Đề thi cuối kì 1 vật lí 8 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn Vật lí 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Lực có thể làm quay vật trong trường hợp nào dưới đây?
- Dùng dao bổ hoa quả.
- Xoay vô lăng khi lái ô tô.
- Kéo một chiếc thuyền trên bãi cát.
- Dùng tay gõ lên các phím trên bàn phím của máy tính.
Câu 2. Động tác nào sau đây của người không liên quan đến chuyển động quay?
- Hít thở. B. Đạp xe. C. Nâng tạ. D. Nhai cơm.
Câu 3. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
- thay đổi tốc độ của vật.
- thay đổi hướng chuyển động của vật
- làm biến dạng vật.
- làm quay của lực.
Câu 4. Mômen lực có liên hệ với
- độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- độ lớn của lực và hướng quay của lực.
- độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt lực.
- khoảng cách từ trục quay đến giá của lực và điểm đặt lực.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây, chúng ta sử dụng đòn bẩy?
- Chuyển vật liệu xây dựng lên tầng cao.
- Nâng phần sau xe máy để sửa chữa bánh xe.
- Treo cờ hoặc tháo cờ ở trên cột cao.
- Tháo gỡ thùng hàng trên xe tải lớn.
Câu 6. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
- Cái cầu thang gác.
- Mái chèo.
- Thùng đựng nước.
- Quyển sách nằm trên bàn.
Câu 7. Hình vẽ dưới đây là loại đòn bẩy nào?
- Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
- Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng trong khoảng giữa hai đầu.
- Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
- Đòn bẩy có điểm tựa được giữ cố định ở một đầu, vật ở trung điểm và lực tác dụng hướng lên trên.
Câu 8. Quan sát hình vẽ và cho biết đâu là điểm tựa của lực trong hình?
- mũi kéo.
- lưỡi kéo.
- tay cầm.
- đinh ốc gắn 2 lưỡi kéo.
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Khi tháo các đai ốc ở các máy, thiết bị, người thợ dùng một dụng cụ gọi là cờ-lê.
- Chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay vật trong trường hợp này.
- Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ-lê. Giải thích cách làm này.
Câu 2. (1 điểm) Giải thích được cách tác dụng lực khi bắt đầu đạp pê – đan để xe đạp có thể chuyển động.
Câu 3. (2 điểm) Để nhổ một chiếc đinh ra khỏi tấm gỗ, người ta sử dụng một chiếc búa nhổ đinh. Em hãy:
- a) Mô tả cách dùng búa để nhổ đinh.
- b) Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải thích cách làm.
Câu 4. (1 điểm) Một học sinh tạo ra một đồ chơi thăng bằng như hình vẽ.
Biết độ dài của thanh AB là 30 cm. Bỏ qua khối lượng của các thanh, coi các điểm treo có thể quay dễ dàng. Tính trọng lượng vật G.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC | 1. Lực có thể làm quay vật | 3 | 1
| 1 | 1 |
| 1 |
|
| 4 | 3 | 5 điểm |
2. Đòn bẩy | 3 |
| 1 | 1
|
| 1 |
| 1
| 4 | 3 | 5 điểm | |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 8 | 6 | 14 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (VẬT LÍ) – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Tác dụng làm quay của lực | 7 | 8 |
|
| ||
1. Lực có thể làm quay vật | Nhận biết
| - Lấy được ví dụ về chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định. - Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng mômen lực. | 1 | 3 | C1a | C1,2,3 |
Thông hiểu
| - Nêu được đặc điểm của ngẫu lực. - Giải thích được cách vặn ốc. | 1 | 1 | C1b | C4 | |
Vận dụng | - Vận dụng được tác dụng làm quay của lực để giải thích một số ứng dụng trong đời sống lao động (cách uốn, nắn một thanh kim loại để chúng thẳng hoặc tạo thành hình dạng khác nhau). | 1 |
| C2 |
| |
Vận dụng cao | - Thiết kế phương án để uốn một thanh kim loại hình trụ nhỏ thành hình chữ O, L, U hoặc một vật dụng bất kì để sử dụng trong sinh hoạt. |
|
|
|
| |
2. Đòn bẩy | Nhận biết
| - Mô tả được cấu tạo của đòn bẩy. - Nêu được khi sử dụng đòn bẩy sẽ làm thay đổi lực tác dụng lên vật. |
| 3 |
| C5,6,7 |
Thông hiểu
| - Lấy được ví dụ thực tế trong lao động sản xuất trong việc sử dụng đòn bẩy và chỉ ra được nguyên nhân sử dụng đòn bẩy đúng cách sẽ giúp giảm sức người và ngược lại. - Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng mômen lực. |
1 |
1 |
C3a |
C8 | |
Vận dụng | - Sử dụng đòn bẩy để giải quyết một số vấn đề thực tiễn. | 1 |
| C3b |
| |
Vận dụng cao | - Thiết kế một vật dụng sinh hoạt cá nhân có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy. | 1 |
| C4 |
|