh dầu sả, lớp dưới là nước.
  3. Khối lượng riêng của tinh dầu sả nhẹ hơn nước.
  4. Tinh dầu nặng hơn nước nên nằm phía dưới

Câu 26. Ngâm rượu dược liệu: Cách tiến hành: Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ. Đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 – 15 ngày, mùa đông có thể ngâm lâu hơn.

Cho các phát biểu sau

(1) Ngâm dược liệu áp dụng phương pháp chiết lỏng – rắn

(2) Ngâm dược liệu áp dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng

(3) Tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể rắn.

(4) Tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể lỏng.

Số phát biểu đúng

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Câu 27. Thành phần phần trăm về khối lượng C, H, O trong phân tử ethanol C2H5OH lần lượt là

  1. 53,33%; 13,04%; 33,63%.
  2. 52,71%; 13,04%; 34,25%.
  3. 53,33%; 11,11%; 35,56%.
  4. 52,71%; 17,39%; 29,90%.

Câu 28. Phân tử khối của benzaldehyde là bao nhiêu? Biết phổ khối lượng của benzaldehyde như sau:

  1. 50
  2. 77
  3. 105
  4. 106
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 24,2g hỗn hợp gồm Zn và Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng 98% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch A (Fe bị oxi hóa hết thành Fe3+) và 12,395 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đkc).

  1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
  2. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng.

Câu 2. (1 điểm) Sucrose là loại đường được tạo thành từ một glucose và fructose liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-glucoside. Sucrose là loại đường được lấy từ củ cải đường hoặc mía đường. Trái cây và rau quả cũng chứa sucrose tự nhiên. Kết quả phân tích sucrose cho thấy phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon là 42,10%, hydrogen là 6,43% còn lại là oxygen. Phân tử khối của sucrose được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất là 342. Xác định công thức phân tử của sucrose?

Câu 3 (1 điểm) Ethene có công thức cấu tạo là CH2=CH2. Viết công thức cấu tạo của ba chất kế tiếp ethene trong dãy đồng đẳng của chúng. Cho biết công thức chung của dãy đồng đẳng này.

BÀI LÀM

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………         ……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………         ……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….

TRƯỜNG THPT .............

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Nitrogen và sulfur

 

Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide 

2

 

2

 

 

 

 

4

0

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

2

3

 

1

 

 

5

1

2,25đ

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

2

3

 

 

5

0

1,25đ

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

2

2

 

 

3

0

0,75đ

Bài 10. Công thức phân tử học chất hữu cơ

2

 

3

 

 

1

5

1

2,25đ

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

2

 

3

 

1

 

6

1

2,5đ

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

 

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

40%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

 

TRƯỜNG THPT .............

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

Đơn vị kiến thức

 

 

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

 

 

 

 

 

Nitrogen và sulfur

 

 

Bài 6. Sufur và sulfur dioxide

Nhận biết:

- Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, ứng dụng của nguyên tố lưu huỳnh.

2

 

Câu 1

Câu 4

Thông hiểu:

- Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của sulfur đơn chất và sulfur dioxide

2

 

Câu 7

Câu 10

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

Nhận biết:

- Nêu được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid

- Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng và nhận biết được ion S  trong dung dịch bằng ion Ba2+

2

 

Câu 5

Câu 6

Thông hiểu:

- Trình bày được tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid

3

Câu 20

Câu 2

Câu 21

Vận dụng:

- Vận dụng kiến thức về sulfuric acid

để giải quyết bài tập liên quan.

1

Câu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại cương về hóa học hữu cơ

 

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

- Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản

2

Câu 3

Câu 8

Thông hiểu:

- Phân loại được hợp chất hữu cơ, trình bày đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

- Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản

3

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tính chế hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nhận biết được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

2

 

Câu 9

Câu 11

Thông hiểu:

- Trình bày được nguyên tắc cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

2

Câu 25

Câu 26

Bài 10. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về công thức phân tử, công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ.

2

Câu 12

Câu 13

Thông hiểu:

- Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối

3

Câu 14

Câu 27

Câu 28

Vận dụng cao:

- Vận dụng từ phần trăm khối lượng xác định công thức phân tử.

1

Câu 2

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng; chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ

2

Câu 15

Câu 16

Thông hiểu:

- Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

- Xác định được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn)

3

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Vận dụng:

- Vận dụng kiến thức về đồng đẳng để viết công thức cấu tạo của chất.

1

Câu 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay