Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả - Kết nối tri thức - Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Công nghệ 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để sầu riêng sinh trưởng và phát triển là 

A. 18 – 25oC.

B. 24 – 30oC.

C. 25 – 35oC.

D. 21 - 27oC.

Câu 2 (0,25 điểm). Lượng mưa thích hợp cho trồng sầu riêng là

A. 1600 - 4000 mm/năm.

B. 1600 - 2000 mm/năm.

C. 1200 - 1500 mm/năm.

D. 1200 - 1600 mm/năm.

Câu 3 (0,25 điểm). Cần duy trì độ ẩm cho cây sầu riêng từ 

A. 70 - 80%.

B. 70 - 90%.

C. 75 - 80%.

D. 50 - 60%.

Câu 4 (0,25 điểm). Độ pH của đất trồng xoài bao nhiêu để cây xoài phát triển tốt?

A. 4 - 5.

B. 5 - 8.

C. 7 - 11.

D. 5,5 - 7.

Câu 5 (0,25 điểm). Xoài có tên khoa học là

A. Dimocarpus longan Lour.

B. Mangifera Indica L

C. Durio zibethinus.

D. Nephelium lappaceum.

Câu 6 (0,25 điểm). Trong thời kì kinh doanh, bón phân thúc cho xoài lần 1 ở giai đoạn nào?

  1. Sau thu hoạch quả.

  2. Khi cây bắt đầu ra hoa.

  3. Sau đậu quả 3 tuần.

  4. Sau khi ra quả non.

Câu 7 (0,25 điểm). Lượng phân bón cho thời kì kinh doanh ở cây xoài được chia làm mấy lần?

  1. Hai lần.

  2. Ba lần.

  3. Bốn lần.

  4. Năm lần.

Câu 8 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây xoài thuộc loại rễ nào?

A. Rễ cọc.

B. Rễ chùm.

C. Rễ địa sinh

D. Rễ khí sinh.

Câu 9 (0,25 điểm). Cây sầu riêng có đặc điểm gì về khả năng chịu hạn?

  1. Cây sầu riêng có thể chịu hạn kéo dài mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng.

  2. Cây sầu riêng rất nhạy cảm với thiếu nước, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa và kết trái. 

  3. Cây sầu riêng có khả năng phát triển tốt trong điều kiện khô hạn.

  4. Cây sầu riêng không yêu cầu nước và có thể sinh trưởng trong môi trường khô cằn.

Câu 10 (0,25 điểm). Cây sầu riêng cần có độ pH đất bao nhiêu để phát triển tốt?

  1. pH từ 4,5 đến 5,5, đất chua.

  2. pH từ 6,5 đến 7,5, đất trung tính đến hơi kiềm.

  3. pH từ 8,0 đến 9,0, đất kiềm mạnh.

  4. pH từ 5,0 đến 6,0, đất hơi axit.

Câu 11 (0,25 điểm). Khi trồng cây sầu riêng, khoảng cách giữa các cây thường được khuyến nghị là bao nhiêu?

  1. 2 - 3m giữa các cây để tối ưu hóa năng suất.

  2. 6 - 8m giữa các cây để cây có không gian phát triển tốt.

  3. 8 - 10m giữa các cây để cây phát triển tán rộng và thông thoáng. 

  4. 12 - 15m giữa các cây để tránh sự cạnh tranh về ánh sáng.

Câu 12 (0,25 điểm). Cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện khí hậu nào?

  1. Cây sầu riêng phát triển mạnh trong khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 20°C.

  2. Cây sầu riêng phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ từ 25°C đến 35°C và độ ẩm cao. 

  3. Cây sầu riêng chỉ phát triển mạnh khi có khí hậu lạnh, dưới 15°C.

  4. Cây sầu riêng phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu khô nóng, không có mưa.

Câu 13 (0,25 điểm). Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để bón phân cho cây sầu riêng nhằm đảm bảo năng suất cao?

  1. Bón phân vào mùa mưa, khi cây bắt đầu ra hoa và đậu trái.

  2. Bón phân trước mùa ra hoa và sau khi thu hoạch trái để cây có thể phát triển mạnh. 

  3. Bón phân vào mùa khô, khi cây đã ra trái.

  4. Bón phân sau mỗi đợt mưa để cây nhanh chóng phục hồi.

Câu 14 (0,25 điểm). Khi cây xoài bắt đầu ra hoa, biện pháp chăm sóc nào là cần thiết?

  1. Cắt tỉa bớt cành và tăng cường nước tưới để tập trung ra hoa.

  2. Bón nhiều phân đạm để kích thích ra hoa sớm.

  3. Phun phân bón lá và tăng cường tưới nước để cây phát triển khỏe mạnh.

  4. Tưới ít nước để cây không bị ngập úng khi ra hoa.

Câu 15 (0,25 điểm). Cây xoài phát triển mạnh mẽ nhất ở vùng khí hậu nào?

  1. Khí hậu nhiệt đới ẩm với nhiệt độ từ 25oC đến 35oC.

  2. Khí hậu ôn đới lạnh với nhiệt độ dưới 15oC.

  3. Khí hậu khô nóng, không có mưa.

  4. Tưới ít nước để cây không bị ngập úng khi ra hoa.

Câu 16 (0,25 điểm). Lượng nước tưới cho cây xoài trong mùa khô cần lưu ý điều gì?

  1. Cần tưới rất nhiều nước, cây không chịu được khô hạn.

  2. Tưới ít nước để cây không bị thối rễ.

  3. Tưới nước đều đặn và duy trì độ ẩm cho đất mà không để cây bị ngập úng.

  4. Không cần tưới nước.

Câu 17 (0,25 điểm). Cây xoài cần được bón phân vào thời điểm nào trong năm?

  1. Bón phân bất kỳ lúc nào trong năm mà không cần chú ý giai đoạn phát triển.

  2. Bón phân vào đầu mùa mưa và trước khi cây ra hoa. 

  3. Bón phân vào mùa đông để cây có thể chống lạnh tốt.

  4. Bón phân vào cuối mùa thu khi cây bắt đầu rụng lá.

Câu 18 (0,25 điểm). Biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho cây xoài hiệu qủa nhất là gì?

  1. Dọn dẹp lá, cành khô và vệ sinh vườn thường xuyên để giảm nguy cơ bị sâu bệnh.

  2. Phun thuốc hóa học mạnh ngay khi phát hiện sâu bệnh.

  3. Chỉ dùng thuốc trừ sâu sau khi đã nhiễm bệnh.

  4. Để cây tự phát triển, không cần can thiệp.

Câu 19 (0,25 điểm). Đâu không phải biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?

  1. Chăm sóc, bón phân cân đối, tạo đièu kiện cho cât ra lộc, ra hoa tập trung.

  2. Sau thu hoạch tiến hành tỉa cành để hạn chế sự phát triển của sâu hại.

  3. Cắt bỏ, thu gom các bộ phận bị hại của cây đem tiêu hủy,

  4. Dùng thuốc hóa học loại mạnh ngay khi cây có dấu hiệu bị sâu bệnh.

Câu 20 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải dấu hiệu cây xoài bị bọ trĩ?

  1. Chồi non không phát triển được.

  2. Hoa bị héo và rụng quả hàng loạt.

  3. Vỏ quả có màu xám, sần sùi.

  4. Thân cây bị đục, kém phát triển.

Câu 21 (0,25 điểm). Đâu không phải là đặc điểm thực vật học của cây xoài?

  1. Có lá kép, nguyên, mọc so le.

  2. Là cây thân gỗ lớn.

  3. Hoa xoài nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành.

  4. Có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái.

Câu 22 (0,25 điểm). Trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng, biện pháp nào giúp cây phát triển tốt khi cây bị thiếu ánh sáng?

  1. Cắt bỏ tất cả cành non để tăng cường ánh sáng cho cây.

  2. Trồng cây sầu riêng trong vườn cây có mái che để tránh ánh sáng trực tiếp.

  3. Tăng cường sử dụng ánh sáng nhân tạo và đảm bảo cây được chăm sóc đầy đủ nước và dinh dưỡng.

  4. Không cần chăm sóc thêm, cây sẽ tự thích nghi với thiếu sáng. 

Câu 23 (0,25 điểm). Để phòng ngừa bệnh thối rễ do nấm Phytophthora ở cây sầu riêng, biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất?

  1. Tưới nước đều đặn và tránh ngập úng, cải tạo đất bằng cách trộn phân hữu cơ và vôi. 

  2. Tưới nước nhiều để cây không bị thiếu nước trong mùa khô.

  3. Để cây trong môi trường ẩm ướt để ngừa bệnh.

  4. Phun thuốc diệt nấm sau khi bệnh xuất hiện.

Câu 24 (0,25 điểm). Cách nào sau đây giúp cây sầu riêng ra hoa đồng loạt và tăng khả năng đậu trái?

  1. Bón phân đạm liên tục để kích thích cây ra hoa nhanh chóng.

  2. Điều chỉnh chế độ tưới nước để cây không bị khô hạn hoặc ngập úng trong suốt mùa ra hoa.

  3. Sử dụng hormone kích thích ra hoa vào đầu mùa khô, khi cây bước vào giai đoạn nghỉ đông. 

  4. Cắt tỉa toàn bộ cành hoa khi hoa bắt đầu nở để kích thích sự phát triển của trái.

Câu 25 (0,25 điểm). Biện pháp nào giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh thối rễ ở cây sầu riêng?

  1. Tưới nước quá nhiều để cây không bị thiếu nước.

  2. Đào hố trồng với kích thước phù hợp và bón phân hữu cơ để cải tạo đất.

  3. Để cây trong môi trường ẩm ướt liên tục.

  4. Trồng cây ở những khu vực đất thấp, dễ ngập nước.

Câu 26 (0,25 điểm). Khi cây xoài bị bệnh thán thư, cách xử lí hiệu quả nhất là gì?

  1. Phun thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất Mancozeb hoặc Carbendazim và cắt tỉa cành lá bị nhiễm.

  2. Tưới nước nhiều hơn để làm mát cây.

  3. Ngừng bón phân hoàn toàn để bệnh không lây lan.

  4. Chờ đến mùa sau để tự hết.

Câu 27 (0,25 điểm). Cách phòng ngừa bệnh phấn trắng ở cây xoài hiệu quả nhất là

  1. phun thuốc diệt cỏ để giảm nguồn bệnh.

  2. cắt bỏ tất cả cành lá để tránh bệnh lây lan.

  3. không cần xử lí.

  4. phun thuốc bảo vệ thực vật có chứa lưu huỳnh hoặc đồng khi cây bắt đầu ra hoa.

Câu 28 (0,25 điểm). Biện pháp phòng trừ sâu đục quả ở cây xoài hiệu quả nhất là gì?

  1. Phun thuốc trừ sâu liên tục khi thấy sâu xuất hiện.

  2. Chỉ sử dụng bẫy sinh học.

  3. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm, kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm.

  4. Để tự nhiên và không cần can thiệp.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày hai loại sâu hại và hai loại bệnh hại cho cây sầu riêng.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu lợi ích của việc cắt tỉa và tạo tán cho cây xoài.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

5

0

8

0

3

0

0

1

16

1

5,0

  

Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

3

1

4

0

5

0

0

0

12

1

5,0

  

Tổng số câu TN/TL

8

1

12

0

8

0

0

1

28

2

10,0

  

Điểm số

2,0

2,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 5

16

1

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Nhận biết

 - Biết được độ pH của đất trồng xoài để cây xoài phát triển tốt.

- Biết được tên khoa học của xoài.

- Biết được thời điểm tưới nước lần 1 trong thời kì kinh doanh của cây xoài.

- Biết được số lần bón phân trong thời điểm kinh doanh.

- Biết được loại rễ của cây xoài.

5

C4, 5, 6, 7, 8

Thông hiểu

 - Biết được biện pháp chăm sóc cần thiết khi cây xoài bắt đầu ra hoa.

- Biết được vùng khí hậu cây xoài có thể phát triển mạnh mẽ.

- Biết được lưu ý lượng nước tưới cây xoài vào mùa mưa.

- Biết được thời điểm bón phân cho cây xoài.

- Biết được biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho cây xoài hiệu quả nhất.

- Biết được ý không phải biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Biết được ý không phải dấu hiệu cây xoài bị bọ trĩ.

- Biết được ý không phải là đặc điểm thực vật học của cây xoài.

8

C14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21

Vận dụng

- Nêu được cách xử lí hiệu quả khi cây xoài bị bệnh thán thư.

- Nêu được cách phòng ngừa bệnh phấn trắng ở cây xoài.

- Nêu được cách phòng trừ bệnh sâu dục quả ở cây xoài.

3

C26, 27, 28

Vận dụng cao

- Nêu được lợi ích của việc cắt tỉa và tạo tán cho cây xoài.

1

C2 (TL)

Bài 6

12

1

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Nhận biết

 - Biết được nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm thích hợp để sầu riêng sinh trưởng và phát triển.

Trình bày được hai loại sâu hại và hai loại bệnh hại cho cây sầu riêng.

3

1

C1, 2, 3

C1 (TL)

Thông hiểu

 - Biết được độ pH của đất để sầu riêng phát triển tốt.

- Biết được khoảng cách trồng sầu riêng.

- Biết được điều kiện khí hậu để sầu riêng phát triển mạnh mẽ nhất.

- Biết được thời điểm thích hợp để bón phân cho sầu riêng.

4

C10, 11, 12, 13

Vận dụng

- Biết được đặc điểm khả năng chịu hạn của sầu riêng.

- Biết được biện pháp giúp cây sầu riêng phát triển tốt khi cây bị thiếu ánh sáng.

- Nêu được biện pháp phòng ngừa bệnh thối rễ do nấm Phytophthora.

- Nêu được cách giúp cây sầu riêng ra hoa đồng loạt và tăng khả năng đậu trái.

- Xác định được cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thối rễ ở cây sầu riêng.

5

C9, 22, 23, 24, 25

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay