Đề thi giữa kì 2 vật lí 8 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều giữa kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Vật lí 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra, sau đó đưa quả bóng lại gần áo lên thì có hiện tượng gì?

A. Không có hiện tượng gì.

B. Nghe tiếng lách tách và quả bóng phồng to ra.

C. Quả bóng bị hút về phía áo len.

D. Quả bóng bị nhiễm điện và phát nổ.

Câu 2. Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát. Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là

A. Vật nhiễm điện.

B. Vật phóng điện.

C. Vật có dòng điện chạy qua.

D. Vật có điện tích.

Câu 3. Vật nào dưới đây cho dòng điện đi qua?

A. Nước cất.

B. Gỗ khô.

C. Nhựa.

D. Không khí ẩm.

Câu 4. Sơ đồ mạch điện dưới đây gồm những thiết bị nào?

A. Biến trở, công tắc, nguồn điện, đèn LED, dây nối.

B. Điện trở, công tắc, nguồn điện, chuông điện, dây nối.

C. Biến trở, công tắc, nguồn điện, điôt, dây nối.

D. Điện trở, công tắc, nguồn điện, cầu chì, dây nối.

Câu 5. Thiết bị nào sau đây là thiết bị an toàn, như một công tắc hỗ trợ tự động đóng ngắt hoặc điều khiển dòng điện?

A. Cầu chì.

B. Rơle.

C. Cầu dao tự động.

D. Chuông điện.

Câu 6. Tia sét có tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng rất mạnh, nhưng con người không khai thác để sử dụng được năng lượng từ dòng điện của tia sét vì

A. thời gian tồn tại tia sét quá ngắn.

B. các đám mây tích điện ở quá cao.

C. tia sét gây tiếng nổ quá to.

D. tia sét đi theo các đường quá phức tạp.

Câu 7. Ampe kế đang để ở thang đo 100 mA. Cường độ dòng điện đo được trong ampe kế ở hình dưới là

A. 50 A.

B. 5 A.

C. 5 mA.

D. 50 mA.

Câu 8. Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?

A. 314 mV      

B. 5,8 V

C. 1,52 V      

D. 3,16 V

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Xe chở xăng khi di chuyển thường kéo theo một đoạn dây xích.Cách làm này để tránh sự phóng tia lửa điện từ các chi tiết trên thùng chở xăng. Em hãy cho biết:

a. Vì sao trên bề mặt xe có thể nhiễm điện?

b. Vì sao phải sử dụng dây xích kim loại?

Câu 2. (1 điểm) Hình vẽ dưới là sơ đồ mạch điện gồm bóng đèn nối với hai công tắc chuyển mạch. Có thể vận dụng sơ đồ mạch điện này vào vị trí nào trong mạng điện gia đình?

Câu 3. (2 điểm) Hãy khoanh vào từ "Đúng" hoặc "Sai" để đánh giá các câu dưới đây khi nói về tác dụng của dòng điện.

STT

Nói về tác dụng của dòng điện

Đánh giá

1

Khi dòng điện chạy qua dây dẫn bằng đồng thì làm nó nóng lên và phát sáng.

Đúng

Sai

2

Đèn LED (điôt phát quang) chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều nhất định.

Đúng

Sai

3

Dòng điện chạy qua bất kì vật dẫn nào cũng gây ra tác dụng nhiệt (làm nóng vật dẫn).

Đúng

Sai

4

Để mạ vàng vỏ đồng hồ người ta ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

Đúng

Sai

5

Nước tẩy sạch quần áo được chế tạo nhờ tác dụng sinh lí của dòng điện.

Đúng

Sai

Câu 4. (2 điểm)Một học sinh vẽ một mạch điện để dùng chuông điện (hình 1). Một học sinh khác góp ý nếu mắc mạch thế này thì chuông kêu liên tục, cần phải bổ sung vào mạch một bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần.

a. Giải thích ý kiến góp ý trên.

b. Vẽ sơ đồ mạch điện đã bổ sung thêm bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần. Đồng thời trong mạch đó có ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

 

 

ĐIỆN

1. Sự nhiễm điện

2

1

1

 

 

 

 

 

3

1

2,5 điểm

2. Mạch điện

2

 

 

 

 

 

 

1

2

1

2 điểm

3. Tác dụng của dòng điện

1

 

 

1

 

 

 

 

1

1

2,5 điểm

4. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

3 điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

4

 

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4điểm

40%

3điểm

30%

2điểm

20%

1điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8(VẬT LÍ) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Điện

4

8

 

 

1. Sự nhiễm điện

 Nhận biết

- Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện.

- Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện.

- Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

1

2

C1

C1,2

Thông hiểu

 

- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

- Phân biệt được vật dẫn điện, vật không dẫn điện.

 

1

 

C3

2. Mạch điện

Nhận biết

 

- Nhận biết được kí hiệu các thiết bị điện.

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơle, cầu dao tự động, chuông điện.

 

2

 

C4,5

Vận dụng cao

 

- Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn kế, điôt và điôt phát quang.

1

 

C2

 

3. Tác dụng của dòng điện 

Nhận biết

- Thấy được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.

- Liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.

 

1

 

C6

Thông hiểu

- Giải thích được các tác dụng của dòng điện.

1

 

C3

 

4. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế 

Nhận biết

- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

- Nhận biết được vôn kế, ampe kế, kí hiệu vôn kế, ampe kế trên hình vẽ.

 

1

 

C7

Thông hiểu

- Xác định được cường độ dòng điện, hiệu điện thế.

 

1

 

C8

Vận dụng

- Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản với các kí hiệu mô tả ampe kế và vôn kế.

- Đổi được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

1

 

C4

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay