Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả - Kết nối tri thức - Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Công nghệ 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Bệnh vàng lá do vi khuẩn nào gây ra?

  1. Liberobacter.
  2. Xanthomonas.
  3. Elsinoe fawcettii.
  4. Planococcus citri.

Câu 2 (0,25 điểm). Sâu vẽ bùa thường gây hại vào thời kì nào?

  1. Thời kì lộc non.
  2. Thời kì ra hoa.
  3. Thời kì trưởng thành.
  4. Thời kì quả chín.

Câu 3 (0,25 điểm). Thời kì kinh doanh của cây ăn quả có múi lượng phân bón được chia làm mấy lần?

  1. Hai lần.
  2. Ba lần.
  3. Bốn lần.
  4. Năm lần.

Câu 4 (0,25 điểm). Cây ăn quả có múi có thể trồng trên loại đất nào?

  1. Đất phù sa.
  2. Đất bazan.
  3. Đất cát pha.
  4. Nhiều loại đất khác nhau.

Câu 5 (0,25 điểm). Cây nhãn thuộc họ

A. bồ hòn.

B. cam quýt.

C. đào lộn hột.

D. dừa cạn.

Câu 6 (0,25 điểm). Mỗi năm cây nhãn có thể ra bao nhiêu đợt cành?

A. 2 - 3 đợt.

B. 2 - 4 đợt.

C. 3 - 5 đợt.

D. 1 - 3 đợt.

Câu 7 (0,25 điểm). Lá non của nhãn có màu gì?

A. Đỏ.

B. Đỏ tím.

C. Xanh.

D. Vàng.

Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói không đúng về kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi?

  1. Thời vụ tốt nhất là vụ xuân và vụ thu.
  2. Đào hố với kích thước 40cm x 60cm x 40cm.
  3. Lượng phân hữu cơ cho một hố trồng từ 20 kg đến 30 kg.
  4. Tùy thuộc vào từng giống và điều kiện thổ nhưỡng để bố trí khoảng cách trồng phù hợp.

Câu 9 (0,25 điểm). Đâu không phải là yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi?

  1. Có thể trồng ở những vùng có nhiệt độ từ 12 oC đến 39 oC.
  2. Cây sẽ ngừng sinh trưởng nếu nhiệt độ thấp hơn 15 oC và cao hơn 36 oC.
  3. Là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng.
  4. Là loại cây không ưa ánh sáng mạnh.

Câu 10 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói không đúng về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả có múi?

  1. Lá thường có màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thon dài.
  2. Thường là hoa lưỡng tính.
  3. Là cây thân gỗ lớn hoặc cây bụi lớn.
  4. Hầu hết cây ăn quả có múi đều tự thụ phấn.

Câu 11 (0,25 điểm). Giai đoạn nào cây cần hạn chế tưới nước?

A. Nảy mầm.

B. Phân hoá mầm hoa.

C. Ra quả.

D. Phát triển.

Câu 12 (0,2 5điểm). Khi xuất hiện triệu chứng lá bị vàng có đốm xanh, gân lá xanh, lưng lá bị sưng và hóa bần thì cây đang bị nhiễm bệnh gì?

A. Bệnh loét.

B. Bệnh vàng lá.

C. Bệnh ghẻ lồi.

D. Sâu đục thân.

Câu 13 (0,25 điểm). Để nâng cao khả năng đậu quả cho cây ăn quả có múi, ta có thể sử dụng chất kích thích nào?

A. Paclobutrazol.

B. phân bón NPK

C. Cytokinin

D. GA3.

Câu 14 (0,25 điểm). Cùi nhãn chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng quả?

A. 15% đến 35%.

B. 25% đến 35%.

C. 35% đến 55%.

D. 25% đến 65%.

Câu 15 (0,25 điểm). Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hình thành trái trên cây chanh?

  1. Độ pH của đất.

  2. Thời gian chiếu sáng hàng ngày.

  3. Tần suất tưới nước.

  4. Mật độ cây trồng.

Câu 16 (0,25 điểm). Thời điểm nào là tối ưu nhất để bón phân cho cây cam giai đoạn phát triển?

  1. Ngay trước khi thu hoạch.

  2. Trước mùa mưa.

  3. Vào đầu mùa sinh trưởng.

  4. Giữa mùa đông.

Câu 17 (0,25 điểm). Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thối trái trên cây quýt là

  1. Thiếu ánh sáng.

  2. Tưới nước không đủ.

  3. Độ ẩm không khí quá cao.

  4. Cắt tỉa không đúng cách.

Câu 18 (0,25 điểm). Kĩ thuật nào dưới đây không phải là một phần của quy trình phòng trừ sinh học cho cây bưởi?

  1. Sử dụng thiên địch.

  2. Phun thuốc diệt côn trùng mạnh.

  3. Tạo môi trường sống cho thiên địch.

  4. Duy trì sự đa dạng sinh học trong vườn,

Câu 19 (0,25 điểm). Thời vụ trồng nhãn tốt nhất là

A. mùa Xuân.

B. mùa khô.

C. mùa mưa.

D. mùa Đông.

Câu 20 (0,25 điểm). Kích thước hố trồng nhãn đối với đất phù sa đất đồng bằng là

A. rộng 80cm; sâu 40 - 60cm.

B. rộng 100cm; sâu 40 - 60cm.

C. rộng 100cm; sâu 60 - 80cm.

D. rộng 80cm; sâu 60 - 80cm.

Câu 21 (0,25 điểm). Nhiệt độ hoa nhãn có thể thụ phấn, thụ tinh là

A. 20oC.                                         

B. 28oC.

C. 50oC.                             

D. 30oC.

Câu 22 (0,25 điểm). Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường trồng nhãn vào tháng mấy trong năm?

A. Tháng 8.

B. Tháng 2.

C. Tháng 6.

D. Tháng 12.

Câu 23 (0,25 điểm). Lượng nước cần tưới trong giai đoạn cây nhãn phân hóa mầm hoa là

A. 10 đến 20 lít/ cây.

B. 20 đến 30 lít/ cây.

C. 10 đến 25 lít/ cây.

Câu 24 (0,25 điểm). Thời gian thích hợp khoanh vỏ cây nhãn thúc đẩy khả năng ra hoa là

A. tháng 10.

B. tháng 11.

C. tháng 12.

D. tháng 9.

Câu 25 (0,25 điểm). Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra hoa của cây nhãn?

  1. Thời gian tưới nước.

  2. Chế độ ánh sáng và nhiệt độ.

  3. Độ sâu của đất.

  4. Loại giống cây.

Câu 26 (0,25 điểm). Biện pháp nào hiệu quả nhất để phòng trừ bệnh đốm nâu trên lá nhãn?

  1. Phun thuốc trừ sau phổ rộng.

  2. Sử dụng phân bón hữu cơ.

  3. Thực hiện quản lí độ ẩm và thông thoáng vườn.

  4. Cắt tỉa cành bị bệnh.

Câu 27 (0,25 điểm). Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để bón phân lá cho cây nhãn?

  1. Ngay sau khi thu hoạch.

  2. Khi cây bắt đầu ra lá mlới.

  3. Vào mùa khô.

  4. Trong giai đoạn cây đang ra hoa.

Câu 28 (0,25 điểm).  Phương pháp nào dưới đây không pahỉ là một kĩ thuật chăm sóc cây nhãn?

  1. Cắt tỉa cành già cỗi.

  2. Tưới nước trực tiếp vào gốc cây.

  3. Thay đổi giống cây hằng năm.

  4. Thực hiện bón phân định kì.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả.

Câu 2 (1,0 điểm). Đánh giá vai trò của việc phòng ngừa bệnh thối trái trong việc bảo vệ năng suất cây nhãn.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

4

1

6

0

4

0

0

0

14

1

5,5

Bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

4

0

6

0

4

0

0

1

14

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

8

1

12

0

8

0

0

1

28

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS...........................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 3

14

1

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Nhận biết

- Biết được vi khuẩn gây ra bệnh vàng lá.

- Biết được lượng phân bónt hời kì kinh doanh của cây ăn quả có múi.

- Biết được thời kì sâu vẽ bùa có thể gây hại.

- Biết được loại đất có thể trồng cây ăn quả có múi. 

- Nêu được kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả.

4

1

C1, 2, 3, 4

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không đúng về kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi.

- Nhận diện được ý không phải là yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

- Nhận diện được ý không đúng về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả có múi.

- Biết được giai đoạn cần hạn chế tưới nước.

- Biết được bệnh có triệu chứng lá bị vàng có đốm xanh, gân lá xanh, lưng lá bị sưng và hóa bần.

- Biết được chất kích thích để nâng cao khả năng đậu quả cho cây ăn quả có múi.

6

C8, 9, 10, 11, 12, 13

Vận dụng

 - Nêu được yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sựu hình thành trái trên cây chnah.

- Nêu được thời điểm tối ưu nhất để bón phân cho cây cam giai đoạn phát triển.

- Xác định được nguyên nhân chính gây bệnh thối trái trên cây quýt.

- Xác định được kĩ thuật không phải là một phần của quy trình phòng trừ sinh học cho cây bưởi.

4

C15, 16, 17, 18

Vận dụng cao

Bài 4

14

1

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Nhận biết

- Biết được họ của cây nhãn.

- Biết được đợt cành mỗi năm cây nhãn có thể ra.

- Biết được màu lá non của cây nhãn.

- Biết được phần tẳm cũi nhãn chiếm khối lượng quả.

4

C5, 6, 7, 14

Thông hiểu

- Biết được thời vụ trồng nhãn tốt nhất.

- Biết được kích thước hố trồng nhãn đối với đất phù sa đất đồng bằng.

- Nhận diện được nhiệt độ hoa nhãn có thể thụ phấn, thụ tinh.

- Nêu được thời gian vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường trồng nhãn.

 - Nêu được lượng nước cần tưới trong giai đoạn cây nhãn phân hóa mầm hoa.

- Nêu được thời gian thích hợp khoanh vỏ cây nhãn thúc đẩy khả năng ra hoa.

6

C19, 20, 21, 22, 23, 24

Vận dụng

- Xác định được yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra hoa của cây nhãn.

- Nêu được biện pháp hiệu quả nhất để phòng trừ bệnh đốm nâu trên lá nhãn.

- Xác định được thời điểm thích hợp nhất để bón phân lá cho cây nhãn.

- Nêu được phương pháp không phải là một kĩ thuật chăm sóc cây nhãn.

4

C25, 26, 27, 28

Vận dụng cao

- Đánh giá được vai trò của việc phòng ngừa bệnh thối trái trong việc bảo vệ năng suất cây nhãn.

1

C2 (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay