Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 8 cánh diều (Đề số 5)

Đây là đề thi, đề kiểm tra cuối kì môn ngữ văn 8 cánh diều. Bộ đề thi này sẽ có khoảng 20 đề. Gồm 5 đề giữa kì 1 + 5 đề cuối kì 1 + 5 đề giữa kì 2 + 5 đề cuối kì 2. Mời thầy cô xem mẫu

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.

 (Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. (0.5 điểm) Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. (0.5 điểm) “Thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả”, em hiểu thế nào về quan niệm này?

Câu 3. (1.0 điểm) Điều kỳ diệu trong thế gian này mà đoạn văn đề cập đến có ý nghĩa gì với bản thân em?

Câu 4 (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Chắc chắn, mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với một giá trị có sẵn”.

  1. B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (6.0 điểm)

Em hãy viết bài văn thuyết minh về tà áo dài Việt Nam.

 

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

        

 

%

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

 

  1. A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đại chính: nghị luận

0.5 điểm

Câu 2

- Quan niệm của tác giả được hiểu như sau: Trong thế gian này không ai giống nhau hoàn toàn từ dáng hình bên ngoài đến năng lực, phẩm chất bên trong. Ai trong mỗi chúng ta cũng có những điểm mạnh mà người khác không có.

0.5 điểm

Câu 3

- Điều kì diệu mà tác giả đề cập có ý nghĩa đối với bản thân em:

+ Giúp ta tự tin vào chính mình để phát huy những giá trị vốn có của bản thân.

+ Từ chỗ hiểu giá trị bản thân ta sẽ hiểu được giá trị của những người xung quanh và thêm trân trọng họ.

1.0 điểm

Câu 4

- HS viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của mỗi con người trong cuộc sống, bài viết điểm cần bảo những ý sau:

+ Giải thích câu nói: giá trị có sẵn là những điều tốt đẹp, thế mạnh riêng vốn có của mỗi con người. Ý kiến của tác giả khẳng định giá trị của mỗi con người trong cuộc sống, đồng thời khuyên con người cần nhận ra và tự tin vào những thế mạnh riêng của bản thân.

+ Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:

·        Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, mỗi chúng ta được sinh ra đều đã là một sự kì diệu của tạo hóa bởi thế mà ai cũng có thế mạnh riêng của mình trong một lĩnh vực nào đó.

·        Nhận ra thế mạnh của bản thân sẽ giúp ta thêm tự tin, mạnh dạn để vươn tới những thành công và khẳng định bản thân mình trong cuộc sống.

·        Nếu không nhận ra thế mạnh của bản thân thì ta sẽ trở thành người tự ti, nhút nhát, không có định hướng đúng đắn cho cuộc sống thậm chí luôn coi mình là kẻ bất tài, yếu kém.

+ Nêu cảm xúc của bản thân, liên hệ, mở rộng.

2.0 điểm

 

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

a.     Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

0.5 điểm

b.     Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.

Hướng dẫn chấm:

-   HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

-   HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

c.   Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

- Đặt vấn đề

- Giải quyết vấn đề:

+ Nguồn gốc, xuất xứ: Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ. Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian,... chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử:

·        Tiền thân của áo dà Việt Nam là chiếc áo giao lãnh, hới giống áo tứ thân.

·        Sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo dài giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động đó là áo tứ thân và ngũ thân.

+ Hình dáng:

·        Gồm hai bộ phận chính là áo và quần rộng ống mặc kèm bên trong tà áo.

·        Phần hông áo được may sát với vòng eo của người phụ nữ, để tôn triệt để các đường cong và vẻ uyển chuyển của người phụ nữ.

·        Tà áo: gồm có hai tà trước sau, độ dài của tà áo thì tùy theo sở thích, công dụng của bộ áo mà người ta may dài hẳn đến mắt cá chân, hay may lửng đến giữa bắp chân hoặc là ngắn vừa qua đầu gối,... một số mẫu thiết kế sẽ có kiểu tà trước ngắn hơn, tà sau được may rộng và kéo dài.

·        Cổ áo: Với các bộ áo truyền thống thì cổ áo cao tầm 4 - 5 cm, hoặc có các kiểu cổ tròn, cổ trái tim, cổ vuông, cổ hình chữ u, cổ thuyền, thậm chí có những bộ áo được thiết kế kiểu cúp ngực, không cổ,...

·        Thân áo, được ghép lại với nhau bằng hàng cúc bấm chéo từ cổ áo xuống nách áo, sau đó theo dọc thân đến phần xẻ tà, hoặc may khóa kéo ở phía sau lưng, hoặc ở bên hông để tiện cho việc mặc áo.

·        Phần tay áo ngày nay đã số được may sát, ôm với cánh tay, có kiểu tay lỡ hoặc tay dài đến cổ tay. Với áo tay dài đôi khi phần cổ tay sẽ hơi rộng ra một chút hoặc biến thể tùy theo mẫu thiết kế để tăng thêm phần điệu đà, duyên dáng.

·        Quần áo dài thường được may rộng rãi và dài trùm qua mắt cá, ống quần được may loe ra nhìn để trông được thướt tha giống như mặc váy bên trong, hoặc cũng có thể may ống đứng, ngắn hơn,... Vải may mềm có độ rủ, và màu sắc tương đồng với màu áo, hoặc có thể chọn vải màu trắng.

+ Ý nghĩa:

·        Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt.

·        Áo dài dược Unesco công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể”, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

·        Đây là một trong những đề tài yêu thích trong giới thời trang, nghệ thuật,...

- Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 - 1.5 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm


 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

1

0

1

0

5

5

Điểm số

0

1

0

1

0

2

0

6

0

10

10

Tổng số điểm

1 điểm

10%

1 điểm

10%

20 điểm

20%

6 điểm

60%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Thế gian này có điều kỳ diệu , đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả” em hiểu thế nào về quan điểm này?

1

 

 

C2

Thông hiểu

 

Điều kì diệu trong thế gian mà đoạn văn đề cập đến có ý nghĩa gì đối với bản thân em?

1

 

 

C3

Vận dụng

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Chắc chắn, mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với một giá trị có sẵn”.

1

  

C4

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

1

 

 

C1

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

Em hãy thuyết minh về tà áo dài Việt Nam.

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay