Đề cuối kì 1 công nghệ cơ khí 11 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn Công nghệ cơ khí 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Gang là gì ?
- Là hợp kim của sắt và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
- Là hợp kim của sắt và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
- Là hợp kim của nhôm và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
- Là hợp kim của nhôm và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
Câu 2: (NB) Thép được luyện từ gang bằng cách nào?
- Khử bớt lượng carbon
- Tăng thêm lượng carbon
- Khử bớt một số kim loại khác (Si, Mn)
- Khử bớt lượng carbon và một số kim loại khác (Si, Mn)
Câu 3: (NB) Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là bước nào trong quy trình chế tạo cơ khí?
- Chuẩn bị chế tạo
- Gia công chi tiết
- Lắp ráp chi tiết
- Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
Câu 4 (NB): Chỉ ra vai trò của robot số 1 trong dây chuyền tự động
- Lấy sản phẩm ra khỏi băng tải để kiểm tra
- Cấp, Tháo phôi trên lò nung
- Rót kim loại nóng chảy vào khuôn
- Cấp, Tháo phôi trên máy CNC
Câu 5 (NB) Đâu là vật liệu cơ khí mới?
- Hợp kim đồng
- Gốm oxit
- Nhựa nhiệt rắn
- Composite nền kim loại
Câu 6 (NB): Thay đổi yếu tố nào sau đây thì ta chuyển sang nguyên công khác?
- Thay đổi vị trí làm việc.
- Thay đổi chế độ cắt.
- Thay đổi dụng cụ cắt.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 7 (NB): Trong việc lắp ráp ngoài dụng cụ, robot cần trang bị thêm
- Bàn tay kẹp
- Cảm biến nhận diện hình ảnh
- Công nghệ cảm ứng lực
- Camera và công nghệ quét 3D
Câu 8 (NB): Việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi
- Kĩ sư cơ khí
- Kĩ sư cơ học
- Thợ gia công cơ khí
- Thợ lắp ráp cơ khí
Câu 9 (NB): Gia công đúc là phương pháp
- Gia công cắt gọt
- Gia công không phoi
- Gia công bằng máy
- Gia công bằng tay
Câu 10 (NB): Quan sát gối đỡ sau và cho biết đây là sản phẩm được làm từ vật liệu kim loại nào?
- Gang
- Thép
- Hợp kim nhôm
- Hợp kim đồng
Câu 11 (NB): Phương pháp rèn thường sử dụng
- Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín
- Gia công các sản phẩm có yêu cầu về cơ tính cao
- Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp
- Gia công các bề mặt định hình tròn xoay
Câu 12 (NB): Tính công nghệ của vật liệu đặc trưng bởi
- độ bền, độ dẻo, độ cứng
- nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, dẫn điện
- tính chịu axit, kiềm muối; tính chống ăn mòn
- tính đúc, tính hàn, tính rèn, tính gia công cắt gọt
Câu 13 (NB): Kết nối vạn vật trong sản xuất có tác động gì trong tự động hóa quá trình sản xuất?
- Nâng cao tính linh hoạt của quá trình sản xuất
- Giảm chi phí sản xuất
- Giám sát, điều chỉnh và cải tiến quy trình sản xuất
- Đảm bảo an toàn trong quy trình sản xuất
Câu 14 (NB): Đâu là bước tiến vượt bậc từ hệ thống sản xuất tự động truyền thống sang sản xuất tự động được kết nối và xử lí dữ liệu liên tục?
- Mô hình nhà máy thông minh
- Kết nối vạn vật trong sản xuất
- Kho chứa hàng thông minh
- Phân tích dữ liệu trong sản xuất
Câu 15 (NB): Đâu không phải biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí?
- Mỗi thiết bị sản xuất phải có hướng dẫn và quy tắc làm việc với thiết bị đó
- Cảnh báo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động
- Nhà xưởng cần kín, không tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức an toàn lao động cho công nhân
Câu 16 (NB): Trong các sản phẩm sau, sản phẩm của phương pháp hàn là
- Bạc lót
- Khung xe ô tô
- Khớp nối
- Vỏ động cơ xe máy
Câu 17 (TH): Vật liệu có màu trắng bạc, khối lượng riêng nhỏ, tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao, chống ăn mòn tốt, dẻo là
- Gang
- Thép
- Hợp kim nhôm
- Hợp kim đồng
Câu 18 (TH): Khi làm việc với các máy móc cơ khí, thiếu kính bảo hộ khiến người công nhân có thể bị mảnh vỡ bắn vào mắt. Người công nhân đã mắc phải nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí nào?
- Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
- Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
- Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
- Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo
Câu 19 (TH): Sắp xếp các công việc sau sao cho phù hợp với bước chuẩn bị chế tạo trong quy trình chế tạo cơ khí.
- Chuẩn bị trang thiết bị
- Nghiên cứu bản vẽ
- Chuẩn bị phôi
- Lập quy trình công nghệ
- 1 - 2 - 3 - 4
- 1 - 3 - 2 - 4
- 2 - 1 - 3 - 4
- 2 - 4 - 1 - 3
Câu 20 (TH): Vì sao cao su được dùng làm săm, lốp xe?
- Vì cao su có độ cứng cao và chịu được nhiệt độ cao
- Vì cao su có tính đdẫn nhiệt, dẫn điện cai, chống ăn mòn tốt, dẻo
- Vì cao su có độ bền nhiệt, nhẹ, chống ăn mòn, chịu va đập tốt
- Vì cao su có tính đàn hồi, độ bền, độ dẻo cao, chịu mài mòn, ma sát tốt
Câu 21 (TH): Cho các phát biểu sau.
- Sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các công trình, máy móc, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình
- Quá trình sản xuất cơ khí là một quá trình đơn giản và ít công đoạn
- Các sản phẩm của cơ khí chế tạo không góp phần nâng cao đời sống con người
- Kĩ sư cơ khí là những người được đào tạo lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp
- Tháp Eiffel là một sản phẩm của cơ khí chế tạo
Số phát biểu sai là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 22 (TH): Điểm giống nhau giữa vật liệu vô cơ và vật liệu hữu cơ là gì?
- Tính dẫn nhiệt và dẫn điện kém
- Không biến dạng dẻo, cứng, giòn
- Dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp
- Độ bền hóa học kém
Câu 23 (TH): Tại sao cần phải xác định trình tự các nguyên công?
- Để lựa chọn vật liệu, kích thước và phương pháp chế tạo phôi phù hợp.
- Để lựa chọn thiết bị, đồ gá, dụng cụ gia công phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, năng suất.
- Để có trình tự hợp lí nhằm đảm bảo chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.
- Để đảm bảo độ chính xác gia công theo vật liệu, phương pháp, dụng cụ cắt.
Câu 24 (TH): Con người đóng vai trò gì trong dây truyền sản xuất tự động?
- Con người tham gia trực tiếp vào dây truyền sản xuất, thực hiện tất cả các công việc nhằm tạo ra sản phẩm
- Con người tham gia trực tiếp vào dây truyền sản xuất, thực hiện một số công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm
- Con người không tham gia vào dây truyền sản xuất, các máy móc, thiết bị trực tiếp thực hiện hết các công việc
- Con người không tham gia trực tiếp vào dây truyền sản xuất, chỉ thiết kế, giám sát và hiệu chỉnh
Câu 25 (TH): Vì sao nói robot thông minh giúp con người giảm sức lao động và tránh làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?
- Trong sản xuất tự động, máy móc trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân được đảm bảo an toàn
- Trong sản xuất tự động, máy móc gián tiếp tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân được đảm bảo an toàn
- Trong sản xuất tự động, máy móc tham gia một phần vào quá trình vận hành, thay thế công nhân trong công việc nguy hiểm nên công nhân được đảm bảo an toàn
- Trong sản xuất tự động, máy móc không tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân không được đảm bảo an toàn
Câu 26 (TH): Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp rèn khuôn là?
- Phôi → Nung nóng phôi → Tác động ngoại lực
- Phôi → Nung nóng phôi → Tác động ngoại lực → Sản phẩm rèn
- Phôi → Nung nóng phôi → Cho phôi vào khuôn → Tác động ngoại lực → Tách khuôn → Sản phẩm rèn
- Phôi → Nung nóng phôi → Tác động ngoại lực → Cho phôi vào khuôn → Tách khuôn → Sản phẩm rèn
Câu 27 (TH): Công nghệ được ứng dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp nhằm thu thập các thông số của thiết bị, máy móc trong quá trình hoạt động là?
- Kết nối vạn vật trong công nghiệp
- Dữ liệu lớn
- Trí tuệ nhân tạo
- Điện toán đám mây
Câu 28 (TH): Cho các phát biểu sau,
- Phương pháp gia công có phoi là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
- Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.
- Gia công không phoi thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác không cao.
- Phoi là cách gọi khác của phôi nên phôi và phoi giống nhau.
- Phay là một trong những phương pháp gia công cắt gọt.
Số phát biểu đúng là
- 1
- 2
- 3
- 4
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (VD) Phương pháp khoan là gì? Nêu những ưu, nhược điểm cơ bản của phương pháp khoan? Nêu một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương khoan trong sản xuất.
Câu 2: (VDC) Vì sao phải bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí? Hãy đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trong một cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động ở địa phương em.
BÀI LÀM
…
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Khái quát về cơ khí chế tạo (4 tiết) | 2 |
| 2 |
|
|
|
|
| 4 | 0 | 1 |
2. Vật liệu cơ khí ( 8 tiết) | 4 |
| 3 |
|
|
|
|
| 7 | 0 | 1,75 |
3. Các phương pháp gia công cơ khí (10 tiết) | 4 |
| 3 |
|
|
|
| 1 | 7 | 1 | 2,75 |
4. Sản xuất cơ khí (10 tiết) | 6 |
| 4 |
|
| 1 |
|
| 10 | 1 | 4,5 |
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10 |
Điểm số | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 7 | 3 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO | 0 | 4 |
|
| ||
1. Khái quát về cơ khí chế tạo | Nhận biết | - Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo - Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo | 1 |
| C8 | |
Thông hiểu | - Mô tả được những đặc điểm cơ bản của cơ khí chế tạo | 1 |
| C21 | ||
2. Ngành nghề lĩnh vực trong cơ khí chế tạo | Nhận biết | - Nhận biết một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo. |
| 1 |
| C3 |
Thông hiểu | - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí |
| 1 |
| C19 | |
VẬT LIỆU CƠ KHÍ |
| 7 |
|
| ||
3. Khái quát về vật liệu cơ khí | Nhận biết | - Trình bày được khái niệm cơ bản các loại vật liệu cơ khí |
| 2 |
| C10, 12 |
Thông hiểu | - Phân loại được các vật liệu cơ khí |
| 1 |
| C22 | |
4. Vật liệu thông dụng và vật liệu mới dùng trong cơ khí | Nhận biết | - Mô tả được tính chất cơ bản, công cụ của vật liệu kim loại và hợp kim, vật liệu phi kim loại - Nêu được khái niệm vật liệu mới |
| 2 |
| C1, 5 |
Thông hiểu | - Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản. - Mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới |
| 2 |
| C17, 20 | |
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ |
| 7 | 1 |
| ||
5. Khái quát về gia công cơ khí | Nhận biết | - Trình bày được khái niệm các phương pháp gia công cơ khí |
| 1 |
| C9 |
Thông hiểu | - Phân loại được các phương pháp gia công cơ khí |
| 1 |
| C28 | |
6. Một số phương pháp gia công cơ khí (không phôi, cắt gọt) | Nhận biết | - Nêu được khái niệm một số phương pháp gia công cơ khí |
| 2 |
| C11, 16 |
Thông hiểu | - Tóm tắt và nêu được đặc điểm cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí. |
| 1 |
| C18 | |
Vận dụng cao | So sánh được một số phương pháp gia công cơ khí |
|
|
|
| |
7. Quy trình công nghệ gia công chi tiết | Nhận biết | Kể tên được các bước trong quy trình công nghệ gia công chi tiết |
| 1 |
| C6 |
Thông hiểu | Mô tả được quy trình công nghệ gia công chi tiết. |
| 1 |
| C23 | |
Vận dụng | Lập được quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản. | 1 |
| C1 |
| |
Sản xuất cơ khí | 1 | 10 |
|
| ||
10. Quá trình sản xuất cơ khí | Nhận biết | Kể tên được các bước của quá trình sản xuất cơ khí. |
| 1 |
| C2 |
Thông hiểu | Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí. |
| 1 |
| C23 | |
11. Dây chuyền sản xuất tự động sử dụng robot công nghiệp | Nhận biết | Trình bày được khái niệm dây chuyền sản xuất tự động. |
| 2 |
| C4, 7 |
Thông hiểu | Mô tả được dây chuyền sản xuất tự động hoá có sử dụng robot công nghiệp. |
| 1 |
| C24 | |
12. Cách mạng công nghiệp 4.0 và tự động hóa quá trình sản xuất | Nhận biết | Nhận biết được mối quan hệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hoá quá trình sản xuất. |
| 2 |
| C13, 14 |
Thông hiểu | Trình bày được một số công nghệ 4.0 và tác động của chúng trong dây truyền sản xuất tự động. |
| 1 |
| C25 | |
13. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí | Nhận biết | Nêu được khái niệm về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí. Trình bày được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí |
| 1 |
| C15 |
Thông hiểu | Nêu và nhận thức được một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí |
| 1 |
| C18 | |
Vận dụng | Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động trong sản xuất cơ khí. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí. |
|
|
|
| |
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để đề xuất các biện pháp phòng ngừa mất an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong lĩnh vực sản xuất cơ khí | 1 |
| C2 |
|