Đề thi giữa kì 2 công nghệ cơ khí 11 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí cánh diều giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Công nghệ cơ khí 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bộ phận nào trong hệ thống cơ khí động lực có vai trò sinh ra công suất và momen kéo máy công tác?

  1. Nguồn động lực.
  2. Hệ thống truyền động.
  3. Máy công tác.
  4. Nguồn công tác và hệ thống truyền động.

Câu 2. Hệ thống truyền động nào thường dùng khi khoảng cách các cụm truyền xa nhau và có thể thay đổi vị trí, khoảng cách khi vận hành?

  1. Truyền động đai.
  2. Truyền động bánh răng.
  3. Truyền động các đăng.
  4. Truyền động điện.

Câu 3. Đâu không phải máy cơ khí động lực?

  1. Xe container.
  2. Xe đạp.
  3. Tàu hỏa.
  4. Xe cứu thương.

Câu 4. Xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng,…các thiết bị máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực là các công việc của nhóm nghề nào?

  1. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.
  2. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
  3. Chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực.
  4. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.

Câu 5. Nhóm nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực được làm việc ở đâu?

  1. Trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng.
  2. Phân xưởng, nhà máy sản xuất.
  3. Dây chuyển lắp ráp của nhà máy sản xuất.
  4. Viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất.

Câu 6. Công việc của người làm ngành nghề dưới đây là gì?

  1. Chế tạo ô tô trên máy tính.
  2. Cài đặt chế độ lắp ráp ô tô trên máy tính.
  3. Thiết kế ô tô trên máy tính.
  4. Lên kế hoạch bảo dưỡng ô tô.

Câu 7. Động cơ 1 hàng xilanh, động cơ chữ V,…là cách phân loại theo dấu hiệu đặc trưng nào của động cơ đốt trong?

  1. Theo số xi lanh.
  2. Theo nhiên liệu sử dụng.
  3. Theo chu trình công tác.
  4. Theo cách bố trí xilanh.

Câu 8. Hình vẽ dưới đây là mô hình động cơ đốt trong 4 xilanh, vị trí số (1) có tên là gì?

  1. Trục khuỷu.
  2. Thanh truyền.
  3. Thân máy.
  4. Nắp máy.

Câu 9. Các thông số kĩ thuật nào quan trọng và luôn được cho kèm cùng động cơ?

  1. Tốc độ quay, công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu.
  2. Tốc độ quay, công suất định mức và momen xoắn lớn nhất.
  3. Công suất động cơ, momen xoắn lớn nhất và mức tiêu thụ nhiên liệu.
  4. Tốc độ quay, công suất định mức và momen xoắn.

Câu 10. Thể tích toàn phần là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pít tông khi đỉnh pít tông ở ĐCD. Khi đó thể tích toàn phần Va được tính theo biểu thức nào?

  1. Va = Vc + Vs.
  2. Va = Vc - Vs.
  3. Va = Vc x Vs.
  4. Va = Vc/Vs.

Câu 11. Đâu là trạng thái của xu páp nạp và xu páp thải ở kì nạp trong chu trình làm việc của động cơ Diesel 4 kì?

  1. Xu páp nạp và xu páp thải vẫn mở.
  2. Xu páp nạp đóng và xu páp thải mở.
  3. Xu páp nạp mở và xu páp thải đóng.
  4. Xu páp nạp và xu páp thải vẫn đóng.

Câu 12. Để tạo thành buồng cháy cần những chi tiết nào?

  1. Nắp máy, xilanh, pít tông.
  2. Thân máy, xilanh, pít tông.
  3. Thân máy, thanh truyền, pít tông.
  4. Nắp máy, thanh truyền, pít tông.

Câu 13. Bộ phận nào nhận lực từ pít tông tạo momen quay kéo máy công tác và nhận momen từ bánh đà dẫn động thanh truyền, pít tông để thực hiện quá trình nạp, nén và thải?

  1. Thân máy và nắp máy.
  2. Xilanh và pít tông.
  3. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
  4. Cơ cấu phân phối khí.

Câu 14. Thân thanh truyền thường có tiết diện với hình dạng như thế nào?

  1. Tiết diện chữ I với kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to.
  2. Tiết diện chữ Y với kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to.
  3. Tiết diện chữ O với kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to.
  4. Tiết diện chữ H với kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to.

Câu 15. Hình vẽ dưới đây là sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van số (4) có nhiệm vụ gì?

  1. Đảm bảo ổn định áp suất dầu của hệ thống.
  2. Đảm bảo an toàn khi bầu lọc thô bị tắc, hỏng.
  3. Đảm bảo làm mát dầu.
  4. Đảm bảo dầu phun với tốc độ phù hợp.

Câu 16. Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, tại van hằng nhiệt nếu nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn giá trị giới hạn thì điều gì sẽ xảy ra?

  1. Van hằng nhiệt mở thông theo đường nước về ống phân phối.
  2. Van hằng nhiệt mở thông về két nước để nước quay về bơm tiếp tục đi làm mát động cơ.
  3. Van hằng nhiệt mở theo đường nước tắt về bơm để nước quay về bơm tiếp tục đi làm mát động cơ.
  4. Van hằng nhiệt mở thông về két nước.

Câu 17. Phương pháp làm mát theo kiểu tuần hoàn cưỡng bức được sử dụng ở động cơ nào?

  1. Động cơ cỡ nhỏ dùng trong nông nghiệp.
  2. Động cơ tĩnh tại.
  3. Động cơ đốt trong.
  4. Động cơ phản lực.

Câu 18. Ở kì nạp trong hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel, không khí đi qua những bộ phận nào?

  1. Đi qua bầu lọc không khí vào đường ống nạp và nạp vào xilanh.
  2. Đi qua bầu lọc không không khí vào đường ống cao áp và nạp vào xilanh.
  3. Đi qua đường ống nạp và nạp vào xilanh.
  4. Đi qua bơm cao áp và vòi phun.

Câu 19. Hình ảnh dưới đây thể hiện sơ đồ của hệ thống nào?

  1. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
  2. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp.
  3. Hệ thống nhiên liệu phun xăng.
  4. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường.

Câu 20. Đâu không phải là hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel?

  1. Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.
  2. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường.
  3. Hệ thống nhiên liệu Common Rail.
  4. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Vai trò của nguồn động lực là gì? Kể tên một số nguồn động lực phổ biến.

Câu 2 (2 điểm).

  1. a) Cho biết những ưu điểm khi xilanh được làm rời với thân xilanh.
  2. b) Vì sao động cơ có thể tích công tác càng lớn thì công suất càng lớn?

Câu 3 (1 điểm). Em hãy tìm hiểu và cho biết có những loại nước mát nào được sử dụng. Tại sao người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát?

Câu 4 (1 điểm). Động cơ Diesel có cần bugi đánh lửa như động cơ xăng hay không? Nếu không thì tại sao nhiên liệu diesel lại cháy được?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về cơ khí động lực (3 tiết)

1

1

2

 

 

 

 

 

3

1

1,75

2. Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực (1 tiết)

2

 

1

 

 

 

 

 

3

0

0,75

3. Khái quát về động cơ đốt trong (1 tiết)

1

 

1

 

 

 

 

 

2

1

0,5

4. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (2 tiết)

2

 

1

 

 

1

 

 

3

1

1,75

5. Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong (2 tiết)

2

 

1

1

 

 

 

 

3

1

1,75

6. Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát (2 tiết)

2

 

1

 

 

 

 

1

3

1

1,75

7. Hệ thống nhiên liệu (2 tiết)

2

 

1

 

 

1

 

 

3

1

1,75

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

0

2

0

1

20

5

10

Điểm số

3

1

2

1

0

2

0

1

5

5

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

 

5

20

 

 

1. Khái quát về cơ khí động lực

Nhận biết

- Nêu được cấu tạo chung hệ thống cơ khí động lực.

- Nêu được vai trò các bộ phận chính của máy cơ khí động lực.

- Nhận biết một số phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

1

1

C1

C1

Thông hiểu

 

- Hiểu được ý nghĩa của vai trò các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực.

- Phân biệt được máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực với các loại máy móc khác.

 

2

 

C2,3

2. Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực

Nhận biết

 

- Nhận biết được mô tả chung, các nghề nghiệp chủ yếu tham gia thực hiện cùng các yêu cầu về các ngành đào tạo, để đáp ứng tốt các yêu cầu của nhóm công việc thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.

- Nhận biết được mô tả chung, các nghề nghiệp chủ yếu tham gia thực hiện và các yêu cầu về ngành đào tạo phù hợp với nhóm công việc chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực.

- Nhận biết được mô tả chung, các nghề nghiệp chủ yếu tham gia thực hiện và các yêu cầu về ngành đào tạo phù hợp với nhóm công việc lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.

- Nhận biết được mô tả chung, các nghề nghiệp chủ yếu tham gia thực hiện và các yêu cầu về ngành đào tạo phù hợp với nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.

 

2

 

C4,5

Thông hiểu

 

- Hiểu được các ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực.

 

1

 

C6

3. Khái quát về động cơ đốt trong

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.

- Phân loại được các loại động cơ đốt trong.

 

1

 

C7

Thông hiểu

- Mô tả được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.

 

1

 

C8

4. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Nhận biết

- Nhận biết được một số khái niệm/thuật ngữ cơ bản của động cơ đốt trong.

- Nhận biết được khái niệm các thông số cơ bản của động cơ đốt trong.

 

2

 

C9,10

Thông hiểu

- Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì và 4 kì.

 

1

 

C11

Vận dụng

- Giải thích được ý nghĩa một số thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ đốt trong.

1

 

C2b

 

5. Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

Nhận biết

- Nhận biết được nhiệm vụ của thân máy và nắp máy.

- Nhận biết được nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Nhận biết được nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.

 

2

 

C12,13

Thông hiểu

- Hiểu được đặc điểm cấu tạo thân máy và nắp máy.

- Hiểu được cấu tạo các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Phân loại và hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.

1

1

C2a

C14

6. Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

Nhận biết

- Nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- Nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.

- Nêu được cấu tạo nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí.

 

2

 

C15,16

Thông hiểu

- Hiểu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn.

- Hiểu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.

 

1

 

C17

Vận dụng cao

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các kiến thức liên quan đến hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.

1

 

C3

 

7. Hệ thống nhiên liệu

Nhận biết

- Nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.

- Nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu phun xăng.

- Nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường.

- Nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp.

 

2

 

C18,19

Thông hiểu

- Hiểu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- Hiểu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống nhiên liệu Diesel.

 

1

 

C20

Vận dụng

- Giải thích được các kiến thức liên quan đến hệ thống nhiên liệu.

1

 

C4

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ cơ khí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay