Đề thi cuối kì 2 công nghệ cơ khí 11 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Công nghệ cơ khí 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Hệ thống truyền lực thuộc phần nào của ô tô?
- A. Phần động cơ.
- B. Phần gầm.
- C. Phần điện - điện tử.
- D. Phần thân vỏ.
Câu 2: (NB) Kì nào được gọi là kì sinh công trong động cơ 4 kì
A. kì 1.
B. kì 2.
C. kì 3.
D. kì 4.
Câu 3: (NB) Hệ thống bôi trơn thuộc phần nào của ô tô?
- A. Phần động cơ.
- B. Phần gầm.
- C. Phần điện - điện tử.
- D. Phần thân vỏ.
Câu 4 (NB): Chọn đáp án sai: công dụng của hệ thống lái?
- A. Dẫn hướng.
- B. Thay đổi hướng chuyển động.
- C. Dẫn động.
- D. Giữ cho ô tô chuyển động theo một hướng nhất định.
Câu 5 (NB): Hình ảnh dưới đây thể hiện cấu tạo của trục khuỷu động cơ nào?
- A. 3 xi lanh.
- B. 4 xi lanh.
- C. 5 xi lanh.
- D. 6 xi lanh.
Câu 6 (NB): Căn cứ vào dạng dẫn động, hệ thống phanh có thể chia thành mấy nhóm?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 7 (NB): Bộ phận có nhiệm vụ dập tắt nhanh dao động bằng cách chuyển đổi năng lượng dao động thành nhiệt năng tỏa ra môi trường là?
- A. Cầu xe.
- B. Bộ phận giảm chấn.
- C. Bộ phận đàn hồi.
- D. Bộ phận hướng dẫn và ổn định.
Câu 8 (NB): Khi động cơ hoạt động, van hằng nhiệt mở cửa thông về két làm mát trong trường hợp nào sau đây?
- A. Nhiệt độ nước thấp hơn giới hạn cho phép.
- B. Nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn cho phép.
- C. Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép.
- D. Van hằng nhiệt mở thường xuyên.
Câu 9 (NB): Động cơ đốt trong có cơ cấu chính nào sau đây?
- A. Cơ cấu khởi động.
- B. Cơ cấu phân phối khí.
- C. Cơ cấu làm mát.
- D. Cơ cấu bôi trơn.
Câu 10 (NB): Loại máy cơ khí động lực trong có bánh xe hoặc bánh xích hoạt động trên mặt đất để thực hiện một nhiệm vụ chuyên biệt nào đó là
- A. ô tô.
- B. xe chuyên dụng.
- C. tàu thủy.
- D. máy bay.
Câu 11 (NB): Đâu không phải ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
- B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực.
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị điện.
Câu 12 (NB): Động cơ xăng cần hệ thống đánh lửa vì
- A. hòa khí có nhiệt độ rất cao.
- B. hòa khí chưa đủ nóng để tự bốc cháy.
- C. hòa khí có nhiệt độ thấp.
- D. hòa khí có áp suất cao.
Câu 13 (NB): Bộ phận có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt dòng truyền mômen trong những trường hợp cần thiết?
- A. Li hợp.
- B. Hộp số.
- C. Truyền lực các đăng.
- D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục.
Câu 14 (NB): Nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức khoa học chuyên sâu về cơ khí và máy động lực là?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
- B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực.
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.
Câu 15 (NB): Loại máy cơ khí động lực trong đó máy công tác là cánh quạt hoặc cánh bằng kết hợp với cánh quạt để hoạt động trên không là
- A. ô tô.
- B. xe chuyên dụng.
- C. tàu thủy.
- D. máy bay.
Câu 16 (NB): Quá trình chuyển hóa năng lượng trong động cơ đốt trong là?
- A. Nhiệt năng → Điện năng → Cơ năng.
- B. Nhiệt năng → Hóa năng → Cơ năng.
- C. Hóa năng → Nhiệt năng → Cơ năng.
- D. Hóa năng → Cơ năng → Nhiệt năng.
Câu 17 (TH): Cho các phát biểu sau
1. Chở nhiều người và hàng hóa đi trên nhiều địa hình khác nhau
2. Phục vụ các công việc đặc thù như cứu hóa, cứu thương, truyền hình, ...
3. Vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
4. Vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khai thác đến nơi sản xuất
Vai trò của ô tô trong sản xuất là:
- A. 1, 2, 3.
- B. 1, 2.
- C. 3, 4.
- D. 2, 3, 4.
Câu 18 (TH): Người làm nghề nào phải có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng vận hành cũng như khả năng phán đoán để phát hiện các lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị và đưa ra được các phương án khắc phục là?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
- B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực.
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.
Câu 19 (TH): Cho các phát biểu sau:
(1) Khi động cơ không làm việc được, ta cần kiểm tra bugi trước tiên vì hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hòa khí tại bugi giúp khởi động động cơ nên nếu bugi hỏng thì động cơ không thể làm việc.
(2) Hệ thống khởi động bằng khí nén thường sử dụng cho động cơ Diesel tàu thủy, máy phát điện cỡ lớn, ...
(3) Hệ thống khởi động có nhiệm vụ dẫn động trục khuỷu động cơ quay đến số vòng quay bất kì để động cơ có thể tự làm việc.
(4) Hệ thống khởi động bằng động cơ điện có nhiều ưu điểm như khởi động nhanh, chắc chắn, kích thước nhỏ gọn nên được dùng phổ biến ở ô tô, xe máy.
Số phát biểu sai là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 20 (TH): Vai trò của nguồn động lực trong hệ thống cơ khí động lực là
- A. cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.
- B. truyền và biến đổi năng lượng.
- C. đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau.
- D. gia tăng tiềm lực an ninh quốc phòng.
Câu 21 (TH): Vì sao động cơ đốt trong trên ô tô, xe máy, thường được trang bị thêm hệ thống xử lí khí thải?
- A. Để giảm bớt các thành phần khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
- B. Để giảm bớt các thành phần khí thải vì chúng quá nhiều.
- C. Để giảm bớt các thành phần khí thải gây ảnh hưởng đến hoạt động của ô tô, xe máy.
- D. Để giảm bớt các thành phần khí thải gây mùi khó chịu.
Câu 22 (TH): Chọn đáp án sai: Pit-tông được trục khuỷu dẫn động ở kì nào?
- A. Kì nạp.
- B. Kì nén.
- C. Kì nổ.
- D. Kì thải.
Câu 23 (TH): So với động cơ xăng, thời gian hòa trộn nhiên liệu trong động cơ Diesel sẽ:
- A. ngắn hơn.
- B. dài hơn .
- C. bằng nhau.
- D. tùy 2 hay 4 kỳ.
Câu 24 (TH): Vai trò của hệ thống truyền động trong hệ thống cơ khí động lực là?
- A. Cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.
- B. Truyền và biến đổi năng lượng.
- C. Đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau.
- D. Cung cấp năng lượng cho động cơ hoạt động.
Câu 25 (TH): Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là
1. Chu kì bảo dưỡng định kì của ô tô con là 3 - 6 tháng hoặc quãng đường đi được 5 000 - 10 000 km.
2. Công việc bảo dưỡng định kì bao gồm cả công việc bảo dưỡng thường xuyên.
3. Để bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ khi ngồi trên ô tô cần: Lựa chọn ghế ngồi chắc chắn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ; Kiểm tra các chốt cửa; Cất giữ các đồ vật sắc nhọn, hóa chất và luôn chú ý, giám sát trẻ.
4. Khi xe dừng hẳn mới được mở cửa để xuống xe, quan sát kĩ trước khi mở cửa xe.
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 26 (TH): Chọn đáp án sai: Góc nghiêng dọc của trục xoay trong hệ thống lái có công dụng
- A. duy trì tính ổn định hướng di chuyển của xe.
- B. làm tăng khả năng quay trở lại của 2 bánh xe dẫn hướng.
- C. làm tăng lực tác dụng lên bánh lái.
- D. làm giảm lực tác dụng lên bánh lái.
Câu 27 (TH): Tại sao cần giảm tác động từ đường lên xe?
- A. Đảm bảo ô tô chuyển động êm dịu tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hàng hóa.
- B. Đảm bảo ô tô chuyển động êm dịu tránh hỏng xe.
- C. Đảm bảo ô tô chuyển động êm dịu tránh hỏng hệ thống giao thông.
- D. Đảm bảo ô tô chuyển động đủ lực.
Câu 28 (TH): Bộ phận có nhiệm vụ truyền mômen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động (hoặc từ hộp số đến bánh xe chủ động)?
- A. Li hợp.
- B. Hộp số.
- C. Truyền lực các đăng.
- D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục.
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (VD) Hãy phân biệt:
a) Tốc độ quay và tốc độ quay định mức của động cơ
b) Công suất có ích và công suất định mức
Câu 2: (VDC) Trình bày cấu tạo của hệ thống treo độc lập trên ô tô con.
BÀI LÀM
………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Giới thiệu chung về cơ khí động lực (4 tiết) | 4 | 3 | 7 | 0 | 1,75 | ||||||
2. Động cơ đốt trong (12 tiết) | 6 | 4 | 1 | 10 | 1 | 4,5 | |||||
3. Ô tô (12 tiết) | 6 | 5 | 1 | 11 | 1 | 3,75 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10 |
Điểm số | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 7 | 3 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Giới thiệu chung về cơ khí động lực | 0 | 7 | ||||
1. Khái quát về cơ khí động lực | Nhận biết | - Trình bày được cấu tạo, vai trò từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực. - Kể tên được một số loại máy móc thường gặp thuộc lĩnh vực cơ khí động lực. | 2 | C10, 15 | ||
Thông hiểu | - Mô tả được những đặc điểm cơ bản của cấu tạo bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực. - Hiểu được ý nghĩa của cơ khí động lực đối với sản xuất và đời sống xã hội. | 2 | C20, 24 | |||
2. Một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực cơ khí động lực | Nhận biết | - Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến liên quan đến cơ khí động lực. | 2 | C11, 14 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được các ngành nghề phổ biến liên quan đến cơ khí động lực và yêu cầu đào tạo để thực hiện tốt các nhóm công việc đó. | 1 | C18 | |||
Động cơ đốt trong | 1 | 10 | ||||
3. Khái quát về động cơ đốt trong | Nhận biết | - Trình bày được khái niệm, phân loại động cơ đốt trong - Nêu cấu tạo cơ bản của động cơ đốt trong. | 1 | C16 | ||
Thông hiểu | - Phân biệt và kể tên các loại động cơ động trong. - Nêu được được nhiên liệu sử dụng trong động cơ đốt trong. | 1 | C21 | |||
4. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong | Nhận biết | - Trình bày được các kiến thức cơ bản, tổng quan về nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. - Giải thích được ý nghĩa các thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ đốt trong. | 1 | C22 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế chỉ ra nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong | 1 | C1 | |||
5. Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong | Nhận biết | Trình bày được các kiến thức cơ bản, tổng quan về các cơ cấu trên động cơ đốt trong. | 2 | C5, 9 | ||
Thông hiểu | Mô tả được cấu tạo và nguyên lí làm việc của các cơ cấu trong động cơ đốt trong. | 1 | C19 | |||
6. Các hệ thống trong động cơ đốt trong (Bài 20, 21, 22) | Nhận biết | - Mô tả được cấu tạo và nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong. | 2 | C8,12 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong. | 1 | C23 | |||
Ô tô | 1 | 11 | ||||
7. Khái quát về ô tô
| Nhận biết | - Trình bày được vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất. - Mô tả được cấu tạo chung của ô tô. | 2 | C1, 3 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được sự khác biệt về năng suất và hiệu quả của giao thông vận tải và một số hoạt động sản xuất khi có ô tô và khi chưa có ô tô. | 1 | C17 | |||
10. Hệ thống truyền lực
| Nhận biết | Trình bày được cấu tạo và hoạt động của các bộ phận chính của hệ thống truyền lực | 1 | C13 | ||
Thông hiểu | Nhận biết được ý nghĩa của việc sử dụng đúng cách và bảo dưỡng định kỳ hệ thống truyền lực | 1 | C28 | |||
11. Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái | Nhận biết | Mô tả được cấu tạo nguyên lí làm việc của các hệ thống. | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | Giải thích được nguyên lí hoạt động của các hệ thống. | 1 | C27 | |||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế chỉ ra được vai trò của các bộ phận chính của hệ thống treo | 1 | 1 | C2 | ||
12. Trang bị điện ô tô
| Nhận biết | Trình bày được cấu tạo chung của một số hệ thống trong trang bị điện ô tô. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | Nhận thức được kiến thức công nghệ thực hiện việc định hướng chuyển động của ô tô áp dụng trong hệ thống lái, từ đó có khả năng nhận thức tầm quan trọng của việc sử dụng bảo dưỡng. | 1 | C26 | |||
13. Sử dụng và bảo dưỡng ô tô | Nhận biết | Nhận biết được những nội dung cơ bản về sử dụng, bảo dưỡng ô tô và an toàn khi tham gia giao thông. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Nhận thức được kiến thức công nghệ thực hiện phanh ô tô từ đó có khả năng lý giải nguyên nhân của việc sử dụng hệ thống phanh an toàn. | 1 | C25 |