Đề thi giữa kì 1 địa lí 11 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 11 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Địa lí 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo

 

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng

  1. 21 triệu km2. B. 22 triệu km2. C. 20 triệu km2.               D. 23 triệu km2.

Câu 2. WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

  1. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Liên minh châu Âu.
  2. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Câu 3. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh

  1. sự phát triển của con người trên các phương diện sức khỏe, giáo dục và thu nhập.
  2. trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  3. trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.
  4. chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội.

Câu 4. Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

  1. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  2. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
  3. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  4. Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 5. Liên hợp quốc được thành lập vào năm nào?

  1. 1995. B. 1944. C. 1989.                          D. 1945.

Câu 6. Năm 2021, thế giới có khoảng bao nhiêu người bị đói, thiếu dinh dưỡng?

  1. 2,1 tỉ. B. 2,2 tỉ. C. 2,3 tỉ.                          D. 2,4 tỉ.

Câu 7. Ngành đóng góp nhiều nhất trong GDP là

  1. nông, lâm nghiệp và thủy sản. B. công nghiệp và xây dựng.
  2. dịch vụ. C. thuế sản phẩm.

Câu 8. Câu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm xã hội của các nước đang phát triển?

  1. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp.
  2. Phần lớn có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hóa.
  3. Độ thị hóa diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị cao.
  4. Điều kiện giáo dục, y tế tốt, dễ tiếp cận.

Câu 9. Quốc gia nào dưới đây có chỉ số GNI/người ở mức cao?

  1. Anh. B. In - đô - nê - xi - a. C. Việt Nam.                            D. Phi - lip - pin.

Câu 10. Chọn đáp án sai. Thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là

  1. sự cạnh tranh của thị trường thế giới.
  2. tài nguyên và môi trường phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
  3. chất lượng cơ sở hạ tầng còn thấp.
  4. tăng trưởng kinh tế không bền vững.

Câu 11. Cơ cấu GDP khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

  1. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp. B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường.
  2. Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. D. Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp.

Câu 12. Việt Nam không nằm trong tổ chức nào sau đây?

  1. UN. B. EU. C. WTO.                         D. IMF.

Câu 13. Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ La tinh là

  1. phát triển ổn định và tự chủ. B. xuất khẩu hàng công nghiệp.
  2. có tốc độ tăng trưởng cao. D. tốc độ phát triển không đều.

Câu 14. Hành động nào sau đây phá hoại hòa bình thế giới?

  1. Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
  2. Tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và biển.
  3. Tham gia Lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.
  4. Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.

Câu 15. Biểu hiện toàn cầu hóa, khu vực hóa lĩnh vực tài chính ở Việt Nam là

  1. mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, hạt điều…
  2. thanh toán quốc tế bằng thẻ VISA, tín dụng quốc tế…
  3. các tiêu chuẩn ISO trong sản xuất công nghiệp.
  4. một số công ty đa quốc gia đặt ở Việt Nam như Samsung, Unilever…

Câu 16. Mỹ Latinh có tỉ lệ dân cư đô thị cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Điều kiện sống ở các thành phố lớn rất thuận lợi.
  2. Chiến tranh ở các vùng nông thôn xảy ra nhiều nơi.
  3. Công nghiệp ở đô thị phát triển với tốc độ nhanh.
  4. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.

Câu 17. Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?

  1. Châu Á. B. Châu Phi. C. Châu Âu.                    D. Châu Mĩ.

Câu 18. Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2020 là

  1. 0,482. B. 0,588. C. 0,703.                         D. 0,710.

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ La tinh?

  1. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
  2. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 20. Vì sao Liên Hợp Quốc vẫn coi Qatar - một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới (năm 2020 ở mức gần 56 nghìn USD) là một nền kinh tế đang phát triển?

  1. Vì quốc gia này không có rừng, phần lớn diện tích là sa mạc.
  2. Vì phần lớn dân số quốc gia này là người nhập cư.
  3. Vì quốc gia này có sự bất bình đẳng về thu nhập trong các nhóm dân cư.
  4. Vì giá xăng của quốc gia này rẻ (khoảng 0,5 USD/lít năm 2020).
  5. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

Câu 2. (3,0 điểm)

  1. (1,5 điểm) Trình bày ảnh hưởng vị trí địa lí đến kinh tế khu vực Mỹ La tinh.
  2. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH NĂM 2010 VÀ 2020

(Đơn vị: %)

           GDP

Năm

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

4,7

29,1

55,7

10,5

2020

6,5

28,3

60,3

4,9

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và năm 2020.

- Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP trên.


 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

3

 

1

 

2

 

 

 

6

 

1,5

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

 

Câu 1

1

 

1

 

 

 

2

1

2,5

Một số tổ chức quốc tế và khu vực

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0,75

Một số vấn đề an ninh toàn cầu

1

 

1

 

 

 

1

 

3

 

0,75

Khu vực Mỹ La tinh

2

 

2

Ý 1, câu 2

1

Ý 2, câu 2

1

Ý 3, câu 2

6

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

8

 

6

 

 

 

2

 

20

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

1,5

1,0

1,0

0,5

0,5

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Nhận biết

- Chỉ ra khái niệm các chỉ tiêu phân chia các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Chỉ ra ngành đóng góp nhiều nhất trong GDP.

- Chỉ ra đặc điểm về xã hội của các nước.

 

3

 

 

C3

 

 

C7

 

C8

Thông hiểu

Chỉ ra được quốc gia có GNI/người ở mức cao.

 

1

 

C9

Vận dụng

- Chỉ ra được chỉ số HDI của Việt Nam năm 2020.

- Giải thích vì sao Liên hợp quốc vẫn coi Qatar - một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới là một nền kinh tế đang phát triển.

 

2

 

C18

 

 

 

 

 

C20

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Nhận biết

- Trình bày được hệ quả toàn cầu hóa kinh tế.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Chỉ ra cơ hội, thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.

 

1

 

C10

Vận dụng

Ví dụ biểu hiện toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

 

1

 

C15

Một số tổ chức quốc tế và khu vực

Nhận biết

- Nhận biết một số tổ chức quốc tế và khu vực.

- Nhận biết năm thành lập của các tổ chức.

 

1

 

C2

 

C5

Thông hiểu

Chỉ ra được Việt Nam không tham gia tổ chức nào.

 

1

 

C12

 

Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Nhận biết

Nhận biết số lượng người bị đói, thiếu dinh dưỡng trên thế giới năm 2021.

 

1

 

C6

Thông hiểu

Chỉ ra hành động phá hoại hòa bình thế giới.

 

1

 

C14

Vận dụng

Liên hệ vấn đề bảo vệ an ninh toàn cầu.

 

1

 

C17

Khu vực Mỹ La tinh

Nhận biết

- Xác định được vị trí, địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh.

 

2

 

C1

C4

Thông hiểu

- Chỉ ra được cơ cấu GDP khu vực Mỹ La tinh chuyển dịch theo hướng nào.

- Chỉ ra được đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ La tinh.

- Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh.

1 ý

2

C2a

C11

 

 

 

 

C13

Vận dụng

- Chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu Mỹ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị cao.

- Chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu làm tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ La tinh.

- Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và 2020, so sánh nhận xét.

2 ý

2

C2b

C16

 

 

C19

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay