Đề thi cuối kì 2 địa lí 11 chân trời sáng tạo (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 11 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Địa lí 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:
A. bị tàn phá nặng nề.
B.trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.
C.tăng trưởng và phát triển nhanh.
D.được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 2. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do:
A.Tiết kiệm nguyên liệu, lợi nhuận cao.
B. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
C.Có nguồn lao động dồi dào.
D.Không nhập khẩu được các sản phẩm chất lượng cao.
Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm ngành nông nghiệp Nhật Bản?
A. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP.
B.Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại có quy mô lớn.
C.Nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
D.Sử dụng ít lao động, đạt năng suất và chất lượng cao.
Cho bảng số liệu – Sử dụng trong câu 4 và câu 5
Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cân thương mại
của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2015 | 2020 |
Xuất khẩu | 519,9 | 667,5 | 859,2 | 775,0 | 785,4 |
Nhập khẩu | 452,1 | 599,8 | 782,1 | 799,7 | 786,2 |
Cán cân thương mại | 67,8 | 67,7 | 77,1 | -24,7 | -0,8 |
(Nguồn: WB,2021)
Câu 4. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt:
A. 50,0%. B.49,2%. C. 52,7%. D.52,5%
Câu 5. Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2010?
A.Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
B.Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.
C.Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
D.Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.
Câu 6. Các vùng biển như biển Hoa Đông, Hoàng Hải thuộc đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương. D.Bắc Băng Dương.
Câu 7. Ý nào dưới đây đúng khi nói về khí hậu của Trung Quốc?
A. Kiểu khí hậu núi cao có đặc trưng là tuyết phủ quanh năm.
B. Khí hậu miền Đông ôn hòa so với miền Tây.
C.Miền Tây có khí hậu gió mùa, miền Đông có khí hậu hải dương.
D. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới.
Câu 8. Các làng xã ở nông thôn của Trung Quốc có nhiều thay đổi tích cực chủ yếu do
A.chú trọng đào tạo lao động nông thôn.
B.chính sách công nghiệp hóa nông thôn.
C. thị trường hàng hóa được mở rộng.
D.tăng cường đầu tư phát triển giáo dục.
Câu 9. Chính sách hiện đại hóa của Trung Quốc vào cuối thập niên 70 của thế kỉ XX tập trung vào 4 lĩnh vực nào dưới đây?
A. Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật và quốc phòng.
B. Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và giao thông vận tải.
C. Nông nghiệp, dịch vụ, thương mại và cơ sở hạ tầng.
D. Nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và quốc phòng.
Câu 10. Ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc vì:
A.đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt nên diện tích trồng trọt nhiều.
B. không bị lũ lụt, khí hậu ôn hòa quanh năm, ít bão.
C.có các đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, sông ngòi nhiều nước.
D.khoáng sản phong phú dồi dào, dân cư đông đúc.
Câu 11. Ý nào dưới đây đúng khi nói về ngành nông nghiệp của Trung Quốc?
A.Cây công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt.
B.Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.
C. Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng trên 50% cơ cấu ngành nông nghiệp.
D.Nông nghiệp có sản lượng cao nhờ liên tục mở rộng diện tích sản xuất.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng về nguyên nhân vùng duyên hải Trung Quốc phát triển kinh tế?
A. Vị trí địa lí ven biển tạo điều kiện giao thương với các nước khác.
B. Cơ sở kĩ thuật được đầu tư.
C. Không bị ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt…
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vị trí địa lí và lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi?
A. Nằm ở cả hai bán cầu Bắc và Nam.
B. Chiếm khoảng 4,0% diện tích châu Phi.
C. Có chung biên giới trên đất liền với 6 quốc gia.
D. Có đường bờ biển kéo dài hơn 3000 km².
Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng với dãy núi Đrê-ken-béc ở Cộng hòa Nam Phi?
A. Gồm các dải núi thấp chạy song song.
B. Nằm ở tận cùng phía nam đất nước.
C. Đất đai ở các thung lũng khá màu mỡ.
D. Có một số đỉnh núi cao trên 3000m.
Câu 15. Ngành công nghiệp nào ở Cộng hòa Nam Phi chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu hàng sản xuất mỗi năm?
A.Sản xuất ô tô. B. Điện tử - tin học.
C. Hóa chất. D. Thực phẩm.
...........................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Nhật Bản là quốc gia có trữ lượng các loại tài nguyên khoáng sản nhỏ. Các khoáng sản chính của Nhật Bản là: Than đá (trữ lượng không nhiều), dầu mỏ, khí tự nhiên, đồng, vàng, sắt, chì-kẽm,…có trữ lượng không đáng kể.
a) Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản.
b) Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại tài nguyên khoáng sản.
c) Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản do công nghiệp phát triển mạnh.
d) Tài nguyên khoáng sản của Nhật Bản gây khó khăn cho phát triển công nghiệp.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, có nhiều núi và cao nguyên đồ sộ. Đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. Miền Tây có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất. Khí hậu lục địa, lượng mưa ít, nhiệt độ chênh lệch khá lớn giữa ngày và đêm và các mùa.
a) Miền Tây Trung Quốc chủ yếu là địa hình cao.
b) Miền Tây Trung Quốc ít có điều kiện để trồng cây lương thực.
c) Khí hậu Miền Tây Trung Quốc có tính chất khô hạn.
d) Khí hậu miền Tây Trung Quốc không có sự phân hóa theo độ cao.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Để kiểm soát tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã áp dụng chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 con (chính sách một con). Tuy nhiên, sau 35 năm thực hiện, do thiếu hụt nguồn lao động, mất cân bằng giới tính trầm trọng và tình trạng già hóa dân số, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các gia đình sinh con thứ hai vào năm 2016 và khuyến khích sinh con thứ ba vào năm 2021.
a) Trung Quốc có lực lượng lao động rất ít, nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động.
b) Trung Quốc có tỉ lệ nữ quá cao so với nam dẫn đến mất cân bằng giới tính trầm trọng.
c) Mất cân bằng giới tính có ảnh hưởng tiêu cực đến đặc điểm nguồn lao động, việc làm, văn hóa – xã hội của Trung Quốc.
d) Dân số Trung Quốc đang tăng rất nhanh nhờ chính sách khuyến khích sinh con thứ ba.
...........................................
Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1970 - 2020
1970 | 1980 | 1990 | 2000 | 2010 | 2020 | |
Số dân (triệu người) | 103,4 | 116,8 | 123,5 | 126,9 | 128,0 | 126,2 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính số dân của Nhật Bản giảm đi trong giai đoạn 2010 – 2020? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của triệu người)
Câu 2. Cho một số thông tin về Nhật Bản:
- Diện tích: 378,0 nghìn km2
- Dân số năm 2020 là 126,2 triệu người
Tính mật độ dân số của Nhật Bản năm 2020 (người/km2)? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của người/km2)
Câu 3. Năm 2020 giá trị xuất khẩu của Trung Quốc là 2723,3 tỉ USD, nhập khẩu 2357,1 tỉ USD tính cán cân xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2020. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tỉ USD)
Câu 4. Năm 2020 sản lượng thủy sản khai thác của Trung Quốc là 12,7 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng là 52,3 triệu tấn. Tính tỉ trọng thủy sản nuôi trồng của Trung Quốc năm 2020? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
...........................................
TRƯỜNG THPT.........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu địa lí | 6 | 4 | 2 | 1 | 1 | ||||
Nhận thức và tư duy địa lí | 2 | 4 | 1 | 4 | 2 | 1 | 1 | ||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 2 | 2 | 2 | |||||
TỔNG | 8 | 9 | 1 | 4 | 4 | 4 | 0 | 4 | 6 |
18 | 12 | 6 |
TRƯỜNG THPT.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Tìm hiểu địa lí | Nhận thức và tư duy địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN trả lời ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN trả lời ngắn (số câu) | ||
NHẬT BẢN | 6 | 4 | 2 | 6 | 4 | 2 | ||||
Bài 24. Kinh tế Nhật Bản | Nhận biết | – Trình bày được sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế | C4 | |||||||
Thông hiểu | - So sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật | 1 | C5 | |||||||
Vận dụng | - Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. | 1 | 4 | 2 | C6 | C1a, C1b, C1c, C1d | C1, C2 | |||
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA | 6 | 8 | 2 | 6 | 8 | 2 | ||||
Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc | Nhận biết | - Trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư xã hội. | 1 | C7 | ||||||
Thông hiểu | – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh - xã hội. - Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội. | 1 | 4 | C8 | C2a, C2b, C2c, C2d | |||||
Vận dụng | - Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. | 1 | C9 | C3 | ||||||
Bài 27. Kinh tế Trung Quốc | Nhận biết | – Trình bày được đặc điểm chung phát triển kinh tế, sự phát triển phân bố của một số ngành kinh tế và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. | 1 | C10 | ||||||
Thông hiểu | - Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế. | 1 | C11 | |||||||
Vận dụng | Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. | 4 | 1 | C12 | C3a, C3b, C3c, C3d | C4 | ||||
CỘNG HÒA NAM PHI | 4 | 4 | 2 | 4 | 4 | 2 | ||||
Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi | Nhận biết | - Trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư xã hội. | 1 | C13 | ||||||
Thông hiểu | - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội. | 1 | 4 | C14 | C4a, C4b, C4c, C4d | |||||
Vận dụng | - Đọc được bản đồ, rút ra được nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. | 1 | 1 | C15 | C5 | |||||
Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi | Nhận biết | Trình bày được khái quát sự phát triển nền kinh tế. | 1 | C16 | ||||||
Thông hiểu | Phân tích được các điểm nổi bật của các ngành kinh tế. | 1 | C17 | |||||||
Vận dụng | - Đọc được bản đồ, rút ra được nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. | 1 | C18 | C6 |