Đề thi cuối kì 2 công dân 6 chân trời sáng tạo (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn GDCD 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Quyền cơ bản của công dân là:
A. Là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.
B. Là công dân có thể thực hiện các hành vi tuỳ theo ý thích.
C. Là những lợi ích mà doanh nghiệp phải cung cấp cho người dân.
D. Là những hành vi mà công dân cần thực hiện để đóng góp cho đất nước.
Câu 2. Gia đình có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền trẻ em?
A. Chỉ có trách nhiệm cung cấp thực phẩm cho trẻ em.
B. Giáo dục và bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân có ích cho đất nước.
C. Không có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền trẻ em.
D. Chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
Câu 3. Quyền trẻ em là gì?
A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.
C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.
D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.
Câu 4. Hành vi nào thực hiện quyền trẻ em?
A. Ngược đãi trẻ em.
B. Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền.
C. Lôi kéo trẻ em tham gia vào các tệ nạn xã hội.
D. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Câu 5. Người nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
C. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
Câu 6. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?
A. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình.
B. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.
C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.
D. Tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện.
Câu 7. Điền vào chỗ trống:
“.………là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.”
A. Quyền trẻ em.
B. Quyền công dân.
C. Quyền hôn nhân và gia đình.
D. Quyền bình đẳng.
Câu 8. Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện ở chỗ
A. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
B. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
C. Công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.
D. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 9. Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 10. Hành động nào sau đây là việc làm thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em lao động, kiếm tiền nuôi gia đình.
B. Bắt trẻ em đi ăn xin để bóc lột, lấy tiền.
C. Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em.
D. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý.
Câu 11. Trường hợp nào dưới đây là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống.
B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.
D. Con của bà Z có quốc tịch Mỹ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.
Câu 12. Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm của
A. Nhà trường và xã hội.
B. Gia đình và xã hội.
C. Trẻ em và gia đình.
D. Mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Câu 13. Nhóm quyền sống còn là
A. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại
C. những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Câu 14. Gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?
A. Đưa ra các chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
B. Ban hành các chính sách, điều luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
C. Chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng trẻ em thành công dân có ích cho đất nước.
D. Chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
Câu 15. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân nước đó.
B. Công dân và công dân nước đó.
C. Tập thể và công dân nước đó.
D. Công dân với cộng đồng nước đó.
Câu 16. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền trẻ em?
A. Bạn T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.
B. Bố mẹ vẫn khuyến khích P đi học dù bạn bị khuyết tật.
C. Bà X bóc lột sức lao động của trẻ em; lợi dụng trẻ em để vận chuyển ma tuý.
D. Dù K là con nuôi nhưng bố mẹ vẫn đối xử công bằng, yêu thương K.
………………………………………………..
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a. Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.
b. Trong giờ ra chơi, bạn N nhặt được quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. N rất tò mò nên đã mở ra xem trong đó viết gì. Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm)
a. Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó bạn G có nói rằng “Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của trẻ em. Trẻ em được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước”.
Em có đồng tính với ý kiến của bạn G không? Vì sao?
b. Từ câu nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
(Hồ Chí Minh)
Em hãy liên hệ bản thân và nêu những hành vi thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường nơi em sống.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam | 4 | 1 ý | 2 | 2 | 1 ý | |||
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | 4 | 3 | 1 ý | |||||
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em | 4 | 3 | 2 | 1 ý | ||||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 ý | 8 | 1 | 4 | 1 ý | 1 | |
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Nhận biết | - Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. | 4 | 1ý | C1, C8, C15, C19 | C1a |
Thông hiểu | - Trình bày được các nghĩa vụ cơ bản mà công dân phải thực hiện. | 2 | C5, C11 | |||
Vận dụng | Bước đầu thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. | 2 | 1 ý | C18, C22 | C1b | |
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Nhận biết | - Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em. | 4 | C3, C7, C9, C13 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. | 2 | 1 | C6, C17, C20 | C2a | |
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em | Nhận biết | - Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. | 4 | C2, C4, C12, C14 | ||
Thông hiểu | - Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng. - Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. | 4 | C10, C 16, C21 | |||
Vận dụng | - Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt quyền trẻ em. | 2 | C23, C24 | |||
Vận dụng cao | - Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. | 1 ý | C2b |