Đề thi cuối kì 2 công dân 7 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 cánh diều kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 kì 2 môn công dân 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ II – CÁNH DIỀU

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Nội dung 1: Tệ nạn xã hội

2 câu

1 câu (1 điểm)

1 câu

1 câu (2 điểm)

 

1 câu (2 điểm)

1 câu

 

Nội dung 2: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

3 câu

1 câu

 

1 câu

 

Nội dung 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

2 câu

 

2 câu

 

Tổng câu

8

0

4

1

0

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

II. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Tổ chức và môi giới mại dâm.

B. Buôn bán, sử dụng chất ma túy.

C. Tổ chức hoạt động đánh bài ăn tiền.

D. Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu 2. Đối với cộng đồng xã hội, tệ nạn xã hội để lại hậu quả nào sau đây?

A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần.

B. Tổn thất kinh tế, hạnh phúc tan vỡ.

C. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

D. Tổn hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Pháp luật không có quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội.

B. Sự thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,...

C. Thiếu những môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.

D. Thiếu sự giáo dục, quan tâm từ phía gia đình.

Câu 4. Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn đã rủ H cùng tụ tập chơi bài, nếu ai thua sẽ phải chịu phạt 5.000 đồng. Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Từ chối tham gia, bản thân chỉ đứng xem các bạn chơi.

B. Đồng ý, rủ thêm nhiều bạn khác trong lớp cùng chơi cho vui.

C. Từ chối nhưng cũng không can ngăn vì không phải việc của mình.

D. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?

A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

B. Tự do kinh doanh những mặt hàng đúng quy định.

C. Tố giác những người có hành vi vi phạm pháp luật.

D. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống ma túy.

Câu 6. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Ông B tố giác bà Y thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.

B. Anh K lén lút trồng cây cần sa trong vườn để bán kiếm lời.

C. Bạn B tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy.

D. Chị H thiết lập lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Câu 7. Luật Trẻ em năm 2016 không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Bán cho trẻ em rượu, bia, thuốc lá.

B. Cho trẻ em sử dụng chất kích thích.

C. Xây dựng các khu vui chơi lành mạnh.

D. Bán những thực phẩm có hại cho trẻ em.

Câu 8. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn cờ bạc?

A. Cờ bạc là bác thằng bần.

B. Bói ra ma, quét nhà ra rác.

C. Ăn cắp quen tay.

D. Ngủ ngày quen mắt.

Câu 9. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Ông A mở dịch vụ Karaoke nhưng lợi dụng để tổ chức hoạt động mại dâm. Thấy C là học sinh THCS (lớp 9) xinh đẹp, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông A đã dụ dỗ C tham gia vào đường dây mại dâm của mình. Khi C đồng ý, ông A ngay lập tức liên lạc với đối tượng có nhu cầu để: thỏa thuận giá cả, sắp xếp thời gian cho C và đối tượng đó gặp nhau.

Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành vi vi phạm pháp luật của ông A?

A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

B. Dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia bán dâm.

C. Môi giới mại dâm.

D. Tổ chức hoạt động buôn người xuyên biên giới.

Câu 10. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?

A. Xã hội.

B. Tập thể.

C. Gia đình.

D. Cộng đồng.

Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.

B. Bạn P thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.

C. Bạn Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ.

D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu.

Câu 12. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?

A. Đánh đập, sai bảo.

B. Chỉ trích, điều khiển.

C. Thương yêu, chăm sóc.

D. Phụng dưỡng, hiếu thảo.

Câu 13. Câu ca dao nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

B. Chí tâm niệm phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao.

C. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

B. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

C. Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.

D. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu.

Câu 15. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

Tình huống. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng, đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi.

A. Ông nội của P.

B. Bạn P.

C. Cả ông nội P và P.

D. Không có nhân vật nào vi phạm.

Câu 16. G là con trai duy nhất trong gia đình nên được bố mẹ chiều chuộng. Bố mẹ thường nói với G rằng: Con chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có bố mẹ lo. Do được nuông chiều, nên dần dần G sinh ra tính ỷ lại, lười biếng và không nghe mời bố mẹ. Bố mẹ G rất buồn, nhưng vì thương con nên không trách mắng G.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Bạn G.

B. Bố mẹ bạn G.

C. Bố mẹ G và G.

D. Không có nhân vật nào vi phạm.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,0 điểm). Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phổ biến.

Câu 2 (2,0 điểm). Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến A: Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

- Ý kiến B: Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.

- Ý kiến C: Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
- Ý kiến D: Chăm sóc con cái là việc của gia đình, còn dạy dỗ là việc của nhà trường.

Câu 3 (3,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T

b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay