Đề thi cuối kì 1 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A.   TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH

Câu 1 (0,5 điểm). Ba bạn Hùng, Quý, Nam trao đổi với nhau về việc gì?

A. Cái gì là hay nhất.

B. Cái gì là quý nhất.

C. Cái gì là to nhất.

Câu 2 (0,5 điểm). Ai là người nói đúng?

A. Bạn Hùng.

B. Bạn Nam.

C. Không ai nói đúng cả.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?

A. Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

B. Vì người lao động có nhiều sức khỏe.

C. Vì người lao động biết lao động.

Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung của câu chuyện trên là gì?

A. Nội dung miêu tả cuộc tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam.

B. Nội dung của bài miêu tả các loại sự vật quý giá trong đời sống.

C. Qua tranh luận của các bạn nhỏ, bài văn khẳng định: Người lao động là đáng quý nhất.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân dưới những từ cùng nghĩa với từ mơ ước trong những câu sau:

a. Ngày bé mỗi lần thấy mẹ vất vả giặt quần áo bằng tay, Loan lại ước ao nhà mình có một chiếc máy giặt.

b. Ước mơ của Quỳnh là lớn lên có thể trở thành một cô giáo dạy tiếng Anh.

c. Trở lại quê hương, Ngọc dang tay ngẩng mặt lên tận hưởng không khí nơi đây – nơi đã ôm ấp biết bao mơ mộng một thời ngây dại của chị.

d. Cậu ấy luôn ao ước có một chiếc xe đạp mới.

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau?

a.     Trong gió trong mưa

       Ngọn đèn đứng gác

       Cho thắng lợi, nối theo nhau

       Đang hành quân đi lên phía trước

            (Ngọn đèn đứng gác)

b.     Mẹ hỏi cây Kơ – mia:

       - Rễ mày uống nước đâu?

       - Uống nước nguồn miền Bắc

            (Bóng cây Kơ – nia)

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Một ngày mới bắt đầu

Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm.

Câu 8. Viết đoạn văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. Gạch chân dưới câu sử dụng biện pháp nhân hóa.

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

0,5

 

0,5

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1,5

 

1,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

1,0

2,5

 

3,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

3,5

35%

3,5

35%

10,0

100%

10,0

 

 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Nêu được sự kiện, nhân vật trong câu chuyện.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Lí giải được các chi tiết trong văn bản.

- Hiểu được nội dung văn bản.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các từ cùng nghĩa với từ mơ ước.

 

1

C5

 

Kết nối

- Xác định được biện pháp nhân hóa trong bài thơ.

 

0,5

C6 (ý 1)

 

Vận dụng

- Phân tích được tác dụng của biện pháp nhân hóa.

 

0,5

C6 (ý 2)

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một đoạn văn (mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn).

- Nêu lí do thích một câu chuyện.

- Biểu đạt cảm xúc của bản thân với câu chuyện.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay